top

Danh mục sản phẩm

Vắc xin nào an toàn và tốt nhất trong phòng bệnh Covid – 19?

02/08/2021 16:52
Vắc xin nào an toàn và tốt nhất trong phòng ngừa Covid – 19?
Tính đến nay, sau gần 2 năm xuất hiện, dịch Covid – 19 đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự có mặt của các biến chủng mới với tốc độ lây lan nhanh hơn khiến dịch diễn biến phức tạp, khó lường, gây ra nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát, dập dịch của các nước.
Trước tình hình cấp bách của đại dịch, một số tập đoàn dược phẩm lớn trên Thế giới đã không ngừng chạy đua với thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất thành công một số loại vắc xin. Tiêu biểu phải kể đến vắc xin của Pfizer & BioNTech, Moderna của Mỹ, Astra Zeneca, Sputnik V của Nga …
cac-loai-vac-xin-phong-benh-covid-19
Các loại vắc xin phòng Covid - 19 phổ biến hiện nay
Hiện nay, các nước đều gấp rút triển khai chương trình tiêm vắc xin trên diện rộng cho người dân. Tuy nhiên, do nguồn cung hạn chế nên số lượng người được tiêm vắc xin chưa cao.
Ở nước ta, chính phủ và ngành y tế đang ưu tiên nguồn lực vắc xin cho Thành phố Hồ Chí Minhcác tỉnh phía Nam do tình hình dịch ở các địa phương này đang diễn biến hết sức phức tạp. Song song đó, Hà Nội và các tỉnh thành khác cũng đồng loạt triển khai chương trình tiêm vắc xin cho người dân.
Mặc dù trong tình trạng khan hiếm vắc xin nhưng môt số người dân vẫn chần chừ, ngần ngại trong việc quyết định tiêm. Vì họ cho rằng vắc xin này không tốt bằng vắc xin kia, tác dụng phụ nguy hiểm, không an toàn khi tiêm. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Vắc xin nào tốt và an toàn nhất?
Quay trở lại với các loại vắc xin vừa nêu, hiện ở Việt Nam đa số người dân được tiêm vắc xin của AstraZenecaPfizer & BioNTech theo các nguồn cung khác nhau: viện trợ của Chính phủ các nước và các Tổ chức quốc tế, Bộ Y Tế đặt mua của các hãng sản xuất vắc xin …
Rất nhiều người cho rằng: vắc xin của AstraZeneca có hiệu quả bảo vệ kém hơn và nhiều tác dụng phụ hơn vắc xin của Pfizer & BioNTech đặc biệt là về vấn đề đông máu. Nên khi được tiếp cận với vắc xin của AstraZeneca, họ có tâm lý e ngại, chần chừ không muốn tiêm. Vậy thực hư của vấn đề này ra sao?
1. Thứ nhất: Vấn đề an toàn của hai loại vắc xin trên
Rất nhiều ý kiến cho rằng vắc xin của AstraZeneca có tỉ lệ gây đông máu nhiều hơn vắc xin Pfizer. Điều này là không chính xác, số liệu thống kê cho thấy:
Tại Australia, tính từ thời điểm bắt đầu triển khai tiêm vắc xin AstraZeneca (tháng 7/2021), đã có 10,1 triệu liều vắc xin được tiêm cho người dân, trong đó mới ghi nhận 5 ca tử vong liên quan đến vấn đề đông máu. Đây là một tỉ lệ rất thấp.
Để biết chi tiết hơn về tỉ lệ các ca đông máu của 2 loại vắc xin trên, chúng ta cùng phân tích số liệu thu thập của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (European Medicines Agency), viết tắt là EMA. Theo cơ quan này:
Tính đến ngày 04/04/2021 đã có 34 triệu người được tiêm vắc xin AstraZeneca, trong số đó ghi nhận 169 trường hợp đông máu. Tính ra, nguy cơ đông máu của vắc xin này là 0,0005% (cứ 1 triệu người tiêm phòng thì có 5 người gặp hiện tượng đông máu).
Tỉ lệ gây đông máu của vắc xin Pfizer
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh): Từ 20/01/2020 đến 25/03/2021 đã có khoảng 366.869.000 người được tiêm vắc xin Pfizer, nguy cơ gây đông máu của vắc xin này là 0,0006% (cứ 1 triệu người tiêm phòng thì có 6 người gặp hiện tượng đông máu).
tac-dung-phu-cua-vac-xin-phong-covid-19
Tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca và Pfizer
Rất nhiều người nghĩ rằng vắc xin của AstraZeneca có nhiều phản ứng phụ nguy hiểm hơn vắc xin Pfizer, nhưng đó chỉ là cảm tính, không đúng với thực tế. Số liệu thu thập được từ Australia trong quá trình tiêm hai loại vắc xin trên cho thấy: sau khi tiêm liều thứ 2, tỉ lệ số ca gặp phản ứng phụ phải nhập viện hay cần đến bác sĩ của vắc xin AstraZeneca là 0,7% (7 trên 1.000 người), con số này ở Pfizer là 1,8% (18 trên 1.000 người). Số liệu trên cho thấy xác suất phản ứng phụ của hai loại vắc xin trên là gần tương đương nhau.
2. Thứ 2: về hiệu quả bảo vệ của vắc xin
Theo công bố của nhà sản xuất thì hiệu quả của vắc xin AstraZeneca là 72%, của vắc xin Pfizer là 95%. Dựa theo hai con số trên thì rất nhiều người nhầm tưởng rằng: vắc xin Pfizer có hiệu quả hơn vắc xin AstraZeneca. Thực tế không phải như vậy.
Các Nhà nghiên cứu giải thích vấn đề này như sau:
Hai loại vắc xin trên được thử nghiệm trên 2 nhóm chứng khác nhau (không cùng trên một nhóm thử nghiệm) nên sự khác biệt về hiệu quả của 2 vắc xin không phản ánh được vắc xin nào có hiệu quả cao hay thấp hơn vắc xin nào.
Để so sánh hiệu quả giữa 2 loại vắc xin thì phải làm nghiên cứu thử nghiệm cả 2 vắc xin trên cùng một nhóm chứng (cùng một đối tượng thử nghiệm) thì mới thấy được sự khác biệt. Nhưng một nghiên cứu như thế sẽ không bao giờ thực hiện được.
Để so sánh hiệu quả của hai loại vác xin trên, nhóm nghiên cứu của Đại học Oxford đã phân tích hiệu quả của vắc xin trong cộng đồng. Sau khi phân tích dữ liệu từ 373.402 trường hợp được tiêm vắc xin Pfizer và AstraZeneca họ thấy rằng:
Vắc xin Pfizer giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh 67% sau 21 ngày tiêm mũi 1 (khoảng tin cậy 95%: từ 61 đến 72%).
Vắc xin AstraZeneca giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh 64% sau 21 ngày tiêm mũi 1 (khoảng tin cậy 95%: từ 55 đến 70%).
Như vậy có thể thấy hiệu quả của 2 loại vắc xin trên là gần như nhau. Qua các số liệu thống kê và phân tích trên có thể rút ra kết luận:
Nguy cơ gây đông máu khi tiêm vắc xin phòng Covid – 19 là rất thấp, gần như không có sự khác biệt: 5 trên 1 triệu đối với vắc xin AstraZeneca và 6 trên 1 triệu đối với vắc xin Pfizer
Hiệu quả bảo vệ, ngăn ngừa lây nhiễm của hai loại vắc xin là gần tương đương nhau: của AstraZeneca là (55 – 70%), của Pfizer là (61 – 72%).
nen-tiem-vac-xin-cua-astrazeneca-hay-pfizer
Bảng so sánh tác dụng của vắc xin AstraZeneca và Pfizer
Để giúp bạn đọc hiểu về lí do tại sao không thể so sánh hiệu quả giữa các loại vắc xin với nhau. Các nhà khoa học đưa ra một số lí do như sau:
1) Khi nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của vắc xin, thiết kế thường không cho phép so sánh hiệu quả giữa các vắc xin với nhau. Ví dụ như đối với vắc xin Pfizer được đánh giá hiệu quả bảo vệ qua so sánh tỉ lệ nhiễm bệnh của nhóm người được tiêm vắc xin này và nhóm chứng X, còn đối với vắc xin AstraZeneca, các nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả thông qua việc so sánh nhóm người được tiêm vắc xin này và nhóm chứng Y. Hai nhóm chứng X, Y độc lập và khác nhau hoàn toàn nên không thể so sánh hiệu quả của hai loại vắc xin trên hai nhóm chứng (hai đối tượng thử nghiệm) khác nhau.
Để so sánh hiệu quả của hai loại vắc xin một cách khoa học, người ta phải thực hiện nghiên cứu “head – to - head”. Tức là so sánh tác dụng của hai vắc xin trực tiếp trong cùng một nghiên cứu trên cùng một nhóm chứng (một đối tượng) chung. Điều này thường hiếm khi xảy ra do các công ty không muốn so sánh sản phẩm của mình với các hãng khác và cũng khó đạt được thỏa thuận thử nghiệm chung với nhau.
2) Đối tượng thử nghiệm vắc xin (thường là những tình nguyện viên) trong các nghiên cứu thường rất khác nhau. Mỗi loại vắc xin thường chọn một nhóm tình nguyện viên riêng, hoàn toàn độc lập với các vắc xin khác.
Với vắc xin AstraZeneca, họ chọn đối tượng thử nghiệm là những tình nguyện viên đến từ Anh, Nam Phi và Brazil. Còn Pfizer, họ chọn tình nguyện viên là những người ở Đức và Mỹ.
AstraZeneca thử nghiệm trên người trưởng thành từ 18 – 55 tuổi ở Anh và 18 – 65 tuổi ở Nam Phi và không nhắc đến tiêu chuẩn loại trừ đối tượng có liên quan đến bệnh lý đi kèm. Còn Pfizer thực hiện trên các nhân viên y tế và những người khác trong cộng đồng nhưng loại bỏ những người có bệnh nền.
Đối tượng thử nghiệm của các loại vắc xin khác nhau về đặc điểm sinh học (chủng người tham gia: châu Âu, châu Mỹ, châu Phi …), đặc điểm của hệ thống y tế và thành phần kinh tế nên chắc chắn có sự khác nhau về hiệu quả của các thử nghiệm. Sự khác biệt này có khi không liên quan đến vắc xin và cũng không thể so sánh trực tiếp với nhau được.
3) Một lý do khác khiến việc so sánh hiệu quả giữa các loại vắc xin rất khó là cách thức nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu khác nhau nên sẽ cho ra kết quả khác nhau. Mỗi nơi sử dụng một loại mô hình thống kê để áp dụng cho việc phân tích hiệu quả của vắc xin. Những mô hình này lại thích hợp cho những tình huống riêng. Việc áp dụng các tham số kỹ thuật khác nhau cũng khiến kết quả khác nhau. Ví dụ ngay trong cùng một trường dữ liệu, nếu sử dụng hai mô hình phân tích khác nhau thì có thể cho ra hai kết quả không giống nhau. Việc chọn ra mô hình thống kê thích hợp hay không tùy thuộc vào năng lực của nhà nghiên cứu.
hieu-qua-cua-cac-loai-vac-xin-phong-benh-covid-19
Hiệu quả của các loại vắc xin phòng Covid - 19 dựa trên việc phân tích dữ liệu
4) Một yếu tố cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả của vắc xin là sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm virus giữa các quần thể thử nghiệm. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về hiệu quả của vắc xin. Tỷ lệ nhiễm virus khác nhau dẫn tới số ca nhiễm khác nhau giữa các nghiên cứu. Số ca nhiễm khác nhau dẫn đến kết quả và độ tin cậy của vắc xin khác nhau.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, như hiện nay, các nhà chuyên môn khuyên người dân nên được tiêm phòng vắc xin phòng Covid – 19. Đó là biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình hữu hiệu nhất. Các loại vắc xin như AstraZeneca, Pfizer BioNTech và moderna đều được nghiên cứu bài bản, thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng, được giới khoa học đánh giá cao về độ tin cậy, tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy chúng ta hãy yên tâm thực hiện việc tiêm chủng khi có cơ hội tiếp cận. Không nên có tâm lý chờ đợi “vắc xin xịn” vì không có khái niệm như thế, các loại vắc xin được phê duyệt đều phải an toàn cho người sử dụng. Khi tiêm vắc xin, người dân cần lưu ý một số vấn đề như: chọn những địa điểm tiêm chủng uy tín được Nhà nước chỉ định (thường là các bệnh viện có đủ điều kiện về trang thiết bị và nhân lực, đặc biệt phải có máy móc và y bác sĩ để có thể cấp cứu cho người bệnh trong trường hợp xảy ra biến chứng sau khi tiêm, nhất là sốc phản vệ). Sau khi tiêm, các cá nhân nên lưu lại cơ sở tiêm từ 30 phút đến 1 giờ đề theo dõi các phản ứng sau tiêm.
sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-phai-lam-gi
Những điều cần lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin Covid - 19
Việc tiêm chủng không những giúp bảo vệ người dân mà còn góp phần tạo ra miễn dịch cộng đồng, đó mới là ý nghĩa to lớn của chiến dịch tiêm chủng.
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7