top

Danh mục sản phẩm

Triglyceride là gì? Xét nghiệm Triglyceride nhằm mục đích gì? Chỉ số Glyceride bao nhiêu là cao? Glyceride cao có nguy hiểm không?

18/05/2024 14:48
Triglyceride là gì?
Xét nghiệm Triglyceride nhằm mục đích gì?
Chỉ số Triglyceride bao nhiêu là cao?
Triglyceride cao có nguy hiểm không?
1. Triglyceride là gì?
Triglyceride hay còn gọi là lipid là một loại chất béo trung tính trong máu, chất béo này có nhiều trong các loại mỡ động vật và dầu thực vật mà chúng ta vẫn tiêu thụ hằng ngày thông qua ăn uống. Trong cơ thể người, gan chính là bộ phận tạo ra triglyceride.
Vai trò của triglyceride là cung cấp năng lượng cho các tế bào hoạt động. Triglyceride chứa ba loại axít béo (axít béo bão hòa, axít béo không bão hòa và một dạng đường đơn glucose), sau khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ đến ruột non, tại đây các axít béo được phân tách ra, sau đó kết hợp với cholesterol để tạo ra năng lượng.
chi-so-triglyceride-la-gi
Triglyceride là một thành phần của mỡ máu
Triglyceride được tạo ra như thế nào?
Triglyceride được tạo ra qua 2 nguồn khác sau: ngoại sinh và nội sinh
Ngoại sinh
Phần lớn lượng triglyceride trong cơ thể được cung cấp từ bên ngoài thông qua chế độ ăn hàng ngày. Triglyceride chiếm đến 95% lượng chất béo có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
Nội sinh
Một lượng nhỏ triglyceride được tổng hợp và dự trữ ở gan.
Sự khác nhau giữa triglyceride và cholesterol
Triglyceridecholesterol đều là các loại mỡ máu. Tuy nhiên, vai trò của chúng khác nhau
- Triglyceride có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cần thiết.
- Cholesterol tham gia vào quá trình cấu trúc màng tế bào, sản xuất một số loại hormone cho cơ thể và hỗ trợ cho sự hoạt động của các tế bào sợi thần kinh.
2. Chỉ số glyceride bao nhiêu là cao?
Xét nghiệm triglyceride là một trong bốn chỉ số quan trọng trong chẩn đoán bệnh mỡ máu:
- Cholesterol toàn phần
- Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol)
- Cholesterol tỷ trọng cao (HDL – cholesterol)
- Triglyceride.
Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, có bốn mức đánh giá chỉ số triglyceride trong máu:
Mức bình thường: chỉ số glyceride dưới 150 mg/dL (1.7 mmol/L)
Mức khá cao: chỉ số glyceride từ 150 đến 199 mg/dL (tương ứng 1.8 – 2.2 mmol/L).
Mức cao: chỉ số glyceride từ 200 đến 499 mg/dL (tương ứng 2.3 – 5.6 mmol/L).
Mức rất cao: chỉ số glyceride trên 500 mg/dL (> 5.7 mmol/L).
chi-so-triglyceride-bao-nhieu-la-cao
Chỉ mức chỉ số triglyceride
3. Chỉ số xét nghiệm glyceride cao có nguy hiểm không?
Triglyceride luôn có ở trong máu do được chuyển hóa qua thức ăn hàng ngày và do gan tạo ra. Tuy nhiên, nếu nồng độ triglyceride trong máu cao sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh: bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ.
Các biến chứng của tăng triglyceride huyết (chỉ số triglyceride trong máu cao):
Đột quỵ
Người có nồng độ triglyceride trong máu cao kết hợp với lượng cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành) do động mạch bị xơ cứng, thành động mạch bị cứng và dày lên, cản trở quá trình lưu thông máu.
Lượng triglyceride trong máu cao làm hạn chế máu lên não (do các mảng xơ vữa gây hẹp thành mạch), các tế bào não bị tổn thương do nhận được ít oxy hơn dẫn đến nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Tăng huyết áp, bệnh tim mạch
Người có chỉ số triglyceride cao sẽ dẫn đến nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhất là ở những người đang bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc có nồng độ cholesterol tỷ trọng cao (HDL cholesterol) ở mức thấp. Xơ vữa động mạch là tình trạng trong thành mạch xuất hiện các mảng bám gây hẹp thành mạch, làm hạn chế quá trình lưu thông máu, dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Những người có chỉ số triglyceride cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với những người bình thường. Do các chất béo tích tụ trong lòng mạch máu gây cản trở quá trình vận chuyển oxy đến tim. Người trẻ tuổi, nếu lượng triglyceride trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với những người có chỉ số bình thường.
Theo PGS Võ Thành Nhân – Chủ tịch Hội Tim mạch TPHCM: rối loạn lipid máu (trong đó có tăng triglyceride) rất nguy hiểm đối với tim mạch vì nó khiến nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng 7.4 lần và nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng gấp 3 lần.
Viêm tụy
Những người có nồng độ triglyceride trong máu thường xuyên ở mức cao còn có nguy cơ bị viêm tụy cấp – một căn bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của viêm tụy cấp: nôn mửa, sốt, đau bụng dữ dội.
Tiểu đường tuýp 2
Theo Hội tim mạch Mỹ: mỡ máu và đái tháo đường có liên hệ mật thiết với nhau: có đến 70% bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bị rối loạn mỡ máu và ngược lại: những người có chỉ số triglyceride cao thì nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cũng cao hơn so với những người có chỉ số bình thường.
Gan nhiễm mỡ
Khi lượng triglyceride trong máu quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa lượng lipid đi vào gan và lượng lipid ra khỏi gan. Hậu quả là chúng bị lắng đọng ở gan gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ (không do rượu), với tình trạng này, sẽ có khoảng trên 10% trọng lượng gan được thay thế bằng các chất béo. Gan nhiễm mỡ lâu ngày sẽ tiến triển thành xơ gan, rồi sau đó có thể trở thành ung thư gan.
chi-so-triglyceride-cao-co-nguy-hiem-khong
Biến chứng do tăng triglyceride huyết
4. Nguyên nhân khiến chỉ số triglyceride trong máu tăng cao
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn rất khó xác định nguyên nhân cụ thể khiến lượng triglyceride trong máu tăng cao.
Một số yếu tố có thể khiến chỉ số triglyceride trong máu tăng cao như:
Di truyền
Tăng triglyceride còn mang yếu tố gia đình, đó là khi một loại gen trong cơ thể là Lipoprotein lipase (LPL) bị bất hoạt khiến gan sản xuất quá mức các lipoprotein tỷ trọng thấp. Điều này dẫn tới có quá nhiều triglyceride và lipoprotein tỷ trọng thấp. Rối loạn này có tính chất di truyền bởi yếu tố gen trội, bệnh nhân thường kèm theo các bệnh khác như: tăng huyết áp, béo phì, tăng đường huyết.
Lối sống không lành mạnh: 
- Hút thuốc lá
Các chuyên gia tim mạch đều khẳng định rằng: hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn lipid máu (mỡ thừa trong máu). 
Theo PGS. TS Phạm Nguyễn Vinh – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: thuốc lá có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hủy mỡ trong cơ thể. Quá trình vận chuyển mỡ trong cơ thể do hai loại cholesterol đảm nhiệm là HDL (High Density Lipoprotein) và LDL (Low Density Lipoprotein).
HDL tức cholesterol tỷ trọng cao, đây là loại cholesterol tốt cho cơ thể có nhiệm vụ vận chuyển mỡ từ các mô và lòng mạch máu về gan rồi đào thải ra ngoài.
LDL tức cholesterol tỷ trọng cao, đây là loại chotesterol xấu, vận chuyển mỡ theo chiều ngược lại (từ gan đến các mô và mạch máu) gây ra hiện tượng ứ đọng mỡ trong lòng mạch máu dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch.
Hút thuốc lá làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) và giảm lượng cholesterol tốt (HDL). Càng hút thuốc nhiều thì khả năng đào thải mỡ càng kém, lượng mỡ thừa xuất hiện trong máu càng nhiều dẫn đến xơ vữa mạch máu. Hiện tượng xơ vữa thường xảy ra trước ở các mạch máu não và mạch máu tim khiến dòng chảy của máu bị chặn lại dễ hình thành cục máu đông gây đột quỵ.
- Sử dụng rượu, bia
Thực tế cho thấy, có nhiều người bị tử vong sau khi uống rượu, bia. Theo Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng thuộc Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai): việc uống rượu bia sẽ làm tăng nồng độ triglyceride trong máu. Theo vị bác sĩ này, triglyceride cùng với LDL cholesterol là các yếu tố có liên quan đến sự tích tụ chất béo trong thành mạch dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ và mắc các bệnh về tim mạch.
Việc uống rượu bia sẽ kích thích gan sản xuất axít béo nhiều hơn khiến nồng độ triglyceride trong máu tăng lên, nếu kết hợp với các yếu tố khác như: tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, tiết canh, nội tạng động vật khiến nồng độ triglyceride tăng đột biến.
- Ít vận động thể chất (lười tập thể dục)
Như chúng ta đã biết, việc tập thể dục thể thao thường xuyên làm tăng quá trình trao đổi chất và quá trình đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Những người ít vận động dễ gặp phải tình trạng rối loạn lipid, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng và khả năng lưu thông máu. Khi lượng mỡ thừa không được sử dụng và đào thải sẽ tích tụ lại gây ra tình trạng tăng triglyceride huyết.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn ít rau xanh, hoa quả, tiêu thụ nhiều chất béo từ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, các loại đường fructose nhân tạo, carbonhydrate tinh chế.
Thừa cân, béo phì
Thống kê cho thấy có khoảng 70% số người thừa cân, béo phì bị rối loạn lipid máu đồng nghĩa với tăng triglyceride huyết.
Người bị thừa cân, béo phì thường dẫn đến tình trạng kháng insulin tức là tuyến tụy vẫn tiết ra insulin đều đặn nhưng các mô trong cơ thể lại ngừng phản ứng với insulin. Khi đó, insulin không thể báo hiệu được cho các mô để đốt cháy chất béo, đường (glucose) cũng không được đưa vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Lúc này, để bù đắp cho nguồn năng lượng bị thiếu hụt, gan buộc phải tích trữ nhiều a xít béo hơn từ thực phẩm, quá trình này tạo ra nhiều cholesterol xấu và khiến lượng triglyceride bị dư thừa nhiều hơn.
Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng tình trạng béo phì có thể kích hoạt và làm tăng hoạt động của các loại gen có tác dụng làm tăng triglyceride huyết, nhất là ở phụ nữ.
Bệnh nền
Người mắc một số bệnh như: bệnh thận, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, suy giáp (giảm chức năng tuyến giáp) thường có chỉ số triglyceride trong máu cao
Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể gây tăng triglyceride: thuốc ức chế protease; thuốc tránh thai; thuốc lợi tiểu; các thuốc thuộc nhóm steroid; estrogen; các thuốc hướng thần: Olanzapine, Clozapine; Tacrolimus; isotretinoin.
nguyen-nhan-khien-chi-so-triglyceride-trong-mau-tang-cao
Nguyên nhân làm tăng chỉ số triglyceride huyết
5. Cách giảm lượng triglyceride trong máu
Giảm tiêu thụ đường (ăn ít ngọt)
Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đường có liên quan đến lượng triglyceride trong máu. Cụ thể: những người hằng ngày tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo thì nồng độ triglyceride sẽ ở mức thấp. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân về mức tiêu thụ đường hằng ngày tốt nhất nên thấp hơn 5%, tức là nam giới không tiêu thụ quá 150g đường và nữ giới không tiêu thụ quá 100g đường.
Giảm cân
Thực tế cho thấy những người bị thừa cân, béo phì đều có chỉ số triglyceride cao. Vì vậy để giảm lượng triglyceride trong máu thì việc giảm cân là yếu tố tiên quyết. Việc giảm khối lượng cơ thể từ 5 – 10% có thể làm giảm 20% nồng độ triglyceride. Nếu bạn có BMI (chỉ số khối cơ thể tính theo chiều cao/ cân nặng) > 23 thì được coi là thừa cân và BMI > 25 thì được xác định là béo phì. Nên giữ BMI ở mức dưới 23 và trên 18.5 (đối với người châu Á), và vòng eo dưới 90 cm (nam giới) và dưới 80 cm (nữ giới).
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột: đường fructose, bột mì, bột gạo.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày: rau xanh, củ quả, trái cây giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm mỡ máu.
Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Tránh tiêu thụ các món ăn chứa nhiều cholesterol xấu: mỡ, nội tạng động vật. 
Sử dụng các chất béo tốt trong các loại dầu thực vật: dầu oliu, dầu hạt cải, đậu phộng và các loại axít béo tốt như: omega 3 trong một số loại cá (cá thu, cá hồi, cá ngừ …) thay cho các loại mỡ động vật.
Sinh hoạt khoa học
Việc áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học như: không thức khuya, đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh căng thẳng cũng là yếu tố góp quan trọng góp phần hạn chế hiện tượng tăng triglyceride máu.
cach-giam-luong-triglyceride-trong-mau
Các phương pháp giảm lượng Triglyceride trong máu
Triglyceride là một loại chất béo (lipid) đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chỉ số này tăng cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vì thế, người dân cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ và theo dõi nồng độ triglyceride trong máu thường xuyên để phát hiện những bất thường và có biện pháp xử trí kịp thời.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7