top

Danh mục sản phẩm

Testosterone là gì? Testosterone có vai trò gì đối với nam giới

24/07/2023 07:54
Testosterone là gì?
Testosterone có vai trò gì đối với nam giới
Testosterone là gì?
Testosteronemột loại hormone sinh dục có ở cả hai giới, nhưng chủ yếu ở nam giới, các nghiên cứu cho thấy lượng testosterone trong cơ thể nam giới cao gấp 10 lần so với nữ giới.
Testosterone còn được gọi là nội tiết tố nam, đây là loại hormone đóng vai trò rất quan trọng đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản và các đặc điểm của “phái mạnh”.
testosterone-la-gi
Hormone testosterone
Testosterone được sản xuất ở đâu?
Tinh hoàn là nơi sản xuất chủ yếu testosterone (có đến 95% lượng hormone này được sản xuất tại đây), ngoài ra một phần nhỏ (khoảng 5%) được sản xuất ở tuyến thượng thận. 
Ở nữ giới, một lượng nhỏ testosterone được sản xuất ở buồng trứng và tuyến thượng thận.
Theo các nhà khoa học, trung bình mỗi ngày, một nam giới trưởng thành sản xuất ra khoảng 4 – 10 mg testosterone.
Ở nam giới, quá trình sản xuất testosterone được quyết định bởi hệ trục: não bộ - tuyến yên – tinh hoàn. Khi có kích thích, vùng dưới đồi trong não sẽ tiết ra hormone hướng sinh dục GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone), hormone này kích thích tuyến yên (một tuyến nội tiết nhỏ nằm trong não) sản xuất và phóng thích hormone sinh dục Luteinizing Hormone (LH) vào máu, sau đó hormone LH lại tiếp tục kích thích các tế bào Leydig ở tinh hoàn sản xuất ra testosterone thông qua một chuỗi phản ứng phức tạp.
testosterone-duoc-san-xuat-o-dau
Quá trình sản xuất testosterone trong cơ thể
Sau khi được sản xuất ở tinh hoàn, testosterone được khuếch tán vào máu, phân bố đến các bộ phân của cơ thể như: tuyến tiền liệt, tuyến sinh dục, bộ não, hệ cơ bắp – xương, các cơ quan nội tạng như: gan, thận để thực hiện các vai trò khác nhau và chi phối gần như toàn bộ các mặt của đời sống sức khỏe nam giới.
Lượng testosterone trong cơ thể nam giới thay đổi như thế nào?
Testosterone được sản xuất rất sớm (ngay ở tuần thứ bảy của thai kỳ), chúng đạt mức cao nhất ở 3 tháng giữa thai kỳ và khi sinh thì giảm xuống mức gần bằng 0, sau đó nồng độ testosterone lại tăng nhanh trong 6 tháng đầu sau sinh rồi lại duy trì ở mức thấp cho đến khi dậy thì.
Ở giai đoạn dậy thì, nồng độ testosterone bắt đầu tăng cao để giúp nam giới hoàn thiện hệ sinh dục: sự phát triển của tinh hoàn và bìu, dương vật dài nhanh hơn, lông mu và lông nách bắt đầu mọc và trở nên dầy hơn, cơ bắp phát triển, giọng nói trầm ấm.
Lượng testosterone thường đạt đỉnh trong những năm cuối của giai đoạn thiếu niên và những năm đầu của thời kỳ thanh niên (từ 20 – 30 tuổi). Sau năm 30 tuổi, nồng độ testosterone giảm dần (trung bình mỗi năm giảm 1 – 2%), tuổi càng cao thì lượng hormone này giảm càng nhanh, ước tính sau mỗi thập kỷ có thể giảm tới 10%. Sau năm 35 tuổi, lượng testosterone chỉ còn 70%, năm 45 tuổi còn 60 – 65% và đến năm 70 tuổi chỉ còn khoảng 50%. Ngoài vấn đề tuổi tác, yếu tố môi trường và lối sống không lành mạnh (uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động) cũng là nguyên nhân khiến lượng testosterone giảm nhanh.
su-suy-giam-testosterone-theo-do-tuoi
Sự suy giảm testosterone theo độ tuổi
Vai trò của testosterone đối với nam giới
Quyết định các đặc tính sinh dục ở nam giới
Testosterone bắt đầu hoạt động ngay trong giai đoạn bào thai (khi cơ thể chưa được sinh ra). Ở giai đoạn này testosterone tham gia vào quá trình hình thành bộ phận sinh dục nam (dương vật, tinh hoàn, …). Đến tuổi dậy thì, testosterone giúp cơ thể nam giới thay đổi, mang các đặc điểm của đàn ông như: giọng nói trầm ấm, bắt đầu mọc râu và lông, cơ bắp phát triển.
Trong giai đoạn dậy thì, nồng độ testosterone ở bé trai tăng lên nhanh chóng giúp cơ quan sinh dục phát triển mạnh: dương vật to và dài hơn, tinh hoàn bắt đầu sản xuất ra tinh trùng, trong thời kỳ này nam giới bắt đầu có cảm giác ham muốn tình dục.
Tác động đến sự hình thành tính cách nam giới
Testosterone tác động lớn đến sự hình thành các đặc điểm về tính cách của nam giới như: hăng hái, năng động, mạnh dạn, quyết đoán, thích phiêu lưu, mạo hiểm. Đàn ông có lượng testosterone thấp thường hay rụt rè, thiếu bản lĩnh, nhút nhát, không tự tin, mất ý chí.
Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo (phát triển hệ cơ – xương)
Testosterone đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của cơ bắp và hệ xương.
- Đối với cơ bắp
Testosterone liên quan đến sự phát triển và sức mạnh của các cơ. Testosterone thúc đẩy cơ bắp phát triển do ức chế hormone Leptin sản sinh ra tế bào mỡ. Bên cạnh đó, hormone này còn kích thích sự tăng trưởng của các mô, tăng quá trình dẫn truyền thần kinh, tương tác với các thụ thể trong gen, tăng tổng hợp protein. Ngoài ra, testosterone còn kích thích hoạt động của hormone tăng trưởng giúp nam giới cải thiện cơ bắp thông qua luyện tập.
Nam giới tập gym thường có cơ bắp săn chắc, cơ thể ít mỡ thừa (đặc biệt là mỡ bụng) bởi khi cơ bắp hoạt động sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu khiến testosterone được lưu thông khắp cơ thể, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, các cơ quan sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Testosterone đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo, giúp cơ thể nam giới tiêu thụ chất béo hiệu quả. Điều này giải thích tại sao những người có nồng độ hormone này trong cơ thể thấp thường gặp tình trạng mỡ thừa.
testosterone-co-tac-dung-gi-voi-nam-gioi
Testosterone đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và tình dục của nam giới
- Đối với xương
Testosterone giúp cho xương chắc khỏe do tác dụng làm tăng mật độ xương, kích thích tủy sản xuất ra nhiều tế bào sinh xương, mặt khác làm tăng lượng muối canxi trong xương qua đó giúp tăng độ dày của xương. Thực tế cho thấy nam giới có lượng testosterone trong máu thấp thường hay gặp chấn thương và dễ bị gãy xương. Thời gian hồi phục của những người này cũng lâu hơn so với những người bình thường.
Đối với hệ tim mạch: điều hòa lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy: có mối liên quan mật thiết giữa nồng độ testosterone trong cơ thể và bệnh tiểu đường ở nam giới. Đàn ông đái tháo đường thường bị suy giảm nồng độ testosterone và ngược lại, nam giới nam giới có nồng độ hormone này thấp có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với những người khỏe mạnh.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NCBI) so với những người đàn ông khỏe mạnh thì đàn ông bị đái tháo đường có nồng độ testosterone trong cơ thể thấp hơn đáng kể. Còn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nam giới bị tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ bị nồng độ testosterone trong máu thấp cao gấp 2 lần so với những nam giới không bị mắc căn bệnh này.
Giải thích về điều này, các nhà khoa học cho rằng testosterone có vai trò giúp các mô tiếp nhận insulin hoạt động hiệu quả để chuyển hóa lượng đường trong máu, giữ cho đường huyết ở mức ổn định. Khi nồng độ testosterone xuống thấp, các bộ phận tiếp nhận insulin hoạt động không hiệu quả gây ra hiện tượng giảm độ nhạy hoặc đề kháng insulin. Hậu quả là lượng đường mà các tế bào hấp thu được giảm đi đồng thời nồng độ đường huyết tăng lên dẫn đến bệnh tiểu đường. 
Kích thích quá trình mọc râu, lông trên cơ thể
Testosterone thúc đẩy quá trình mọc râu, lông ở một số bộ phận trên cơ thể như: nách, chân, tay, ngực và xung quanh bộ phận sinh dục. Những nam giới có nồng độ testosterone thấp có thể dẫn đến hiện tượng lông mọc thưa thớt tại những vị trí trên, thậm chí một số trường hợp không có lông.
testosterone-co-vai-tro-gi-voi-nam-gioi
Testosterone giữ vai trò quan trọng đối với nam giới
Nam giới bị giảm nồng độ testosterone (nồng độ testosterone thấp) dẫn đến bệnh gì?
Nồng độ testosterone đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe nam giới. Việc suy giảm nồng độ hormone này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như:
Suy giảm ham muốn tình dục
Trong một nghiên cứu với quy mô lớn được thực hiện tại bang Massachusetts (Mỹ) cho thấy có khoảng 11% nam giới phản ánh rằng họ không có ham muốn tình dục. Qua xét nghiệm nồng độ nồng độ testosterone trong máu những người này, các nhà khoa học thấy rằng 28% trong số họ có nồng độ testosterone thấp, số còn lại (72%) có lượng nồng độ testosterone ở mức bình thường.
Theo Bác sĩ Thiều Sĩ Sắc – Bệnh viện Việt Đức: nồng độ nồng độ testosterone trong máu thấp là một trong những nguyên nhân gây giảm ham muốn tình dục. Khi lượng testosterone trong cơ thể xuống ở mức đủ thấp, gần như tất cả nam giới đều bị suy giảm ham muốn tình dục. Tuy nhiên, bác sĩ này cũng nhấn mạnh, giảm ham muốn tình dục có thể xảy ra ngay cả cả với người có nồng độ testosterone bình thường.
Rối loạn cương dương
Theo các nhà khoa học, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới, trong đó có nồng độ testosterone, hormone này tác động đến quá trình cương cứng của dương vật (hỗ trợ đạt được và duy trì sự cương cứng). Testosterone không trực tiếp gây cương cứng dương vật mà kích thích các thụ thể trong não sản xuất Nitric Oxyd (NO) – chất giãn cơ trơn mạch máu ở dương vật, nhờ đó mà máu được bơm nhiều hơn và liên tục đến các thể hang làm dương vật cương cứng.
Nếu nồng độ testosterone trong máu thấp thì cơ thể bị thiếu hụt nitric oxyd, điều này khiến nam giới khó đạt được được mức độ cương cứng dương vật cần thiết dẫn đến hội chứng rối loạn cương dương (dương vật không thể cương cứng hoặc thời gian cương rất ngắn).
roi-loan-cuong-duong-do-testosterone-thap
Nam giới bị thiếu hụt testosterone có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương
Giảm chất lượng tinh trùng, khó có con
Như chúng ta đã biết, testosterone có vai trò tham gia vào quá trình sản xuất tinh dịch. Hormone này quyết định các đặc tính của tinh trùng: số lượng, chất lượng, hình thái cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng. Nếu nam giới có nồng độ testosterone trong máu thấp thì sẽ dẫn đến hiện tượng ít xuất tinh, hoặc xuất tinh với lượng tinh dịch rất ít. Điều này làm giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, thậm chí có thể dẫn đến bệnh hiếm muộn, vô sinh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Lượng testosterone thấp cũng có thể dẫn đến hiện tượng dương vật hoặc tinh hoàn bị teo nhỏ, không cân đối.
Cơ bắp kém săn chắc, thừa cân, béo phì
Testosterone giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp. Vì vậy, khi lượng hormone này ở nam giới thấp sẽ dẫn đến tình trạng giảm khối lượng cơ, các cơ bị lỏng lẻo, không săn chắc.
Testosterone tham gia vào quá trình chuyển hóa protein giúp cơ thể nam giới tiêu thụ chất béo hiệu quả hơn. Việc giảm nồng độ testosterone sẽ khiến lượng cơ bị giảm đi, thay vào đó là lượng mỡ thừa phát triển. Đây là hậu quả của sự mất cân bằng giữa 2 loại hormone là testosterone và estrogen ở nam giới. Testosterone giữ cho lượng mỡ toàn thân và mỡ bụng ở mức thấp do ức chế loại hormone sản xuất tế bào mỡ có tên là leptin. Trong khi lượng testosterone thấp thì nồng độ estrogen lại cao khiến cơ thể nam giới mất cân đối: tích nhiều mỡ bụng, vú to hoặc mô vú bị phì đại.
Thay đổi tâm trạng, mệt mỏi
Testosterone có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của phái mày râu do hormone này giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và tâm thần. Những người có lượng testosterone trong máu thấp thường mất tập trung, tính tình hay nóng giận, cáu gắt, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như: trầm cảm, mệt mỏi (dù đã ngủ đủ giấc), uể oải, rối loạn giấc ngủ, thiếu máu.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Emory cho thấy testosterone ảnh hưởng đến vùng não sản xuất ra Oxytocin – hormone tình yêu. Nồng độ testosterone càng cao thì não càng sản xuất ra nhiều oxytocin hơn khiến con người thấy vui vẻ, hạnh phúc, hòa hợp và gắn bó với người khác.
thieu-testosterone-gay-benh-gi
Sự khác biệt giữa nam giới bị thiếu hụt testosterone (ảnh trái) so với người có nồng độ 
testosterone ở mức bình thường (ảnh phải)
Rụng tóc, hói đầu
Nam giới, đặc biệt là đàn ông trong độ tuổi trung niên thường bị hói đầu, rụng tóc (rụng tóc androgen), đây là kiểu rụng tóc phổ biến nhất ở nam giới liên quan đến sự thiếu hụt testosterone. Tuổi càng cao, nồng độ testosterone suy giảm càng nhiều, ngược lại lượng hormone dihydrotestosterone (DHT) lại gia tăng một cách bất thường. DHT là một loại hormone rất có hại cho tóc, làm cho các nang tóc phát triển không bình thường, nhiều trường hợp dừng tăng trưởng hoàn toàn. Điều này khiến cho tóc dễ bị gãy rụng và rất khó mọc lại, lâu ngày dẫn đến bệnh hói đầu ở nam giới.
Loãng xương
Bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ, tuy nhiên nam giới cũng có thể mắc phải nhất là những người có nồng độ testosterone thấp, tuổi càng cao càng dễ gặp tình trạng này. Điều này giải thích tại sao những người lớn tuổi thường dễ bị gãy xương và quá trình liền xương cũng chậm hơn so với những những người trẻ.
Suy giảm trí nhớ.
Nồng độ testosterone trong máu có ảnh hưởng nhất định đến trí nhớ, việc giảm lượng hormone này góp phần làm trí nhớ bị ảnh hưởng.
Năm 2019, một đánh giá cho thấy việc bổ sung testosterone có thể giúp cải thiện trí nhớ ở đàn ông lớn tuổi có nồng độ testosterone trong cơ thể thấp.
Theo Mark Spritzer – một nhà Thần kinh học thuộc Đại học Middlebury, một số nghiên cứu khoa học cho thấy lượng testosterone thấp là một trong những yếu tố gây ra bệnh Alzheimer cũng như các dạng sa sút trí tuệ khác ở đàn ông lớn tuổi. Ông cũng cho rằng có nhiều chứng cứ cho thấy testosterone giúp tăng trí nhớ và cải thiện khả năng học tập.
Còn theo Tiến sĩ David Terburg (Đại học Kyushu), testosterone có liên quan đến hành vi của con người. Khi lượng testosterone cao, khả năng phán đoán sẽ tốt hơn và con người dễ hòa đồng hơn. Ngược lại, khi bị thiểu năng sinh dục (nồng độ testosterone thấp), nam giới gặp nhiều vấn đề về tinh thần như: chứng sương mù não, thiếu tập trung, không minh mẫn tỉnh táo, trí nhớ kém.
Mặc dù testosterone đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống thể chất và sức khỏe tình dục của các quý ông, đặc biệt là những người tập gym, muốn có một thể hình đẹp, cơ bắp săn chắc. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo nam giới không được tự ý dùng các sản phẩm bổ sung testosterone tổng hợp khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đây là một loại hormone, nếu sử dụng một cách bừa bãi có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: rụng tóc, tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương gan.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7