top

Danh mục sản phẩm

Xét nghiệm GGT là gì? Xét nghiệm GGT nhằm mục đích gì? Chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu? Chỉ số GGT cao mắc bệnh gì?

19/04/2024 09:19
Xét nghiệm GGT là gì? Xét nghiệm GGT nhằm mục đích gì?
Chỉ số GGT bình thường là bao nhiêu? Chỉ số GGT cao mắc bệnh gì?
1. Xét nghiệm GGT là gì?
- GGT là gì?
GGT là viết tắt của từ Gamma Glutamyl Transferase – một trong ba loại men gan, hai loại còn lại là ALT (SGPT) và AST (SGOT). GGT có mặt ở nhiều bộ phận trong cơ thể như: gan, thận, tuyến tụy, lá lách, ruột non.
Mặc dù GGT có nồng độ cao nhất ở mô thận (nồng độ GGT ở ống thận lớn hơn so với hoạt độ ở tụy 12 lần và ở gan 25 lần) nhưng sự hiện diện của loại enzyme này trong máu lại có nguồn gốc chủ yếu từ hệ thống gan mật.
xet-nghiem --men-gan-ggt
Xét nghiệm men gan GGT
- GGT có vai trò gì?
GGT được gắn ở màng tế bào, vai trò chủ yếu của enzyme này là tham gia vào quá trình vận chuyển các amino acid qua màng tế bào.
2. Xét nghiệm GGT có ý nghĩa gì?
Các tế bào gan đều chứa GGT, khi tế bào gan bị chết loại men này được phóng thích vào máu. Vì vậy nên nếu lượng men gan trong máu nói chung và GGT nói riêng tăng lên thì đó là dấu hiệu cho thấy vấn đề bất thường ở gan. Trong tất cả các bệnh lý về gan mật, đa phần nồng độ GGT trong huyết thanh đều tăng cao (chỉ số này có thể tăng từ 5 – 30 lần so với giới hạn bình thường. GGT rất nhạy với hiện tượng ứ mật, chính vì thế mà enzyme này là yếu tố rất quan trọng trong chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. Trong các bệnh về gan mật như: vàng da tắc mật, viêm túi mật, viêm đường mật thì GGT thường nhạy hơn, tăng sớm hơn và thời gian tăng cũng kéo dài hơn so với các enzyme còn lại là ALT và AST.
tang-men-gan-do-uong-ruou-bia
Uống rượu bia là nguyên nhân chính dẫn đến tăng men gan
GGT rất nhạy cảm với những thay đổi của gan. Bình thường nồng độ GGT trong máu thấp, nhưng khi gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, nồng độ GGT trong máu sẽ tăng lên. Điều này cũng có thể gợi ý hiện tượng tắc ống dẫn mật từ gan xuống ruột do sỏi mật hoặc khối u đường mật. GGT được coi là enzyme nhạy nhất trong phát hiện các vấn đề ở ống mật.
Chỉ số GGT được sử dụng để đánh giá tình trạng lạm dụng bia rượu của một người (người uống rượu mạn tính, nồng độ GGT tăng khoảng 75%). Nó còn được dùng để giám sát việc sử dụng rượu ở những người uống rượu, đang điều trị nghiện rượu (cai rượu) hoặc viêm gan do rượu.
3. Men gan cao có nguy hiểm không?
Các chỉ số men gan nói chung và GGT nói riêng, khi tăng cao đều rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra các biến chứng có hại cho sức khỏe. 
- Tăng nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Khi men gan tăng cao sẽ khiến các tế bào gan bị chết hàng loạt, lúc này cơ thể sẽ kích hoạt gan tự động tăng sinh để sản xuất ra các tế bào gan mới thay thế cho các tế bào bị chết. Quá trình tăng sinh này làm tăng nguy cơ đột biến gen tại gan dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
- Giảm tuổi thọ
Chỉ số men gan tỷ lệ thuận với tỷ lệ tự vong, tức là men gan càng cao thì càng dễ tử vong.
men-gan-cao-co-nguy-hiem-khong
Sự nguy hiểm của tăng men gan
4. Mục đích của xét nghiệm GGT
Xét nghiệm GGT thường được dùng để:
Đánh giá tổng quát chức năng gan: xét nghiệm GGT thường là một phần trong các xét nghiệm đánh giá sức khỏe tổng quát của gan. Nó thường được chỉ định cùng với các xét nghiệm khác là: ALT, AST, bilirubin và ALP (Alkaline Phosphatase).
Chẩn đoán và theo dõi các bệnh về gan mật: viêm gan (B, C), xơ gan, gan nhiễm mỡ.
Kiểm tra sự tắc nghẽn của các ống mật.
Đánh giá việc sử dụng rượu và các chất gây độc cho gan: nồng độ GGT trong máu thường tăng cao khi gan bị tổn thương do uống rượu hoặc dùng các thuốc gây độc với gan. Xét nghiệm này giúp xác định tình trạng gan của người nghiện rượu.
Đánh giá tình trạng nhiễm độc của cơ thể: việc uống một số loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan. Theo dõi nồng độ GGT trong huyết thanh có thể cho biết tác động của các thuốc đó đối với gan.
Xác định các bệnh lý về xương
Trong các bệnh lý về gan mật thì cả hai loại men gan là ALT và GGT đều tăng nhưng trong các bệnh về xương thì chỉ có ALT tăng còn GGT vẫn ở mức bình thường, do đó xét nghiệm này giúp sàng lọc các bệnh về xương.
5. Khi nào cần xét nghiệm GGT?
Bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm GGT trong các trường hợp sau:
Người có triệu chứng của các bệnh về gan mật: đau tức hạ sườn phải, vàng da; vàng mắt; rối loạn tiêu hóa: chướng bụng, chán ăn, buồn nôn; nước tiểu sẫm màu; da nổi mẩn hoặc có các mạch máu nổi như mạng nhện.
Người đang điều trị các bệnh về gan mật: viêm gan virus (viêm gan B, viêm gan C), gan nhiễm mỡ, xơ gan.
Việc xét nghiệm GGT nhằm đánh giá hiệu quả của các loại thuốc điều trị. Từ đó làm căn cứ để bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Người nghiện rượu 
Xét nghiệm GGT để đánh giá mức độ tổn thương gan của những người thường xuyên sử dụng rượu bia trong thời gian dài.
6. Chỉ số GGT bao nhiêu là bình thường? Men gan GGT tăng cao bị bệnh gì?
Ở người bình thường, chỉ số GGT ở mức dưới 60 UI/L, đây là mức được coi là an toàn với những người có lá gan khỏe mạnh. Nồng độ GGT trong máu phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi tác, giới tính.
Đối với nam giới: chỉ số GGT dao động trong khoảng từ 7 – 32 UI/L.
Đối với nữ giới: chỉ số GGT từ 11 – 50 UI/L.
Khi chỉ số GGT tăng, tùy theo mức độ khác nhau sẽ thể hiện tình trạng tổn thương của gan
- Nếu chỉ số GGT tăng dưới 2 lần (1 – 2 lần): gan bị tổn thương ở mức độ nhẹ. Có thể do gan nhiễm mỡ gây ra.
- Nếu chỉ số GGT tăng trên 2 lần (2 – 5 lần): gan bị tổn thương ở mức trung bình. Nguyên nhân có thể do mắc bệnh viêm gan virus, xơ gan hoặc sử dụng các thuốc gây độc cho gan trong thời gian dài.
- Nếu chỉ số GGT tăng cao (trên 5 lần): gan bị tổn thương nặng. Điều này chứng tỏ bệnh nhân đã bị tắc mật hoặc xơ gan do sử dụng rượu bia, 
- Nếu GGT tăng lên mức 5.000 UI/L thì có thể người đó bị bệnh viêm gan cấp hoặc ung thư gan.
men-gan-cao
Giới hạn bình thường của GGT và các loại men gan khác
7. Nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao
Khi chỉ số GGT trong máu cao, điều đó có nghĩa là bệnh nhân gặp các vấn đề về gan, mật. Một số nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ GGT trong huyết thanh tăng cao:
Các bệnh lý ở gan
- Viêm gan: viêm gan cấp và mạn tính (viêm gan virus: viêm gan B, viêm gan C). Các bệnh này đều dẫn đến việc tăng GGT trong máu.
- Xơ gan, hoặc có khối u ở gan
Các nguyên nhân dẫn đến xơ gan như: tiêu thụ rượu bia, nhiễm virus viêm gan là nguyên nhân chính khiến chỉ số GGT tăng cao.
- Suy gan, chết mô gan, ung thư gan.
Khi gan bị suy giảm chức năng thì nồng độ GGT cũng tăng lên.
Các bệnh lý ở đường mật
- Sỏi mật: sỏi túi mật gây tắc nghẽn đường mật cũng làm tăng GGT trong máu.
- Viêm đường mật 
GGT cũng có thể tăng do tình trạng viêm nhiễm ở đường mật như: viêm túi mật, viêm đường mật cơ bản, viêm đường mật tử cung.
Sử dụng rượu bia
Việc tiêu thụ rượu bia quá mức cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số GGT trong máu tăng cao.
Tác dụng phụ của các loại thuốc
Một số loại thuốc như: thuốc chống viêm không steroid (paracetamol), phenytoin, carbamazepine, thuốc an thần phenobarbital, thuốc hạ lipid máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm tiết axít dạ dày, thuốc chống nấm, nội tiết tố nam (testosterone) khi sử dụng trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng GGT.
Một số bệnh lý như: bệnh tim: suy tim, nhồi máu cơ tim; tiểu đường; bệnh ở tuyến tụy (viêm tụy); bệnh phổi cũng là nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng lên. 
- Người bị thừa cân, béo phì 
- Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học khiến gan phải làm việc quá tải: ăn nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ (chiên, rán), ăn ít rau xanh, hoa quả và chất xơ.
- Người làm việc quá sức, căng thẳng (stress) kéo dài, thức đêm.
- Sử dụng các chất kích thích: cà phê, rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
nguyen-nhan-khien-men-gan-tang-cao
Một số nguyên nhân khiến men gan tăng
8. Làm xét nghiệm GGT cần lưu ý điều gì?
Để việc xét nghiệm GGT được chính xác, các chuyên gia khuyến cáo người dân, trước khi làm xét nghiệm cần lưu ý những điều sau:
Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích: thuốc lá, cà phê (dù chỉ một lượng nhỏ) ít nhất 24 giờ trước thời điểm lấy máu. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xét nghiệm.
Tránh sử dụng một số loại thuốc như: phenobarbital và phenytoin trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm, vì các thuốc này có thể khiến nồng độ GGT trong máu tăng lên dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng tăng men gan, vì vậy cần tìm ra nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị đúng, kịp thời. Nếu tăng men gan do bia rượu thì phải kiêng chất này. Nếu nguyên nhân do viêm tắc đường mật thì cần phải điều trị để cải thiện tình trạng trên.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7