top

Danh mục sản phẩm

Những thói quen gây hại thận

18/06/2024 16:44
Những thói quen gây hại thận
1. Ăn mặn (tiêu thụ nhiều muối)
Theo các chuyên gia y tế, việc ăn mặn gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe như: các bệnh lý về thận; ung thư dạ dày; bệnh tim mạch; loãng xương; thừa cân béo phì …
Tác hại tiêu biểu của ăn mặn là gây ra các bệnh về thận (suy thận, sỏi thận). Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến tăng huyết áp – một trong những yếu tố gây suy thận. Như chúng ta đã biết, thành phần chính của muối là ion natri có tính chất hút nước. Sau khi ăn muối, natri thẩm thấu vào thành động mạch gây co mạch máu dẫn đến áp suất động mạch tăng, các mạch máu căng và trương lên dần dần bị xơ cứng, tăng trương lực cơ, từ đó làm tăng huyết áp. Mặt khác, khi ăn mặn cơ thể sẽ phải uống nhiều nước hơn do khát. Điều này dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng (do lượng dịch trong cơ thể tăng lên), thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, lâu dẫn sẽ dẫn đến quá tải, chức năng thận bị suy giảm, cuối cùng tiến triển thành suy thận.
an-man-bi-benh-gi
Ăn mặn gây các bệnh về thận: suy thận
Điều nguy hiểm là tăng huyết áp và suy thận diễn ra một cách thầm lặng, không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài, bệnh nhân thường phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ.
Hiện nay, trung bình mỗi người Việt đang ăn khoảng 8.1 gram muối/ngày, trong khi đó, theo khuyến cáo của WHO, mỗi người (trưởng thành) chỉ nên ăn dưới 5 gram muối/ngày (chủ yếu từ các loại gia vị trong quá trình chế biến thực phẩm.
Để phòng các bệnh về thận, mỗi người cần giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày.
2. Nhịn tiểu
Nhịn tiểu là một thói quen vô cùng có hại cho hệ tiết niệu. Nếu một người thường xuyên nhịn tiểu sẽ gây ra các vấn đề như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, suy thận.
nhin-tieu-co-hai-khong
Thói quen nhịn tiểu gây hại cho thận
Việc nhịn tiểu khiến nước tiểu lưu trữ trong đường tiết niệu lâu hơn, điều này dẫn tới việc các loại vi khuẩn và độc tố có thời gian tiếp xúc với hệ tiết niệu, đây chính là cơ hội tốt để chúng gây ra các bệnh nhiễm khuẩn ở hệ này. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng: đi tiểu buốt, rắt, tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu són, hay mót đi tiểu; người mệt mỏi; sốt nhẹ.
Nhịn tiểu còn làm tăng nguy cơ bị sỏi thận do các loại khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải ngay ra bên ngoài mà được giữ trong đường tiết niệu nên có thời gian để lắng đọng, kết tinh thành các sỏi.
Thói quen nhịn tiểu còn có thể gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ do các cơ vòng bàng quang bị mất kiểm soát, nước tiểu bị rò rỉ ra bên ngoài.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của nhịn tiểu là gây suy thận. Nếu một người thường xuyên nhịn tiểu và nhịn tiểu lâu thì nước tiểu có thể bị chảy ngược về thận do bàng quang không còn chỗ chứa. Hậu quả là dẫn đến suy thận và tử vong.
3. Uống ít nước (lười uống nước)
Như chúng ta đã biết, nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nước chiếm đến 60 – 70% trọng lượng cơ thể, mọi cơ quan trong cơ thể muốn hoạt động bình thường đều phải cần đến nước.
Theo National Kidney Foundation – Tổ chức về bệnh thận của Mỹ: để cơ thể khỏe mạnh, mỗi người cần uống đủ nước nhất là khi tập thể dục, lao động nặng nhọc đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
Để hoạt động bình thường, thận cần được cung cấp đầy đủ nước. Nếu uống quá ít nước, cơ thể bị thiếu nước khiến nước tiểu có nồng độ các chất khoáng cao, đây là yếu tố thuận lợi để hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu khiến chức năng thận bị suy giảm.
Theo các chuyên gia y tế, dấu hiệu nhận biết việc uống ít nước là nước tiểu đục, có màu vàng đậm. Khi uống đủ nước, nước tiểu sẽ trong và có màu vàng nhạt.
uong-it-nuoc-bi-benh-gi
Thói quen lười uống nước hoặc uống không đủ nước dẫn đến các bệnh về thận
4. Thức khuya
Năm 2016, các nhà khoa học thuộc Đại học Chicago (Mỹ) đã nhận ra mối liên quan giữa giấc ngủ và bệnh thận: người ngủ kém có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn so với những người ngủ đủ giấc. Cụ thể, những người ngủ 6.5 tiếng mỗi đêm (tức là họ chỉ thiếu ngủ đôi chút thì có nguy cơ suy thận cao hơn 19%). Lý giải về điều này, Tổ chức Thận Hoa Kỳ cho rằng, khi bạn thức khuya, hai quả thận tiếp tục phải làm việc, chúng không được nghỉ ngơi nên sẽ dẫn đến mệt mỏi, nếu thường xuyên lặp lại thói quen trên, lâu dần thành suy thận.
Tạp chí “Scientific Report” cũng đăng tải một nghiên cứu về mối liên hệ giữa giấc ngủ và chức năng thận. Theo đó, những người thường xuyên thức khuya trong thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận, thận bị tổn thương do quá trình đào thải urê (một loại độc tố trong máu) bị cản trở. Bên cạnh đó, việc thức khuya còn làm giảm lưu lượng máu và lượng oxy cung cấp cho thận khiến thận phải làm việc quá tải dẫn đến suy giảm chức năng thận.
5. Hút thuốc lá
Tạp chí Annals of Internal Medicine đã đăng tải một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy: hút thuốc lá gây tổn thương thận. Sau khi xét nghiệm nước tiểu của những người tham gia nghiên cứu thì họ thấy rằng: những người đang hút thuốc và cả những người đã cai thuốc có chỉ số albumin (một loại đạm) trong nước tiểu cao hơn so với những người không hút thuốc. Một vấn đề khác là tốc độ đào thải creatinine cũng chậm hơn. Đây là hai dấu hiệu sớm cảnh báo chức năng thận bị tổn thương.
hut-thuoc-la-co-hai-cho-than
Hút thuốc lá gây tổn thương thận
Những người hút thuốc lâu năm có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn, lý do bởi chất nicotine trong thuốc lá gây tổn thương thận. Nhưng điều nguy hiểm là tổn thương thận do hút thuốc lá không có triệu chứng. Vì vậy, thuốc lá đang âm thầm đầu độc cơ thể mà người hút hoàn toàn không hề hay biết. Vì thế nên hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nói chung và thận nói riêng.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7