top

Danh mục sản phẩm

Những nguy hiểm khôn lường cho phụ nữ khi đi giày cao gót

19/10/2020 11:18
Những nguy hiểm khôn lường cho phụ nữ khi đi giày cao gót
Ngày nay, giày cao gót trở thành phụ kiện không thể thiếu đối với phụ nữ, nó giúp tôn lên vóc dáng cũng như vẻ đẹp hình thể và những bước đi uyển chuyển, quyến rũ của các chị em. Tuy nhiên, ít người biết rằng: đi giày cao gót rất có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác hại của giày cao gót đối với phụ nữ. Năm 2014, Hiệp hội Y khoa Podiatric (APMA) của Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát 1.000 phụ nữ Mỹ tuổi từ 18 trở lên. Kết quả, gần một nửa (49%) trong số họ đi giày cao gót và có đến 71% trong số những người này phàn nàn về việc những đôi giày cao gót là thủ phạm gây tổn thương đôi chân của họ.
tac-hai-cua-giay-cao-got
Những tác hại của giày cao gót
Dưới đây là những căn bệnh thường gặp khi đi giày cao gót.
Bệnh về xương khớp và cột sống
Khi đi giày cao gót trọng tâm của cơ thể bị dồn về phía trước, khi đó cơ thể phải điều chỉnh trọng lực để bù vào gót giầy, chính điều này khiến cho các bộ phận như: lưng, hông và đầu gối bị lệch khỏi trục sinh lý tự nhiên vốn có. Sự thay đổi này sẽ làm cho người đi giày cao gót bị đau lưng, lâu dần sẽ khiến cột sống và khớp gối bị suy yếu, nhanh bị thoái hóa và gây đau nhức, cong vẹo cột sống.
tac-hai-cua-giay-cao-got-voi-cot-song
Đi giày cao gót rất có hại cho xương khớp và cột sống
Theo Jacqueline Sutera – Bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người phát ngôn của Hiệp hội Y khoa Podiatric (Mỹ): Đi giày cao gót sẽ khiến cho khớp gối, khớp hông phải căng lên, cột sống cũng phải oằn mình ra để duy trì sự thăng bằng cho cơ thể. Điều này nếu kéo dài lâu ngày sẽ khiến cho phụ nữ bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm gia tăng áp lực lên đầu gối và gót chân. Nếu tình trạng trên kéo dài thì sẽ làm tổn thương lớp sụn khớp, khớp gối bị bào mòn, không đủ khả năng che phủ các đầu xương khiến cho xương cọ xát vào nhau khi cử động gây đau đớn cho người.
Bàn chân, ngoài việc đảm nhận chức năng di chuyển, nó còn là trụ đỡ giữ thăng bằng cho cơ thể. Nếu phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót sẽ khiến cho sự liên kết giữa hệ cơ – xương – khớp bị phá vỡ. Nghiên cứu cho thấy: khi đi giày cao gót sẽ làm tăng sức ép lên đầu khối khoảng 25 – 26%. Nếu khớp gối phải chịu áp lực trong thời gian dài, nó sẽ bị thoái hóa nhanh và dẫn đến các bệnh về xương khớp.
Ngón chân bị đau nhức, biến dạng
Với những người có thói quen đi giày cao gót từ 5 – 7 cm trở lên dù là gót nhọn hay gót bằng thì đều làm gia tăng áp lực nên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp, khớp cổ chân và gót chân cũng bị ảnh hưởng. Trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mũi chân làm cho các ngón chân xếp chồng lên nhau, lâu dần sẽ bị biến dạng: cong lên hoặc khoằm xuống, các khớp ngón cũng bị chai cứng gây đau đớn. Khớp cổ chân cũng bị gập quá lâu khiến cho người mang giày bị đau nhức cổ chân. Đi giày cao gót cũng gây đau nhức gót chân do gân Achilles (gân mặt sau của chân) bị co lên do phía trước bàn chân bị chúi xuống. Khi gót giày đẩy gót chân người lên sẽ khiến áp lực lên gân Achilles và cơ bắp chân tăng lên, gân bị rút ngắn, các cơ co cứng và định hình lại. Gót giày càng cao thì gân Achilles càng bị dồn nén nhiều. 
giay-cao-got-gay-dau-nhuc-chan
Tác hại của giày cao gót đối với bàn chân
Những người đi giày cao gót cũng thường bị hiện tượng phù nề và đau nhức mũi chân do bàn chân bị gò bó trong tư thế “dốc” khiến cho toàn bộ sức nặng của cơ thể bị dồn về phía mũi chân.
Bong gân mắt cá chân
Nếu thường xuyên đi giày cao gót, gân nối gót chân với bắp chân bị ngắn lại đồng thời kéo căng cơ liên kết với xương gót chân. Hiện tượng này xảy ra khi chân bị trượt ra khỏi giầy làm cho các dây chằng ở mắt cá căng và bong ra, trường hợp nặng có thể làm rách dây chằng. Điều này khiến cho các khớp nối mắt cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề, mắt cá chân dễ bị nứt vỡ do phải chịu tác động của ngoại lực. Nếu bị bong gân, nên băng bó cố định và dùng vật lý trị liệu, điều trị chấn thương càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng viêm khớp mạn tính.
Đi lại khó khăn, tập tễnh
Khi mang giày cao gót, trọng lượng cơ thể dồn về phía trước làm cho chân bị bó hẹp gây đau nhức bàn chân. Việc này khiến phụ nữ phải đi tập tễnh, lắc lư nghiêng ngả dễ bị vấp ngã. Tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ đi giày gót nhọn. Để tránh hiện tượng này, các chị em nên thay bằng giày đế bằng, có gót cao vừa phải.
Xuất hiện cục lồi ở gót chân
Nếu đi giày cao gót thường xuyên và liên tục trong thời gian dài thì sức đè ép sẽ khiến cho bàn chân bị sưng tấy, phồng rộp, viêm túi dịch, lồi xương vĩnh viễn. Có thể phát sinh khối u ở gót chân gây đau nhức. Trong trường hợp này, nên thay bằng giày gót thấp, nếu bị đau thì nên chườm bằng nước đá, dùng đệm gót chân, điều trị chấn thương chỉnh hình.
tac-hai-cua-giay-cao-got
Những tác hại khi đi giày cao gót
Biến dạng tư thế đứng
Khi mang giầy cao gót, toàn bộ trọng lực của cơ thể sẽ dồn xuống bàn chân, tác động đến cấu trúc xương bàn chân. Bàn chân chịu áp lực lớn, lâu ngày sẽ bị viêm xương hoặc viêm các dây thần kinh xung quanh bàn chân khiến mao mạch bị rạn nứt, biến dạng tư thế đứng. Để tránh tình trạng này, nên sử dụng giày gót thấp (chiều cao không quá 5 cm) và không nên đi chúng quá lâu.
Suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Theo các Nhà nghiên cứu của Anh: phụ nữ khi mang những đôi giày cao gót (chỉ cần cao 5 cm) cũng làm giảm khả năng sinh sở của chính mình. Khi đi giày cao gót thường xuyên, phần lớn trọng lực của cơ thể bị dồn về phía trước bàn chân khiến cho khung xương chậu bị lệch sang một bên khiến cho lượng máu lưu thông đến tử cung bị giảm. Chính điều này gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, giảm khả năng thụ thai.
Đi giày cao gót cũng làm giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ
Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ khiến cho vùng xương chậu và các dây thần kinh, cơ liên quan đến bộ phận sinh dục bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm giảm dẫn truyền sự kích thích để tạo cảm giác "lên đỉnh" khi quan hệ.
Hơn nữa, việc kém lưu thông máu đến cơ quan sinh sản là nguyên nhân chính dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, khi đi giày cao gót, để giữ thăng bằng cho cơ thể khi trọng tâm bị dồn về phía trước thì các bộ phận phía trên phải duy trì trạng thái cân bằng. Điều này khiến cho cơ bắp bị mỏi, người dùng dễ bị chuột rút, cùng với việc đau nhức chân tay khiến cho phụ nữ giảm hứng thú với “chuyện ấy”.
Làm cách nào để giảm tác hại của việc đi giày cao gót
Không đi giày cao gót quá cao
Nên chọn những đôi giày cao gót vừa phải (gót cao không quá 5cm). Không nên mang những đôi giầy gót quá cao (giầy gót cao 10 cm trở lên) sẽ rất có hại cho sức khỏe. 
Không đi giày cao gót quá lâu
Không nên đi giày cao gót liên tục, cả ngày hoặc trong khoảng một thời gian dài
Thời gian đi giày cao gót như sau:
- Giày có gót cao dưới 4 cm: có thể sử dụng khi đi lại nhiều nhưng không quá 4 tiếng.
- Giày có gót cao từ 4 – 8 cm: chỉ nên đi khi thật cần thiết và tối đa không quá 3 tiếng.
- Giày gót cao trên 8 cm: nên tránh sử dụng, nếu buộc phải đi thì không nên mang những đôi giầy cà kheo này quá 1 tiếng.
Không mang giày quá rộng hoặc quá chật
Nên chọn những đôi giày có kích thước vừa vặn với bàn chân. Nếu đi giày quá rộng, chân sẽ bị trượt về phía trước, tạo sức ép lên các ngón chân gây đau nhức ngón chân. Ngược lại, nếu đi giày quá chật, gót chân bị chèn ép gây tổn thương cơ ở gót chân khiến gót chân đau nhức. Việc mang những đôi giầy quá rộng hoặc quá chật sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Chọn chất liệu, kiểu dáng giày phù hợp
Nên chọn những đôi giày có chất liệu bằng da mềm mại, gót bằng, hở mũi. Tránh những đôi giày cao gót mũi nhọn, chật hẹp, không đủ không gian cho bàn chân và các ngón chân.
Nên sử dụng thêm miếng lót giày bằng da hoặc chất liệu khác mềm mại giúp chân được thoải mái hơn.
Mát xa bàn chân khi tháo giày
Khi cởi giày cao gót, nên dùng tay mát xa lòng bàn chân để giúp máu lưu thông tốt. Ngoài ra, nên ngâm chân vào nước ấm trong khoảng thời gian từ 30 – 40 phút.
Luôn mang theo một đôi giày bệt 
Việc mang theo một đôi giày bệt là rất cần thiết để thay đổi khi chân bị mỏi. Đặc biệt với những phụ nữ làm công việc văn phòng, khi đến cơ quan, nên tháo ngay giày cao gót và thay bằng dép hoặc giày bệt để giúp cho chân được thư giãn, thoái mái, tránh các vấn đề về xương khớp.
cach-di-giay-cao-got-khong-bi-dau-chan
Cách hạn chế tác hại của việc đi giày cao gót
Thật khó để cưỡng lại sức hút của giày cao gót và càng khó hơn để từ bỏ thói quen đi giày cao gót. Đó là thứ không thể thiếu đối với nhiều phụ nữ bởi nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của phái nữ. Thậm chí, nhiều chị em còn đi những đôi giày cao lênh khênh  nhằm mục đích “ăn gian” chiều cao. Tuy nhiên, nếu lạm dụng giày cao gót sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ xương khớp. Các chị em cần hiểu rõ tác hại khi mang giày cao gót và các cách phòng tránh nêu trên để cân bằng giữa nhu cầu làm đẹp và sức khỏe.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7