top

Danh mục sản phẩm

Nếu bạn đang có những thói quen này, hãy từ bỏ ngay kẻo rước bệnh ung thư vào người

13/12/2019 21:57
NHỮNG THÓI QUEN ĂN UỐNG, SINH HOẠT LÀM TĂNG KHẢ NĂNG MẮC UNG THƯ
Hiện nay, bệnh ung thư đang gia tăng mạnh và ở mức báo động. Thống kê của Bệnh viện K cho thấy: năm 2018 ở nước ta có khoảng 165.000 người mắc mới ung thư, gần 115.000 người tử vong và hơn 300.000 người đang phải chiến đấu với "căn bệnh tử thần" này. Ung thư đang thực sự là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Bằng các thống kê và nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: chế độ ăn uống, sinh hoạt có liên quan tới 30 – 40% ung thư (ở nam giới), và 60% ở nữ giới. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: chế độ ăn có liên quan đến 35% các loại ung thư. Hai nhà khoa học nổi tiếng người Anh là Bác sĩ Richard Doll và Bác sĩ Richard Peto đã kết luận: có khoảng 20 – 60% các ca tử vong do bệnh ung thư xuất phát từ việc ăn uống.
nguyen-nhan-gay-benh-ung-thu
Thói quen ăn uống, sinh hoạt có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư
Hãy cũng điểm một số thói quen sinh hoạt, ăn uống có liên quan mật thiết với bệnh ung thư:
1. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, ung thư thực quản và hàng loạt các loại ung thư khác: ung thư thanh quản, ung thư đại trực tràng, ung thư da, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thận …
Theo thống kế của Bộ Y Tế: ở nước ta có 80 – 90% bệnh nhân bị mắc ung thư phổi là do hút thuốc lá. Năm 2016, nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện K đã chứng minh rằng: những người hút thuốc lá trong thời gian từ 6 tháng trở lênnguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 6.5 lần so với những người không hút thuốc. Và những người hút thuốc cũng có thể chết sớm hơn 20 năm so với người không hút thuốc.
hut-thuoc-la-gay-ung-thu-phoi
Hút thuốc lá - Nguyên nhân chính gây ung thư phổi
Hút thuốc là gây ung thư phổi như  thế nào?
Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất khác nhau, trong đó có  hàng trăm loại gây hại cho sức khỏe và 69 loại gây ung thư: benzopyrene, carcinogen, nitrosamine, thạch tín (Asen), Vinyl Chloride, hợp chất thơm có vòng đóng, Ethylen oxyd. Các chất này tác động lên bề mặt của đường hô hấp gây viêm mạn tính, làm biến đổi tế bào, gây rối loạn quá trình phát triển của tế bào khiến cho tế bào dị sản sau đó loạn sản rồi trở thành "ác tính".
Bình thường, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ đi theo đường hô hấp trên qua mũi – miệng – họng. Không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm tại đường hô hấp trên sau đó sẽ đi qua khi phế quản vào phổi (đường hô hấp dưới).
Khi hút thuốc, người hút đã bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất (quá trình lọc ở mũi), các độc tố ở khói thuốc sẽ đi thẳng vào phổi.
Người hút thuốc lá sẽ làm cho hệ thống lông chuyển bị liệt hoặc phá hủy dẫn đến khả năng tống đờm ra khỏi đường hô hấp kém đi. Người hút thuốc lá cũng thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc. Việc bài tiết đờm kém khiến các chất độc trong đờm bị tích tụ trong đường hô hấp, gây độc cho cơ quan này.
hut-thuoc-la-gay-ung-thu-phoi
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể
Khói thuốc lá cũng làm thay đổi cấu trúc của các tuyến tiết nhầythành phần của các chất nhầy khiến cho tuyến nhầy bị tắc làm cho khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc bị giảm. Hậu quả của việc này là các chất nhày đã nhiễm nhiều chất độc hại của khói thuốc bị ứ đọng ở phổi, cản trở sự lưu thông, trao đổi khí ở phổi, gây độc cho phổi.
Hút thuốc lá cũng khiến cho tính đáp ứng của đường thở tăng lên. Khi hút thuốc, các chất độc hại trong khói thuốc khiến cho đường thở bị co thắt gây cản trở luồng khí hít vào và thở ra của cơ thể tạo ra các tiếng rít, ran khi thở, gây khó thở. Những người hút thuốc cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, các bệnh mạn tính: lao phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
2. Uống rượu bia
Theo công bố của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC): Rượu, bia là nguyên nhân gián tiếp của hơn 200 loại bệnh tật và là tác nhân gây ra hàng loạt bệnh ung thư: ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư khoang miệng, thanh quản, thực quản, ung thư vú ở nữ giới.
uong-ruou-bia-gay-benh-ung-thu
Rượu bia là nguyên nhân gây ra bảy loại ung thư
Theo các nhà Khoa học: khi chúng ta uống rượu bia, phải mất 14 tiếng thì lượng cồn trong bia rượu mới được chuyển hóa hết. Chất ethanol trong rượu khi vào cơ thể, dưới tác động của các enzyme sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde – một loại chất độc, sau đó chất này được chuyển tiếp thành Acetal Radical tích tụ trong cơ thể gây viêm các cơ quan, tổ chức mà chúng bám vào, rồi từ đó gây bệnh. Chất acetaldehyde gây ung thư theo cơ chế làm tổn thương các AND của tế bào.
Khi uống rượu bia, lượng acetaldehyde trong nước bọt tăng lên gây ra tổn thương AND ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản, đường hô hấp trên. Từ đó dẫn đến ung thư khoang miệng, ung thư họng, ung thư thanh quản …
Uống bia rượu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú ở nữ giới. Chất Alcohol trong bia rượu làm tăng nồng độ estrogen và tăng độ hoạt hóa của các thụ thể, kích thích sự sinh sản của tế bào tuyến vú dẫn đến ung thư vú.
Chất Alcohol cũng làm thay đổi sự chuyển hóa của folate (giảm hấp thu folate) cản trở quá trình methyl hóa các ADN, từ đó gây ra ung thư.
3. Ăn các đồ muối chua: dưa muối, cà muối, hoa quả muối.
Dưa muối, cà muối là món ăn truyền thống và rất khoái khẩu của người Việt trong những bữa ăn hàng ngày. Bản chất của muối dưa, cà là nhờ quá trình lên men của vi khuẩn lactic trong tự nhiên. Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: Nếu ăn dưa, cà được muối đúng cách sẽ tốt cho hệ tiêu hóa bởi trong quá trình lên men cà, dưa muối sẽ sinh ra nhiều loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó: dưa cà muối có màu vàng bắt mắt, vị chua dịu, giúp kích thích vị giác, dễ ăn, nhất là khi ăn kèm với các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ giúp làm giảm cảm giác ngấy, tăng cảm giác ngon miệng.
an-dua-muoi-gay-benh-ung-thu
Ăn dưa cà muối không đúng cách có thể gây bệnh ung thư
Tuy nhiên, nếu ăn đồ muối chua không đúng cách sẽ rất có hại cho sức khỏe. Bởi đa phần trong các loại rau xanh đều chứa một lượng nhất định muối nitrate. Trong quá trình muối dưa, dưới sự tác động của vi khuẩn, nitrate sẽ chuyển thành nitrit. Hàm lượng nitrit tăng cao nhất khi dưa bị khú. Khi chúng ta ăn dưa muối, lượng axit trong dạ dày cao sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác dụng với amin bậc II có trong thức ăn (tôm, cá. Đặc biệt là mắm tôm) tạo thành hợp chất nitrosamine – một chất đã được khoa học chứng minh gây ung thư mạnh trên thực nghiệm, nhất là ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng.
Cũng theo bác sĩ Lê Thị Hải: ăn các loại thực phẩm muối (cà muối, dưa muối) không đúng cách sẽ gây ra bệnh ung thư: ăn dưa, cà muối xổi (muối và ăn trong thời gian ngắn) khi vi khuẩn chưa kịp lên men hoàn toàn hoặc dưa cà muối bị khú (muối quá mặn hoặc thời gian muối quá lâu khiến cho dưa, cà bị thâm đen, đổi màu hoặc quá chua).
Khi muối dưa, lượng nitrit trong rau quả tăng cao nhất trong 2 - 3 ngày đầu khi mới muối do quá trình vi sinh khử nitrate. Hàm lượng chất này sẽ giảm dần theo thời gian và biến mất gần như hoàn toàn khi dưa đã chua, ngả màu vàng.
Để phòng bệnh ung thư, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn: không nên ăn dưa cà muối xổi (còn xanh và có vị hăng, cay nồng). Tuyệt đối không ăn dưa, cà khú: bị thâm đen, đổi màu, bị nát, nhớt, bốc mùi khó chịu.
4. Ăn đồ nướng/đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Khi nướng thực phẩm trên bếp gas hoặc than củi, chúng sẽ bị đốt cháy nhanh ở nhiệt độ cao. Quá trình này khiến cho thực phẩm sinh ra chất AGE (Advanced Glycation Endproducts) – chất glycate hóa bền vững giúp thực phẩm có mùi thơm, màu hấp dẫn, vị giòn ngon.
Khi ăn các loại đồ nướng (thịt nướng, củ quả nướng: ngô, khoai …) chất AGE sẽ xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương các mô lành, những nơi có protein. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì cơ thể chúng ta cấu tạo chủ yếu từ protein. AGE làm biến tính protein gây ra các bệnh lý nguy hiểm: bệnh tim mạch, thần kinh, cơ xương khớp, lão hóa da.
Ngoài ra, khi nướng thực phẩm trực tiếp trên bếp gas sẽ tạo ra các chất có khả năng gây đột biến gen như: axit amin thơm, amin dị vòng, đặc biệt là chất Benzopyrenne tạo ra khi nướng thịt bằng than hoặc xông khói hoặc khi chiên rán thức ăn bằng dầu mỡ đã qua sử dụng. Benzopyrenne đã được chứng minh là chất gây ung thư mạnh trên thực nghiệm.
an-thit-nuong-gay-benh-un-thu
Ăn nhiều đồ nướng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư
Theo Phó Giáo sư Phan Thanh Tâm – Phó trưởng Bộ môn Công nghệ thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội: trong đồ nướng có chứa các chất gây ung thư. Quá trình nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao (trên 500°C) sẽ sinh ra hợp chất BAH (hydrocarbon đa vòng PAH – Polycyclic Aromatic Hydrocarbon) và các amin dị vòng (hình thành trong quá trình nướng thực phẩm giàu protein ở nhiệt độ trên 650°C). Các chất này đều có khả năng gây ra bệnh ung thư.
Nên hạn chế nướng đồ ăn trên bếp gas vì khí gas sẽ bám trực tiếp vào thức ăn khiến cho người ăn có nguy cơ bị nhiễm độc đường tiêu hóa và các cơ quan khác. Khi bay vào không khí, bản thân khí gas rất độc.
 Nếu nướng thực phẩm gián tiếp qua chảo (bơ, mỡ) thì mức độ độc hại sẽ giảm đi so với nướng trực tiếp trên bếp gas vì lượng các chất có hại: axit amin thơm, amin dị vòng sẽ ít hơn.
Để hạn chế nguy cơ bị ung thư do ăn đồ nướng, cách tốt nhất là chúng ta nên sử dụng lò nướng chân không hoặc bếp nướng halogen, sử dụng hơi nóng để nướng chín thực phẩm. Các loại bếp này không sinh ra các khí độc hại cho môi trường. Cũng có thể sử dụng bếp củi, than rạ, nhưng phải ở nơi thông thoáng. Tránh ăn đồ nướng trên lò khi còn khói.
5. Ăn đồ ăn bị nấm mốc
 Các loại thực phẩm bị nấm mốc: thường có ở gạo, lạc, các loại hạt  đắng: (hạt dưa, hạt hướng dương) có chứa loại Nấm mốc tên là Aspergillus Flavus. Loại Nấm này có khả năng tiết ra độc tố Aflatoxin – chất gây ung thư gan. Ngoài ra, các loại đồ dùng: thớt, đũa ẩm cũng dễ sinh nấm mốc.
thuc-pham-nam-moc-gay-ug-thu
Thực phẩm nấm mốc dễ gây bệnh ung thư
Để bảo vệ sức khỏe, tuyệt đối không ăn các loại hạt bị nấm mốc: gạo, ngô, đậu phộng. Khi thấy chúng bị mốc, phải vứt bỏ ngay. Nếu ăn phải các loại hạt bị đắng (hướng dương, dạt dẻ, hạt dưa) phải nhổ ra và súc miệng ngay. Các vật dụng nấu ăn: thớt gỗ, đũa tre phải phơi khô sau khi sử dụng, nếu có dấu hiệu bị mốc thì nên thay mới.
6. Ăn đồ ăn cũ, đồ ăn lưu cữu trong tủ lạnh.
Theo Tiến sĩ Lâm Văn Mân – Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển, Viện An toàn thực phẩm: chúng ta không nên ăn đồ ăn đun đi đun lại nhiều lần hoặc bảo quản lưu cữu trong tủ lạnh bởi khi để thức ăn thừa trong tủ lạnh, các vi sinh vật trong đó chỉ ngừng hoạt động chứ không chết đi, nếu chỉ hâm nóng lại thì không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn này, khi ăn vào dễ bị ngộ độc. Bên cạnh đó, đồ ăn bảo quản qua đêm có lượng nitrit cao hơn nhiều so với mức cho phép. Nitrit (NO2)Nitrate (NO3) là hợp chất Oxy và Nitơ tồn tại trong đồ ăn, là kết quả của quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. Trong điều kiện bình thường: nitrate không gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ nitrate vượt quá mức cho phép hoặc chuyển hóa thành Nitrit, chúng tích tụ lâu ngày dần chuyển thành Nitrosamine – chất gây ung thư mạnh.
an-do-an-trong-tu-lanh-bi-ung-thu
Đồ ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh, không tốt cho sức khỏe
7. Ăn  uống quá ngọt (tiêu thụ nhiều đường)
Việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
Đường có liên hệ mật thiết với bệnh ung thư. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Ung thư: những người ăn uống đồ ngọt nhiều hơn người khác 20% thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư của họ cao hơn tới 74%.
Một nghiên cứu khác trên tạp chí Nature Medecine đã cho thấy: đường khiến cho các khối u phát triển nhanh hơn bởi các khối u thường tiêu thụ nhiều đường hơn so với các mô bình thường khác do mức độ trao đổi chất của chúng “nhanh bất thường”. Nói cách  khác: đường“thức ăn” của tế bào ung thư và giúp chúng phát triển. đường còn tạo ra môi trường axit trong cơ thể khiến cho khối u lớn mạnh và là tác nhân gây ra sự viêm nhiễm.
an-nhieu-do-ngot-bi-ung-thu
Ăn nhiều đồ ngọt là tác nhân gây ung thư
Tại Thụy Điển, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trong 9 năm với trên 80.000 người. Kết quả cho thấy: những người ăn nhiều đồ ngọt (cả đồ ăn và đồ uống) tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Khi cơ thể tiêu thụ một lượng đường vượt ngưỡng cho phép, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin hơn khiến cho insulin bị dư thừa, chính điều này là yếu tố tiềm năng gây ra bệnh ung thư tuyến tụy.
Tại Mỹ, các nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu MD Anderson phát hiện ra rằng: việc ăn quá nhiều đường còn khiến cho cơ thể tăng nguy cơ bị ung thư vú và các tế bào ung thư còn di căn sang phổi.
Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta không nên ăn quá 25 gram đường mỗi ngày và nên giảm việc tiêu thụ đường dần dần.
Ung thưcăn bệnh đáng sợ bậc nhất trong y học và là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao. Trong thực tế, chúng ta có thể làm giảm bớt nguy cơ mắc ung thư bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Xây dựng lối sống lành mạnh: không uống rượu bia, không hút thuốc lá, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, không ăn đồ ăn bị ôi thiu, nấm mốc, không ăn quá nhiều đồ nướng (các loại thịt đỏ nướng). Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tích cực tập luyện thể thao và có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7