top

Danh mục sản phẩm

Nạo phá thai là gì? Có mấy cách phá thai? Phá thai có nguy hiểm không?

12/09/2023 15:54
Nạo phá thai là gì? Có mấy cách phá thai?
Phá thai có nguy hiểm không?
Theo thống kê của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc (UNFPA) thực hiện năm 2022 cho thấy Việt Nam nằm trong danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên cao nhất thế giới. Cũng theo Quỹ này: tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục là rất thấp (20% phụ nữ chưa kết hôn và 4% nữ giới trong độ tuổi từ 15 – 19 tuổi).
Theo báo cáo gần đây của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y Tế), công bố cuối năm 2022 cho thấy trong giai đoạn từ 2019 đến 2021, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 ca nạo phá thai, trong đó có đến 70% là học sinh, sinh viên.
Việc nạo phá thai để lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe sinh sản: hiếm muộn, vô sinh, việc điều trị tốn kém, hôn nhân gia đình rạn nứt.
Vậy phá thai là gì và việc nạo phá thai nguy hiểm như thế nào?
Nạo phá thai là gì?
Nạo phá thai là phương pháp chấm dứt quá trình mang thai bằng cách loại bỏ phôi thai hoặc lấy thai nhi ra khỏi tử cung (dạ con) của thai phụ trước thời điểm sinh nở.
pha-thai-co-dau-khong
Nạo phá thai
Mục đích của phá thai là nạo vét tử cung lấy hết các phần của phôi và nhau thai từ trong dạ con của mẹ bầu ra bên ngoài.
Nạo phá thai thường được chỉ định trong một số trường hợp như: có thai ngoài ý muốn, thai phụ mắc bệnh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng không thể mang thai hoặc thai nhi có bệnh lý nặng. 
Nạo phá thai thường áp dụng cho trường hợp thai nhi còn nhỏ (8 – 12 tuần tuổi). Còn trong trường hợp khi thai nhi đã lớn (trên 22 tuần tuổi) thì việc phá thai sẽ rất nguy hiểm do lúc này kích thước thai nhi to, nếu bỏ thai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của thai phụ.
Nạo phá thai có nguy hiểm không?
Nạo phá thai là một việc làm rất nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng: chảy máu, nhiễm trùng, viêm phần phụ. Một số trường hợp có thể bị thủng tử cụng hoặc dính buồng tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này của phụ nữ.
Theo Bác sĩ Phan Chí Thành (Khoa khám bệnh – Bệnh viện phụ sản Trung Ương): việc nạo phá thai không an toàn, nhất là phá thai khi thai đã lớn cực kỳ nguy hiểm, dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng: thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con), băng huyết, sót nhau thai, nhiễm khuẩn, thủng tử cung, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Thống kê cho thấy việc nạo phá thai là nguyên nhân gây ra khoảng 5% số ca tử vong ở các sản phụ. Đặc biệt, nạo phá thai là yếu tố hàng đầu dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phá thai có khả năng bị vô sinh cao gấp 3 – 4 lần so với những người không nạo phá, do việc phá thai khiến buồng trứng bị tổn thương dẫn đến dính buồng tử cung, vòi trứng bị tắc hoặc ứ dịch. Cụ thể: trong số các nguyên nhân gây vô sinh thì dính buồng tử cung chiếm khoảng 5%, điều đặc biệt là 95% số ca sau nạo hút thai sẽ dẫn đến dính buồng tử cung. Một nguyên nhân phổ biến khác gây vô sinh là tắc hoặc ứ dịch vòi trứng (chiếm tới 40%), có đến 50% số trường hợp có tiền sử nạo hút thai dẫn đến hiện tượng này.
Trong trường hợp bị dính buồng tử cung hoặc vòi trứng, các bác sĩ phải thực hiện mổ nội soi cho bệnh nhân để gỡ dính. Trong số này, nhiều người không thể mang thai tự nhiên phải làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) rất tốn kém. Trung bình, mỗi ca thụ tinh trong ống nghiệm tốn chi phí khoảng 100 triệu đồng nhưng tỷ lệ thành công chỉ từ 55 – 60%, trong khi đó chi phí mổ dính tử cung hoặc vòi trứng thường rơi vào khoảng 10 – 20 triệu.
Có mấy cách phá thai?
Hiện nay, có 2 cách phá thaiphá thai nội khoa (dùng thuốc)phá thai ngoại khoa (dùng thủ thuật)
Phá thai nội khoa
Phá thai nội khoaphương pháp phá thai bằng thuốc, tức là sử dụng các thuốc đưa vào cơ thể để gây sảy thai (giống như cơ chế sảy thai tự nhiên) mà không cần dùng dụng cụ can thiệp vào buồng tử cung. Phương pháp này thường được áp dụng cho thai nhi còn nhỏ (từ 4 – 7 tuần) và chỉ được thực hiện khi thai nhi đã đi vào buồng tử cung và thai phụ không thuộc một trong các trường hợp bị chống chỉ định như: gặp các vấn đề về máu (thiếu máu, rối loạn đông máu), dị ứng (mẫn cảm) với các thành phần của thuốc tránh thai.
uong-thuoc-pha-thai-khi-nao
Điều kiện để thực hiện phá thai bằng thuốc
Phương pháp phá thai bằng thuốc có ưu điểm là thuận tiện, đảm bảo tính riêng tư, ít hoặc không xâm lấn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và thủng lòng tử cung. Phương pháp này gồm nhiều bước, thai phụ được cho dùng hai loại thuốc hoặc một loại thuốc với các liều khác nhau. Việc dùng hai loại thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và ít tác dụng phụ hơn so với một thuốc.
Nếu thai nhi lớn hơn một chút (9 – 12 tuần tuổi) thì vẫn có thể sử dụng phương pháp phá thai bằng thuốc. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn và có thể phải kết hợp thêm thủ thuật mới mang đến thành công.
Phá thai ngoại khoa 
Là phương pháp phá thai bằng cách dùng thủ thuật đưa các dụng cụ vào bên trong buồng tử cung để nạo vét, lấy thai ra bên ngoài. Phương pháp này gồm hút chân không thai và nong gắp thai.
- Hút chân không
Là phương pháp phá thai sử dụng ống hút chuyên dụng luồn qua cổ tử cung vào buồng tử cung để hút thai ra ngoài bằng lực hút chân không. Phương pháp này thường được áp dụng cho thai nhi từ 6 – 12 tuần tuổi khi thai đã vào trong tử cung và thai phụ không thuộc trường hợp chống chỉ định.
Có hai cách hút thai là hút thai chân không bằng tay: Manual Vacuum Aspiration  (MVA)hút thai bằng máy: Electric Vacuum Aspiration  (EVA).
- Nong gắp thai
Là phương pháp phá thai ngoại khoa, theo phương pháp này bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc Misoprostol kết hợp với việc nong cổ tử cung bằng que nong, sau đó dùng bơm hút chân không cùng với kẹp để gắp thai nhi ra ngoài. Phương pháp này thường áp dụng cho thai từ 13 – 18 tuần.
Trong các phương pháp phá thai thì nong gắp thai là biện pháp gây đau đớn nhất và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các biến chứng sản khoa.
pha-thai-bang-phuong-phap-nong-va-gap
Phương pháp nong và gắp thai
Hút thai và nong gắp thai là những thủ thuật đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn về sản khoa và được đào tạo bài bản, dụng cụ sử dụng phải được khử trùng đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em chỉ nên thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín, có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực trên.
Các biến chứng của việc nạo phá thai
Biến chứng của phá thai bằng thuốc
- Đau bụng, chảy máu
Nếu bệnh nhân bị đau nhẹ thì có thể cho dùng thuốc giảm đau, nếu đau nhiều và với tần suất dày thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Trường hợp bệnh nhân bị ra máu nhiều (ướt đẫm 2 băng vệ sinh trong thời gian 1 tiếng, kéo dài 2 giờ liên tiếp) thì cần phải phải đưa đến bệnh viện để can thiệp, nếu cần thiết thì phải truyền máu.
- Sốt, buồn nôn, nôn mửa
Sau khi phá thai bằng thuốc, thai phụ có thể bị sốt và buồn nôn, tuy nhiên các triệu chứng này thường diễn ra nhanh và tự hết. Nếu kéo dài, có thể dùng thuốc hạ sốt và chống nôn.
- Nhiễm trùng
Trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm trùng sau phá thai, người bệnh cần đến khám ngay. Nếu có nhiễm khuẩn, thai phụ sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh và chỉ định hút buồng tử cung (nếu cần).
- Tiêu chảy
Một số trường hợp sau khi phá thai bằng thuốc bệnh nhân bị tiêu chảy. Lúc này, có thể cho dùng thuốc cầm tiêu chảy, bù nước và các chất điện giải để tránh hiện tượng cơ thể bị mất nước quá nhiều.
- Các biến chứng khác
Sau khi dùng thuốc phá thai, các chị em có thể gặp phải một số rủi ro trong những lần mang thai sau như: hay bị viêm nhiễm phụ khoa, ra máu âm đạo trong thời kỳ đầu mang thai, sảy thai hoặc dọa sảy thai, sinh non hoặc trẻ đẻ ra bị thiếu cân.
uong-thuoc-pha-thai-co-nguy-hiem-khong
Việc phá thai bằng thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ sản khoa
Biến chứng của nong hút thai
- Biến chứng do các yếu tố kỹ thuật
+ Sót nhau, thai
Đây là biến chứng thường gặp nhất, bệnh nhân có thể bị sót nhau hoặc sót 1 phần thai. Trong trường hợp này, tùy theo mức độ sót mà có các phương pháp xử trí khác nhau: cho ngậm thuốc hoặc hút buồng tử cung.
+ Băng huyết
Hiện tượng băng huyết (chảy máu) kéo dài sau khi nạo hút thai cũng có thể xảy ra nếu các thao tác thực hiện sai kỹ thuật khiến cổ tử cung bị rách hoặc thủng, tử cung bị vỡ. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị mất máu dẫn đến choáng, trường hợp nặng có thể đe dọa đến tính mạng.
+ Viêm nhiễm đường sinh dục
Mặc dù khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai, các dụng cụ đã được khử khuẩn kỹ càng, thao tác cẩn thận nhưng vẫn khó tránh khỏi nhiễm khuẩn do quá trình chảy máu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu nhiễm trùng nhẹ thì gây viêm nội mạc tử cung, còn trường hợp nặng thì gây viêm dính tử cung, điều này có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí có thể tử vong.
+ Nguy cơ dị ứng với thuốc gây mê.
Trong các ca phá thai khi thai đã to, thai phụ được gây mê, điều này có thể dẫn đến phản ứng với thuốc mê ở một số người, trường hợp nhẹ ảnh hưởng đến thần kinh, còn trường hợp nặng dẫn đến sốc hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Biến chứng về nội tiết và tâm lý.
Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Hay bị mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt.
Suy nhược thần kinh.
Giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục.
Vô sinh hoặc thai ngoài tử cung do tắc ống dẫn trứng.
hau-qua-cua-viec-nao-pha-thai
Những biến chứng nguy hiểm của nạo phá thai
Các biến chứng khác
- Lạc nội mạc tử cung
Khi thực hiện việc nạo hút thai có thể gây ra hiện tượng lạc nội mạc tử cung do áp lực của ống hút hoặc sự co bóp của tử cung khiến máu chảy vào trong ổ bụng mang theo một ít nội mạc tử cung (bị lẫn trong máu) và nuôi cấy luôn lớp nội mạc tử cung này trong khoang bụng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ bị đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục hoặc vô sinh thứ phát.
- Dính buồng tử cung, viêm vùng chậu
Đây cũng là biến chứng phổ biến, hay xảy ra do quá trình nạo hút thai gây tổn thương các cơ thành tử cung khiến cho hai vách trước và sau của tử cung bị dính vào nhau gây ra các triệu chứng: đau bụng, bế kinh.
- Đau bụng do tử cung bị co lại
Sau khi nạo hút thai phụ nữ thường có cảm giác bị đau bụng do tử cung bị co lại.
Theo các chuyên gia sinh sản, việc nạo phá thai có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: chảy máu, nhiễm trùng, sót nhau thai, dính buồng tử cung, thủng tử cung, vô sinh … Đặc biệt, nếu người thực hiện phá thai ở trong độ tuổi vị thành niên thì các biến chứng gặp phải còn nặng nề hơn rất nhiều. Vì vậy, chỉ nên thực hiện việc nạo hút thai trong các trường hợp khẩn cấp như: bị cưỡng hiếp dẫn đến có thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc thai phụ mắc bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, nữ sinh đang trong độ tuổi đi học, việc mang thai ngoài ý muốn của gái mại dâm trong quá trình quan hệ tình dục với khách.
Việc nạo phá thai nên theo chỉ định của bác sĩ và cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn về sản phụ khoa được Bộ Y Tế hoặc Sở Y Tế địa phương cấp phép hoạt động. Tuyệt đối không được phá thai thai tại những nơi không đảm bảo điều kiện an toàn hoặc bác sĩ không có đủ trình độ chuyên môn, nhằm tránh những tai biến sản khoa đáng tiếc có thể xảy ra.
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7