top

Danh mục sản phẩm

Làm gì để tránh bị sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng?

10/06/2020 10:04
CÁCH PHÒNG TRÁNH SỐC NHIỆT TRONG
THỜI TIẾT NẮNG NÓNG KỶ LỤC HIỆN NAY
Những ngày gần đây, Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước đã và đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục kéo dài. Nắng nóng làm đảo lộn sinh hoạt của người dân, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi. Một trong những hiện tượng nguy hiểm do nắng nóng gây nên là “sốc nhiệt”.
soc-nhiet
Hiện tượng sốc nhiệt do nắng nóng
Sốc nhiệt nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng, trường hợp nặng có thể gây tử vong
Vậy sốc nhiệt là gì? Sốc nhiệt nguy hiểm như thế nào? Và cách phòng tránh hiện tượng sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt là tình trạng các chức năng sống của cơ thể (như hô hấp, tuần hoàn …) bị suy sụp một cách đột ngột do sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh của môi trường (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng). Sốc nhiệt gây rối loạn trung khu thần kinh điều khiển nhiệt. Biểu hiện đặc trưng của sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 40°C) kèm theo rối loạn thần kinh: co giật, hôn mê, rối loạn ý thức, tổn thương não.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sốc nhiệt
Sốc nhiệt thường do 2 nguyên nhân chính
- Tiếp xúc với môi trường nóng
Nạn nhân ở trong môi trường nóng quá lâu khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao: công nhân làm việc ngoài trời nắng hoặc ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt: các cơ sở luyện gang, thép …
- Hoạt động gắng sức
Nguyên nhân này thường gặp ở những vận động viên thể thao, những người phải hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Ai dễ bị sốc nhiệt?
Thông thường, trẻ emngười già là những đối tượng dễ bị sốc nhiệt nhất do có sức đề kháng kém, nhất là đối với những người cao tuổi có sẵn các bệnh lý nền: tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, cơ thể suy nhược. Tuy nhiên, sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ở người lớn nếu tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao trong thời gian dài. Do đó, người trưởng thành không được chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này.
Sốc nhiệt nguy hiểm như thế nào?
Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan trong cơ thể (tim, gan, thận, phổi), trường hợp nặng gây đột quỵ, tử vong. Cụ thể:
Tim mạch: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, thủng cơ tim
Gan: vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan.
Thận: hoại tử ống thận, suy thận cấp
Phổi: viêm phổi, phù phổi.
Thần kinh: mất trí nhớ, liệt nửa người, hôn mê, nói sảng
Các biểu hiện khi bị sốc nhiệt (triệu chứng của sốc nhiệt)
- Sốt cao
Nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 40°C)
- Da khô và nóng
- Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo sớm: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn, ngất xỉu.
- Toát mồ hôi
Một số trường hợp không ra mồ hôi, một số trường hợp khác ra mồ hôi đầm đìa kèm theo hiện tượng chuột rút
dau-hieu-bi-soc-nhiet
Dấu hiệu của sốc nhiệt
Những trường hợp bị sốc nhiệt nặng thường sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu, lú lẫn, co giật, khó thở, thở nhanh, hôn mê, trụy tim mạch. Những người này cần được cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Cách xử trí đối với người bị sốc nhiệt
Khi bạn đi ngoài trời nắng, nếu thấy cơ thể nóng bừng, hoa mắt, chóng mặt, váng đầu thì rất có thể đó là dấu hiệu ban đầu của kiệt sức do sốc nhiệt. Nếu có triệu chứng này cần tìm ngay một nơi râm mát để nghỉ ngơi hoặc có thể vào phòng điều hòa (nếu có), nới lỏng quần áo. Khi thất một người có dấu hiệu sốc nhiệt, cần dùng nước mát đổ lên đầu nạn nhân, vẩy nước lên người hoặc lấy khăn thấm nước phủ lên người.
Hạ thân nhiệtđiều trị hỗ trợ các cơ quan chức năng là hai nhiệm vụ chính
Hạ thân nhiệt
Khi gặp người bị sốc nhiệt, điều đầu tiên cần làm là đưa người bệnh ra khỏi môi trường nóng bức, di chuyển vào chỗ râm mát, thoáng đãng. Cởi bỏ bớt quần áo
Làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng các cách sau:
- Ngâm nạn nhân trong bồn nước lạnh: 
Đặt bệnh nhân trong bồn nước lạnh (20 - 25°C). Khi ngâm phải để đầu nạn nhân ở trên mặt nước. 
ngam-nuoc-da
Ngâm nước đá giúp hạ nhanh thân nhiệt của người bị sốc nhiệt
Phương pháp này có ưu điểm là giúp làm giảm nhanh nhiệt độ của cơ thể nạn nhân. Tuy nhiên, có nhược điểm là gây khó cho việc đặt đường truyền tĩnh mạch và theo dõi lưu thông máu.
- Đắp chăn nước đá lên người bệnh nhân
Nếu không có bồn tắm, có thể sử dụng chăn đã được ngâm nước đá lạnh để đắp lên cơ thể nạn nhân. Sau đó, đặt các túi đá chườm vào các vùng có nhiệt độ cao của cơ thể như: nách, bẹn, cổ
Phương pháp này thường kém hiệu quả hơn so với ngâm bệnh nhân trong bồn nước lạnh và có thể khó thực hiện hơn trong trường hợp nạn nhân còn tỉnh.
- Hạ thân nhiệt bằng kỹ thuật làm mát bốc hơi
Trong kỹ thuật này, người ta sẽ phun nước mát (phun sương) lên da người bệnh đồng thời quạt không khí ấm lên cơ thể nạn nhân làm cho nước bốc hơi khiến cho da được làm mát. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: hiệu quả cao, không xâm lấn, dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến các công việc khác chăm sóc bệnh nhân. Kỹ thuật này giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sốc nhiệt.
Điều trị hỗ trợ chức năng
Việc này được thực hiện bởi các cơ sở y tế
- Bù nước và các chất điện giải
- Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn: thở oxy, thông khí, đặt đường truyền tĩnh mạch
- Nếu bệnh nhân bị suy hô hấp, cần phải cho thở máy
- Nếu người bệnh có biểu hiện tiêu cơ vân phải bù dịch nhiều và dùng thuốc lợi tiểu, sử dụng các thuốc nâng cao huyết áp (nếu cần).
- Trường hợp nặng (suy đa tạng): bệnh nhân cần được các hỗ trợ chuyên sâu khác: lọc máu liên tục, tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO), lọc gan
cach-so-cuu-nguoi-bi-soc-nhiet-do-nang-nong
Các bước sơ cứu người bị sốc nhiệt
Cách phòng tránh bị sốc nhiệt
Không nên đi ra ngoài trong lúc trời nắng (từ 10h trưa đến 15h chiều) đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay
Tuyệt đối không để trẻ em và người già (nhất là những người mắc các bệnh mạn tính: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, bệnh phổi) ra ngoài trời nắng, nhất là thời điểm nhiệt độ ngoài trời tăng cao: gần trưa, giữa trưa và đầu giờ chiều.
Nếu có việc cần phải ra ngoài thì nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ: nón, mũ rộng vành hoặc ô che nắng. Nên chọn quần áo sáng màu (tránh dùng màu đen vì hút nhiệt mạnh), chọn chất liệu vải mát có khả năng thấm hút mồ hôi (vải cotton là tốt nhất).
Luôn mang theo nước uống: nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước, vì vậy việc bổ sung nước là rất quan trọng để tránh cơ thể bị trụy tim mạch. Có thể dùng nước tinh khiết hoặc nước có pha chút muối, nước hoa quả.
Không để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, nên để ở mức vừa phải (26 - 27°C), tránh để quạt gió thổi trực tiếp vào người. Khi ra khỏi ô tô hoặc phòng lạnh cần tắt điều hòa hoặc tăng nhiệt độ để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.
Những người làm việc trong môi trường nắng nóng phải có biện pháp tự bảo vệ mình: uống nhiều nước, mặc quần áo bảo hộ, khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì phải tạm dừng công việc hoặc có các khoảng thời gian nghỉ cần thiết.
cach-phong-tranh-say-nang
Cách phòng tránh bị sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng
Việc cần thiết và quan trọng nhất để tránh bị sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng là thường xuyên uống nước. Việc này giúp làm mát, hạ nhiệt, bổ sung nước cho cơ thể. Bên cạnh việc cung cấp nước, cần bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý bằng các thực phẩm giàu protein (đạm), calo để có đủ sức chống chọi với nắng nóng. Ngoài ra, trong giai đoạn nắng nóng, chúng ta cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn vì cơ thể con người có giới hạn chịu đựng nhất định. Không nên ở ngoài trời nắng liên tục trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng mát để nghỉ ngơi. Hạn chế đến mức tối thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì tia tử ngoại rất có hại cho da và mắt.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7