top

Danh mục sản phẩm

Bệnh bạch hầu khiến 3 người tử vong nguy hiểm thế nào?

10/07/2020 07:24
Bệnh bạch hầu - Căn bệnh nguy hiểm chết người, không thể chủ quan
Hiện nay, bệnh bạch hầu đang có dấu hiệu gia tăngdiễn biến phức tạp ở các tỉnh Tây Nguyên nước ta. So với năm ngoái, thời điểm này năm nay số ca mắc bạch hầu đã tăng gấp 3 lần. Tính đến ngày 07/07/2020, theo thống kê của Cục Y Tế Dự Phòng – Bộ Y Tế: đã có 63 ca bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Nông: 25 ca, Kon Tum: 22 ca, Gia Lai: 15 ca, Đắk Lắk: 1 (ca mắc đầu tiên tại tỉnh này). Trong đó đã có 3 ca tử vong do phát hiện muộn. Theo Ông Đặng Quang Tấn – Cục trưởng Cục Y Tế Dự Phòng: Đa số các trường hợp mắc bệnh đều không được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bạch hầu. 
thong-ke-benh-bach-hau
Thống kê về bệnh bạch hầu ở nước ta (tính đến ngày 07/07/2020)
Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về  căn bệnh này.
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầucăn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Khi mắc bệnh bạch hầu sẽ xuất hiện các giả mạc ở vùng hầu họng, thanh quản, tuyến hạnh nhân, mũi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở trên da, niêm mạc (kết mạc mắt), bộ phận sinh dục.
trieu-chung-cua-benh-bach-hau
Các triệu chứng chính của bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu thường khởi phát đột ngột (cấp tính) với các triệu chứng: sốt, đau họng, khan tiếng và sưng hạch ở cổ, xuất hiện giả mạc ở mặt sau hoặc hai bên thành họng (giả mạc dai, dính, khi bóc ra dễ bị chảy máu). Người bệnh có thể bị khó thở hoặc khó nuốt do tổn thương thanh quản, thực quản.
Bệnh bạch hầu do HippocratesÔng Tổ của nền Y học phương Tây phát hiện ra lần đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước công nguyên nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX các nhà khoa học mới tìm ra kháng độc tố bạch hầu.
Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?
Bạch hầucăn bệnh rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
benh-bach-hau-co-nguy-hiem-khong
Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể: viêm cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, viêm dây thần kinh, liệt khẩu, viêm kết mạc mắt, tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp, hoại tử ống thận, thoái hóa thận.
Độc tố bạch hầu làm cho màng mô chết đi, các màng mô này tích tụ trên cổ họng và amidan gây cản trở vùng hầu họng khiến việc thở và nuốt thức ăn của bệnh nhân trở nên khó khăn.
Bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng, vừa nhiễm độc. Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng
Bệnh bạch hầu có lây không?
Bạch hầubệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan rất nhanh do vi khuẩn bạch hầu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc gần hoặc gián tiếp khi sờ vào các vật dụng có dính dịch tiết của người nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Bệnh bạch hầu có chữa được không? Tiêm vắc xin gì để phòng bệnh bạch hầu?
Bạch hầubệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên do số người mắc lẻ tẻ nên ít được chú ý, gần như bị lãng quên. Thời gian gần đây, bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch nên mới được cộng đồng chú ý. Hiện nay đã có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Tuy nhiên, bệnh cần phải được phát hiện ở giai đoạn sớm thì việc chữa trị mới có hiệu quả. Nếu phát hiện muộn khi cơ thể đã có biến chứng ở các cơ quan thì việc điều trị rất khó khăn, nguy cơ tử vong cao (3 – 10%)
Vắc xin phòng bệnh bạch hầu đã có từ lâu và được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc Gia (ComBE Five). Hiện nay, vắc xin phòng bệnh bạch hầu thường được điều chế dưới dạng vắc xin kết hợp. Có thể kể đến như:
Vắc xin 6 trong 1: Vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ, vắc xin Hexaxim của Pháp dành cho trẻ từ 2 – 24 tháng tuổi, phòng 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ hoặc viêm phổi do vi khuẩn HiB.
Vắc xin 5 trong 1: Vắc xin Pentaxim của Pháp dành cho trẻ từ 2 – 24 tháng tuổi hoặc vắc xin ComBE Five trong chương trình tiêm chủng Quốc Gia phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB.
Vắc xin 4 trong 1: Tetraxim của Pháp dành cho trẻ từ 2 tháng – 13 tuổi phòng 4 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
Vắc xin 3 trong 1: Adacel của Pháp dành cho trẻ từ 4 tuổi đến người lớn, phòng 3 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván.
cac-loai-vacxin-phong-benh-bach-hau
Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu
Cách phòng bệnh bạch hầu cho trẻ nhỏ
Để phòng bệnh bạch hầu, chúng ta cần thực hiện các việc sau:
1. Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ
Đây là cách phòng bệnh hiệu quả, kinh tế nhất. 
Có thể lựa chọn các loại vắc xin kết hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng như: 
Vắc xin 5 trong 1: DPT, VGB, HiB. Tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi phòng 5 bệnh: bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B – HiB
Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm cho trẻ từ 16 – 18 tháng tuổi.
Vắc xin phòng bạch hầu – uốn ván cho người lớn có nguy cơ cao (trong vùng dịch): chỉ sử dụng khi có dịch bệnh, không tiêm đại trà.
Hoặc lựa chọn các loại vắc xin dịch vụ như: Vắc xin 6 trong 1, vắc xin 5 trong 1, vắc xin 4 trong 1 …
2. Hạn chế đi đến các vùng đang có dịch. Một số tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Nếu có việc phải đi đến các địa phương này cần khai báo y tế và cách ly đầy đủ.
3. Nếu tiếp xúc với người nghi mắc bệnh bạch hầu hoặc có triệu chứng của bệnh bạch hầu: sốt, đau họng, sưng hạch ở cổ, xuất hiện giả mạc ở khoang miệng, hầu họng phải gọi điện đến đường dây nóng của Bộ Y tế, số 1900 9095 để được hướng dẫn cách xử trí.
4. Thường xuyên rửa tay (trong ít nhất ít nhất 30 giây) bằng xà phòng và nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
5. Dùng khăn giấy hoặc tay che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó phải vứt khăn vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay thật kỹ.
6. Hạn chế tiếp xúc gần: ôm, hôn, bắt tay. Tránh tụ tập nơi đông người.
cach-phong-benh-bach-hau
Phương pháp phòng bệnh bạch hầu
Mặc dù bạch hầu là căn bệnh ít phổ biến và hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này vì không riêng trẻ em mà ngay cả người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm phòng và tiếp xúc với người mắc bệnh. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên khả năng lây lan rất nhanh, tỉ lệ tử vong cũng tương đối cao, nhất là đối với trẻ em (15%). Ngay cả khi được điều trị, tỉ lệ tử vong vẫn ở mức 3 – 10% nếu bệnh nhân được phát hiện muộn (khi xuất hiện biến chứng) thì việc chữa trị sẽ khó khăn, tỉ lệ thành công thấp. Do đó chúng ta cần tuân thủ các phương pháp phòng bệnh do Bộ Y Tế ban hành.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7