top

Danh mục sản phẩm

Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện bệnh gì? Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu

20/04/2023 18:46
Xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích gì?
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
Nước tiểusản phẩm của quá trình bài tiết các chất độc, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Các chỉ số của nước tiểu thể hiện tình trạng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy nên kết quả xét nghiệm nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích gì?
Xét nghiệm nước tiểuviệc đo lường các chất trong nước tiểu nhằm phát hiện các bất thường về sức khỏe. Thông qua các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như hiệu quả điều trị một số bệnh (tiểu đường, bệnh thận …)
xet-nghiem-nuoc-tieu
Xét nghiệm nước tiểu
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
1. Ure niệu
Uresản phẩm cuối cùng được tạo ra trong quá trình chuyển hóa đạm (protein) trong cơ thể. Ure được tổng hợp tại gan và giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa nitơ. Ure chủ yếu được thải trừ bởi thận qua nước tiểu (ure đi từ gan vào máu sau đó tới thận, thận lọc ure và các chất thải khác từ máu), một phần nhỏ ure được đào thải qua đường tiêu hóa. Việc xét nghiệm ure trong nước tiểu nhằm mục đích đánh giá chức năng gan thận và một số bệnh lý khác.
xet-nghiem-ure-nuoc-tieu
Xét nghiệm ure nước tiểu là căn cứ quan trọng đánh giá chức năng gan, thận
Giá trị bình thường của ure nước tiểu là từ 166 – 581 mmol/24 giờ
Khi chỉ số ure niệu ở mức cao hay thấp đều là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe:
Nếu chỉ số ure nước tiểu cao, có thể do các nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn nhiều protein (dư thừa đạm).
- Bệnh nhân gặp một số vấn đề ở đường tiết niệu: tắc nghẽn đường tiểu, vô niệu, suy thận.
- Bị chảy máu (xuất huyết) đường tiêu hóa
- Bị nhiễm trùng nặng
- Ngộ độc thủy ngân.
- Tăng dị hóa protein (quá trình phân hủy protein thành các acid amin): bị bỏng, sốt cao, suy dinh dưỡng.
Nếu chỉ số ure nước tiểu cao, có thể gặp các vấn đề:
- Chế độ ăn hàng ngày thiếu đạm
- Mắc hội chứng thận hư
- Các bệnh lý về gan: viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan, suy gan.
- Phụ nữ đang mang thai, người ăn kiêng
- Máu bị hòa loãng
- Hội chứng tiết ADH (một loại hormone của tuyến thượng thận) không thích hợp.
2. Creatinin (CRE)
Creatininchất được tạo ra trong quá trình sản sinh năng lượng cho các cơ hoạt động (khi cơ thể sản xuất năng lượng, creatin sẽ bị thoái dáng ở các cơ tạo thành creatinin). Creatinin tạo ra trong máu, được lọc tại thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. 
Creatinin được tạo ra trong cơ thể từ 2 nguồn khác nhau là: nội sinh (do gan tổng hợp) và ngoại sinh (cung cấp từ thức ăn). Một lượng lớn creatinin được giữ ổn định trong các cơ để duy trì hoạt động của cơ bắp.
Creatinin được lọc qua cầu thận và tái hấp thu ở ống thận, vì vậy nên xét nghiệm creatinin giúp đánh giá chính xác chức năng lọc của cầu thận.
Xét nghiệm creatinin niệu thường dùng để chẩn đoán bệnh suy thận và các bệnh lý liên quan đến hoạt động của các cơ.
xet-nghiem-creatinin-nuoc-tieu
Xét nghiệm Creatinin nước tiểu
Chỉ số bình thường của creatinin trong nước tiểu
- Nam giới: 9.0 – 21.0 mmol/24 giờ
- Nữ giới: 7.0 – 14.0 mmol/24 giờ
Nếu chỉ số creatinin trong nước tiểu giảm, điều đó gợi ý một trong các trường hợp sau:
- Bệnh thận giai đoạn nặng
- Bị thiếu máu
- Mắc bệnh cường tuyến giáp
- Các bệnh về cơ bắp: giảm khối cơ, loạn dưỡng cơ
- Chế độ ăn thiếu chất (người ăn chay)
- Bệnh Lơ xe mi (LXM): bệnh bạch cầu cấp hay ung thư máu
Nếu chỉ số creatinin trong nước tiểu tăng, điều này báo hiệu:
- Mắc bệnh cường giáp hoặc bệnh liên quan đến hoạt động của các cơ
- Phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai hoặc sau khi sinh.
- Bệnh nhân tiểu đường có chế độ dinh dưỡng kém.
3. Protein niệu (PRO)
Protein niệu là khái niệm dùng để chỉ sự xuất hiện của protein trong nước tiểu. Bình thường, protein được tái hấp thu ở thận nên hầu như không có mặt trong nước tiểu hoặc có rất ít. Một người được coi là protein niệu khi lượng protein trong nước tiểu > 300 mg/24h.
Protein niệu là chỉ số quan trọng trong chẩn đoán các bệnh về thận – tiết niệu.
Trong một số trường hợp protein niệu cao, nhưng chỉ xuất hiện thoáng qua (không thường xuyên) như: sốt cao, làm việc gắng sức, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh suy tim, nhiễm độc thai nghén (phụ nữ ở 3 tháng cuối thai kỳ)
Nếu chỉ số protein niệu cao thường xuyên thì có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý về thận: viêm cầu thận cấp, viêm đài bể thạn, thận đa nang, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư; hoặc các bệnh khác như: tăng huyết áp, đái tháo đường.
xet-nghiem-protein-nieu
Xét nghiệm protein nước tiểu
4. Glucose (GLU)
Xét nghiệm glucose là xét nghiệm định lượng lượng đường trong nước tiểu. Bình thường, glucose được lọc và tái hấp thu ở thận nên trong nước tiểu sẽ không có mặt chất này (xét nghiệm âm tính) hoặc xuất hiện với một lượng rất nhỏ trong một số trường hợp.
Xét nghiệm glucose niệu nhằm mục đích chẩn đoán bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp glucose hoặc viêm tụy và các bệnh lý ở thận.
Chỉ số bình thường của glucose trong nước tiểu là < 5.5 mmol/l.
Chỉ số glucose niệu dương tính, có thể do các trường hợp sau:
Bệnh tiểu đường
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nồng độ glucose trong nước tiểu tăng cao. Tuy nhiên để chấn đoán đái tháo đường, bác sĩ cần phải căn cứ vào các xét nghiệm khác nữa.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường có chỉ số glucose niệu cao hơn so với những người không mang thai. Vì vậy phụ nữ khi mang thai cần theo dõi và kiểm soát đường huyết chặt chẽ để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường do thận
Đây là bệnh khá hiếm gặp, trong thường hợp này thận giải phóng glucose, sau đó chất này đi vào nước tiểu. Tiểu đường do thận xảy ra ngay cả khi nồng độ glucose huyết ở mức bình thường nhưng nồng độ glucose niệu lại cao.
Sử dụng một số loại thuốc làm thay đổi nồng độ glucose trong nước tiểu hoặc tâm trạng căng thẳng.
xet-nghiem-glucose-nuoc-tieu
Xét nghiệm glucose trong nước tiểu
5. Bilirubin (BIL)
Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình bài tiết dịch mậtquá trình vỡ của các tế bào hồng cầu.
Xét nghiệm bilirubin nhằm mục đích:
- Chẩn đoán các bệnh về gan mật: viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, tắc mật, u đường mật
- Chẩn đoán các bệnh về máu: thiếu máu tán huyết, bệnh hồng cầu hình liềm, hồng cầu bị hủy hoại, dị ứng với máu nhận từ quá trình truyền máu.
- Chẩn đoán ung thư tuyến tụy.
Chỉ số bilirubin bình thường trong nước tiểu là âm tính
Xét nghiệm bilirubin thường được thực hiện ở những người có triệu chứng vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu đậm, buồn nôn, nôn mửa; người bị đau bụng (vùng hạ sườn phải); người uống nhiều bia rượu; nghi ngờ bị ngộ độc thuốc hoặc mắc bệnh viêm gan.
6. Tế bào bạch cầu: LEU (leukocytes)
Tế bào bạch cầu được sinh ra nhằm chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm …
Nước tiểu “sạch” sẽ không có sự xuất hiện của bạch cầu. Xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu nhằm mục đích chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Chỉ số LEU trong nước tiểu bình thường là dưới 15 tế bào/ µl.
Khi chỉ số LEU tăng cao thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm bể thận; tắc nghẽn đường tiểu (do sỏi tiết niệu); ung thư bàng quang, ung thư thận; phụ nữ có thai, người nhịn tiểu lâu.
7. Ketone niệu (KET)
Ketone (viết tắt là KET) là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất béo không hoàn toàn, các chất này tích lũy trong huyết tương và được bài tiết qua đường tiểu.
Ketone bao gồm 3 chất chính là: acetone, acetone acetic, acid betahydroxybutyric, trong đó acetone acetic và acid betahydroxybutyric hầu như chuyển hóa thành acetone. Vì vậy việc xét nghiệm ketone chủ yếu là tìm acetone trong nước tiểu. Ở người khỏe mạnh, ketone được tạo ra ở gan và chuyển hóa hoàn toàn, vì vậy nên trong nước tiểu không có ketone hoặc có với một lượng rất thấp, không đáng kể.
Nồng độ ketone trong nước tiểu bình thường là âm tính (negative). Đối với phụ nữ mang thai, thường không có hoặc có nhưng rất ít (chỉ từ 2.5 – 5 mg/dL).
Tình trạng ketone niệu có thể gặp bất cứ lúc nào do chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc tăng lượng mỡ chuyển hóa do giảm tiêu thụ carbonhydrat.
Ketone niệu liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống, những người dễ bị ketone niệu: nhịn đói, chế độ ăn nghèo năng lượng (carbonhydrat) hoặc giàu chất béo, người bị sốt, chán ăn, nôn ói kéo dài, phụ nữ mang thai, cho con bú, tiền sản giật.
Nếu phụ nữ mang thai bị ketone niệu kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn thì cần được thư giãn, nghỉ ngơi, ăn đủ bữa (không bỏ bất cứ bữa nào). Bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ dùng thuốc và truyền dịch.
Xét nghiệm ketone niệu có thể gợi ý các bệnh sau đây:
Mang thai
Đái tháo đường
Tiểu đường do thận
Bệnh lý liên quan đến dự trữ glycogen ở gan.
cac-chi-so-xet-nghiem-nuoc-tieu
Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
8. Tỷ trọng nước tiểu: SG 
Tỷ trọng nước tiểu: SG (Specific Gravity) là tỷ lệ giữa lượng các chất hòa tan trong nước tiểu so với nước thường (trọng lượng ≈ 1,000). Tỷ trọng thể hiện trạng thái thể dịch hay cân bằng nước của bệnh nhân (nước tiểu ở dạng cô đặc hay pha loãng). Tỷ trọng cao phản ánh nước tiểu cô đặc và ngược lại, tỷ trọng thấp phản ánh nước tiểu loãng.
Xét nghiệm tỷ trọng nước tiểu gợi ý một số khả năng như: các bệnh lý về thận (viêm cầu thận, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận), bệnh gan, tiểu đường, suy tim xung huyết.
Chỉ số bình thường của tỷ trọng nước tiểu là 1.005 – 1.030
Tỷ trọng nước tiểu tăng (SG > 1.030)
Điều này có nghĩa là nước tiểu bị cô đặc (chứa một lượng lớn chất hòa tan). Một số trường hợp làm tăng tỷ trọng nước tiểu: cơ thể bị mất nước (sốt, tiêu chảy); tuyến thượng thận gặp vấn đề: suy thượng thận, hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp; hội chứng thận hư; hạ kali huyết, suy tim do tắc nghẽn, suy gan; hoặc bệnh tiểu đường, truyền đường, tiểu ra đạm, hệ tiết niệu bị nhiễm độc.
Tỷ trọng nước tiểu giảm (SG < 1.005)
Nước tiểu bị pha loãng do khả năng cô đặc nước tiểu của thận kém hoặc nước tiểu bị đào thải quá mức. Tỷ trọng nước tiểu giảm có thể là dấu hiệu của các bệnh về thận: viêm cầu thận cấp, viêm bể thận, hoại tử ống thận, hoặc bệnh đái tháo nhạt do thận. Trường hợp nước tiểu bị kiềm hóa có thể gây ra hiện tượng tỷ trọng nước tiểu thấp (giả tạo).
Tỷ trọng nước tiểu không đổi (SG = 1.010)
Tỷ trọng nước tiểu không thay đổi cũng có thể gặp trong các bệnh: viêm cầu thận, suy thận mạn tính. Đối với bệnh thận giai đoạn cuối, tỷ trọng nước tiểu thường ở quanh mức 1.010.
9. pH nước tiểu
Độ pH của nước tiểu là thông số đánh giá tính axít của nước tiểu biểu hiện qua nồng độ ion H+ tự do trong nước tiểu.
Chỉ số pH nước tiểu bình thường nằm trong khoảng từ 5 – 8
Nếu độ pH < 5, nước tiểu mang tính axít
Các trường hợp làm cho nước tiểu mang tính axít:
- Bệnh suy thận cấp
- Người bị tiêu chảy, nôn ói nhiều.
- Người bị hen suyễn nặng hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do ứ khí CO2
- Biến chứng của bệnh đái tháo đường
- Người bị suy dinh dưỡng do thiếu chất nghiêm trọng hoặc nhịn đói lâu ngày.
- Chế độ ăn: ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm, nhiều đường, lúa mì, cá., 
Nếu độ pH > 8, nước tiểu mang tính kiềm, thường gặp trong các trường hợp sau:
- Bị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Các bệnh lý về thận: rối loạn chức năng thận, sỏi thận, suy thận mạn.
- Bị nôn ói nhiều khiến nồng độ các ion trong máu thay đổi.
- Chế độ ăn: ăn nhiều thức ăn có tính kiềm: rau, các loại hoa quả, một số loại hạt khô.
10. Chỉ số nitrit (NIT)
Chỉ số NIT thường dùng để xác định tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu. Khi có vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu, chúng sẽ tạo ra một loại enzyme có khả năng chuyển nitrate thành nitrite.
Bình thường trong nước tiểu sẽ không có nitrit (âm tính). Vì vậy, nếu kết quả xét nghiệm có nitrit trong nước tiểu thì điều đó chứng tỏ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (hay gặp nhất là vi khuẩn E. Coli).
xet-nghiem-nuoc-tieu-de-tim-ra-benh-gi
Lợi ích to lớn của xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là một phân tích đơn giản nhưng lại rất cần thiết giúp ích rất nhiều trong công tác khám chữa bệnh. Dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ có thể chẩn đoán một số bệnh như: nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý về gan, thận, đái tháo đường. 
Xét nghiệm nước tiểu cũng được dùng để phát hiện sự có thai ở phụ nữ (thông qua đo nồng độ hormone hCG) hoặc phát hiện dấu vết của việc sử dụng các chất ma túy (cần sa, heroin, thuốc lắc).
Bạn có thể xét nghiệm nước tiểu khi khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi có các triệu chứng bất thường ở đường tiết niệu như: tiểu buốt, riểu rắt, đi tiểu nhiều, tiểu ra máu.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7