top

Danh mục sản phẩm

Xét nghiệm Covid – 19: Nếu âm tính có chắc chắn bạn không bị mắc bệnh? Nếu dương tính có chắc chắn bạn bị nhiễm bệnh?

11/08/2021 10:57
Kết quả xét nghiệm Covid – 19: Nếu âm tính có chắc chắn bạn không bị mắc bệnh? Nếu dương tính có chắc chắn bạn bị nhiễm bệnh?
Hiện nay, đa số trong chúng ta khi khi nghe kết quả xét nghiệm Virus Sars – CoV – 2 của một người nào đó là dương tính thì lập tức cho rằng họ mắc bệnh Covid – 19 và ngược lại nếu kết quả là âm tính thì kết luận ngay rằng người đó không mắc bệnh Covid – 19. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Để kết luận một người có bị nhiễm Covid – 19 hay không, cơ quan chức năng phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
xet-nghiem-covid-19
Xét nghiệm virus Sars - CoV - 2 để chẩn đoán Covid - 19
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm Covid – 19. Hiện tại, các chuyên gia thường sử dụng hai phương pháp chính để xét nghiệm virus Sars – CoV – 2: Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử Realtime PCR và phương pháp xét nghiệm kháng thể.
1. Xét nghiệm Covid – 19 bằng phương pháp sinh học phân tử
Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử Realtime (viết tắt là RT – PCR) là phương pháp xét nghiệm nhằm xác định sự hiện diện của virus Sars – CoV – 2 thông qua việc phát hiện vật liệu di truyền của virus (RNA).
xet-nghiem-covid-19-realtime-pcr
Xét nghiệm Covid - 19 bằng sinh học phân tử Realtime PCR
Với loại xét nghiệm này, các nhân viên y tế sẽ lấy mẫu của người cần xét nghiệm bằng cách lấy dịch mũi họng (ngoáy mũi họng) hoặc đờm của họ sau đó chuyển về phòng xét nghiệm để kiểm tra. Tại đây, các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ chiết xuất vật liệu di truyền (RNA) của virus trong mẫu (nếu có), sau đó đem khuếch đại bằng PCR để xác định xem có sự hiện diện của virus trong mẫu hay không.
Ưu điểm của phương pháp Realtime PCR
- Có độ chính xác cao
- Được xem là “tiêu chuẩn vàng” để xác định một người có bị nhiễm virus hay không.
Nhược điểm của phương pháp Realtime PCR
- Thời gian cho kết quả lâu: trung bình từ 5 – 6 giờ kể từ khi nhận mẫu. Để trả kết quả thường phải mất 1 ngày.
- Đòi hỏi phải thực hiện ở nơi có đủ điều kiện về trang thiết bị: bệnh viện, phòng khám, các phòng thí nghiệm.
- Quá trình thực hiện phức tạp do phải trải qua nhiều khâu: lấy mẫu, xử lý mẫu, vận chuyển về phòng thí nghiệm.
2. Xét nghiệm Covid – 19 bằng phương pháp kháng nguyên
Xét nghiệm kháng nguyên (hay còn gọi là huyết thanh học) là phương pháp xét nghiệm máu để tìm virus một cách gián tiếp thông qua các kháng thể trong máu. Khi cơ thể mắc các bệnh nhiễm trùng thì trong máu sẽ sản sinh ra các kháng thể (các protein đặc biệt: IgM, IgG) để chống lại các bệnh này. Thông thường, sau khi nhiễm bệnh phải mất một thời gian nhất định cơ thể mới sản sinh ra các kháng thể, lúc đó xét nghiệm máu mới phát hiện được bệnh.
xet-nghiem-nhanh-covid-19
Xét nghiệm Covid - 19 bằng kháng nguyên (test nhanh)
Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm Covid – 19 bằng phương pháp kháng nguyên
- Cho kết quả nhanh: thường mỗi mẫu chỉ cần 15 – 30 phút là cho ra kết quả
- Dễ thực hiện: có thể làm tại nhà, cơ quan công sở, dịch vụ (nhà thuốc, phòng khám)
- Không đòi hỏi quá cao về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Nhược điểm của phương pháp xét nghiệm Covid – 19 bằng phương pháp kháng nguyên
          Có độ chính xác không cao
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp kháng nguyên là kết quả có độ tin cậy thấp. Tỉ lệ âm tính giả của phương pháp này tương đối cao (dao động từ 45 – 55%). Nên phương pháp kháng nguyên không được coi là tiêu chuẩn để chẩn đoán việc nhiễm bệnh. Xét nghiệm theo phương pháp này có thể giúp phát hiện những ca đã nhiễm virus một thời gian trước đó, còn đối với các mắc mới thì rất khó phát hiện, không đạt hiệu quả cao.
Nếu kết quả xét nghiệm Covid – 19 là dương tính có chắc chắn bạn bị nhiễm bệnh? Và ngược lại: nếu kết quả xét nghiệm âm tính, có chắc chắn bạn không bị nhiễm bệnh?
Nhiều người nghĩ rằng: nếu kết quả xét nghiệm Covid – 19 của một người là dương tính đồng nghĩa với việc người đó dính bệnh, còn nếu kết quả là âm tính tức là người đó không bị nhiễm bệnh. Cách hiểu “dương tính” = “nhiễm” và “âm tính” = “không nhiễm” là chưa chính xác. Trong thực tế, việc chẩn đoán một người có mắc bệnh Covid - 19 hay không chỉ đơn giản dựa vào kết quả xét nghiệm. Bởi các phương pháp xét nghiệm kết quả thường không chính xác tuyệt đối.
Phương pháp xét nghiệm Covid – 19 có chính xác không?
Cả hai phương pháp xét nghiệm Virus Sars – CoV – 2 đều có hai sai sót là “dương tính giả”“âm tính giả”.
Dương tính giả là khi một người không bị nhiễm bệnh nhưng kết quả xét nghiệm là dương tính.
Âm tính giả là khi một người bị nhiễm bệnh nhưng kết quả xét nghiệm là âm tính.
Tỉ lệ âm tính giả, dương tính giả của các phương pháp xét nghiệm Covid – 19 là bao nhiêu?
Phương pháp Realtime PCRtỉ lệ dương tính giả khoảng 5%âm tính giả khoảng 13%
Phương pháp xét nghiệm kháng nguyêntỉ lệ dương tính giả từ 0 - 3%âm tính giả khoảng 45% - 55%.
Như vậy có thể thấy phương pháp kháng nguyêntỉ lệ âm tính giả rất cao. Điều này khá dễ hiểu. Do phương pháp này dựa trên việc tìm kháng thể trong máu, kháng thể chỉ xuất hiện một thời gian sau khi cơ thể nhiễm bệnh, nên nếu xét nghiệm trong thời gian đầu ủ bệnh, chưa có các triệu chứng, chưa có kháng thể trong máu thì việc xét nghiệm sẽ không tìm ra bệnh (âm tính giả).
Do kết quả xét nghiệm có độ sai số nhất định. Nên để kết luận một người có bị mắc Covid – 19 hay không, các chuyên gia còn căn cứ vào độ nhạy và độ đặc hiệu
Độ nhạy của xét nghiệm là xác suất một người thật sự bị nhiễm bệnhkết quả xét nghiệm dương tính.
Độ đặc hiệu của xét nghiệm là xác suất một người thật sự không bị nhiễm bệnhkết quả xét nghiệm âm tính.
Các nghiên cứu cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu khi làm xét nghiệm ở những người đã có triệu chứng bệnh thường cao hơn so với những người không có triệu chứng.
am-tinh-gia-duong-tinh-gia-trong-xet-nghiem-covid-19
Độ nhạy và độ đặc hiệu trong các xét nghiệm Covid - 19
Vậy nếu một người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Sars – CoV – 2 thì xác suất họ bị nhiễm là bao nhiêu? 
Để trả lời cho câu hỏi trên, một Linh mục người Anh tên là Thomas Bayer đã phát minh ra cách tính xác suất như sau
Xác suất này phụ thuộc vào 3 yếu tố
Tỉ lệ số người bị nhiễm bệnh trong cộng đồng (kí hiệu là P)
Xác xuất dương tính giả (kí hiệu là FP).
Xác xuất dương tính thật (độ nhạy): kí hiệu là Se
Linh mục này đã chứng minh: Nếu một người có kết quả xét nghiệm dương tính thì xác xuất người đó bị nhiễm (Pr) được tính như sau:
Pr = (P x Se)/ [P x Se + 1 – P x FP]
Trong công thức trên thì tham số P (tỉ lệ người bị nhiễm trong cộng đồng) đóng vai trò quan trọng nhất. Tỉ lệ này trong cộng đồng thường dao động trong khoảng từ 0,01 – 5,00% và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi (người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ), bệnh lý (những người có bệnh nền nguy cơ cao hơn người khỏe mạnh), vị trí địa lý (các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ CHí Minh có nguy cơ cao hơn những vùng nông thôn), nghề nghiệp (nhân viên y tế thường có nguy cơ cao hơn những người khác ngoài cộng đồng).
Ví dụ: Lấy tỉ lệ lây nhiễm là 5% đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, còn những địa phương không có dịch, nằm ở vùng nông thôn, lấy tỉ lệ nhiễm là 0,5% để làm cơ sở tham khảo cho việc tính toán. Xác xuất một người bị nhiễm bệnh được tính theo bảng dưới đây (theo nhiều tỉ lệ nhiễm trong cộng đồng).
ti-le-lay-nhiem-covid-19-trong-cong-dong
Tỉ lệ lây nhiễm Covid - 19 trong cộng đồng
Vậy nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì xác suất bị nhiễm là bao nhiêu? Và kết quả âm tính thì xác suất bị nhiễm là bao nhiêu?
Theo bảng trên cho thấy: trong một cộng đồng có tỉ lệ nhiễm 0,1 – 5%
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì xác xuất cao (99%) không bị nhiễm bệnh
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính (bằng phương pháp kháng nguyên) thì xác suất bị nhiễm là trên 30%.
Vấn đề đặt là xác suất cao đến mức nào thì cần tiến hành thêm các bước can thiệp tiếp theo: xét nghiệm thêm, cách ly, truy vết …. Câu trả lời là không có một con số chung cho tất cả các trường hợp. Thí dụ như ở Australia, người ta lấy ngưỡng xác xuất 80% để quyết định cách ly và truy vết nhưng đối với những người đã có triệu chứng bệnh thì chỉ cần xác suất 5% cũng được xem là cao và cần tiến hành xét nghiệm thêm để đưa ra các bước hành động tiếp theo.
Câu hỏi liên quan đến xét nghiệm Covid – 19?
1. Tại sao những người đã khỏi bệnh rồi mà kết quả xét nghiệm virus Sars – CoV – 2 bằng PCR vẫn dương tính?
Như chúng ta đã biết cơ chế của xét nghiệm Covid – 19 bằng phương pháp dinh học phân tử (Realtime PCR) là phát hiện vật chất di truyền (RNA) của virus. Phương pháp này có độ nhạy rất cao nên ngay cả khi virus Sars – CoV – 2 đã bị chết, không còn khả năng gây bệnh cho cơ thể nữa thì sau vài tuần xét nghiệm PCR vẫn phát hiện ra RNA của virus gây nên tình trạng “dương tính giả”. Điều này lý giải vì sao nhiều trường hợp bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng làm xét nghiệm PCR vẫn cho kết quả dương tính. Thống kê cho thấy: có khoảng 16% trường hợp sau khi khỏi bệnh vẫn cho kết quả dương tính với virus.
Kết quả xét nghiệm Covid – 19 có thể bị sai lệch do ảnh hưởng của các yếu tố: vị trí lấy mẫu, thời gian vận chuyển, bảo quản mẫu, dung lượng mẫu, đặc biệt là thời gian từ lúc nhiễm đến khi lấy mẫu ảnh hưởng đến lượng vật chất di truyền (RNA) trong mẫu, lượng RNA này sẽ quyết định đến kết quả (dương tính hay âm tính) của mẫu thử. Vị trí lấy mẫu cũng rất quan trọng: lấy mẫu ở mũi có độ chính xác cao hơn lấy mẫu ở cổ họng. Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa giữa các phòng xét nghiệm cũng ảnh hưởng đến kết quả. Một mẫu thử có thể cho hai kết quả ở hai phòng xét nghiệm khác nhau: dương tính ở nơi này nhưng âm tính ở nơi khác.
Để chắc chắn về kết quả xét nghiệm, chúng ta nên thử nhiều lần và thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau (kháng nguyên, PCR), nên làm ở ít nhất hai phòng xét nghiệm khác nhau để cơ sở so sánh, đối chiếu các kết quả tìm được.
Chúng ta cũng nên thực hiện xét nghiệm ở các cơ sở y tế uy tín, được Nhà nước chỉ định và có đủ máy móc, trang thiết bị y tế và con người để đảm bảo cho việc xét nghiệm cho kết quả chính xác.
2. Xét nghiệm Covid – 19 giá bao nhiêu tiền?
Hiện nay, giá xét nghiệm Covid – 19 ở các cơ sở y tế công lập dao động từ 250.000 – 350.000đ đối với các mẫu xét nghiệm nhanh (test kháng nguyên)734.000đ/mẫu đối với xét nghiệm sinh học phân tử Realtime PCR. Còn tại các cơ sở y tế tư nhân. Chi phí xét nghiệm bằng kháng nguyên khoảng trên 500.000đ/mẫu, xét nghiệm RT – PCR có giá từ 1 – 4 triệu/mẫu tùy từng địa điểm.
3. Xét nghiệm Covid – 19 ở đâu?
Hiện nay, việc xét nghiệm Covid – 19 có thể tiến hành ở nhiều nơi khác nhau: các bệnh viện tư nhân và công lập, một số phòng khám tư, trung tâm y tế quận, huyện. Để biết chính xác các điểm xét nghiệm Covid – 19, người dân cần liên hệ với Sở Y Tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh để biết thông tin chi tiết.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7