top

Danh mục sản phẩm

Thế giới sắp có vắc xin phòng bệnh Covid - 19?

27/08/2020 06:23
THẾ GIỚI SẮP CÓ VẮC XIN PHÒNG BỆNH COVID 19?
Dịch bệnh Covid 19 do chủng virus Sars – CoV – 2 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Hiện tại, số ca mắc bệnh đã vượt mức 24 triệu (24.295.444 người) và đã có 828.219 người tử vong (thống kê đến ngày 27/08/2020).
Tại nước ta, số ca nhiễm bệnh đã vượt mức 1.000 (1.034 ca) và đã có 29 trường hợp tử vong.
Theo ông Tedros AdhanomTổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Tổ chức này hi vọng có thể chấm dứt được dịch bệnh trong vòng 2 năm tới. Trong bối cảnh hiện nay, việc tìm ra vắc xin phòng bệnh Covid 19 là yêu cầu cấp thiết đối với nhân loại toàn cầu. Ngay từ khi dịch bắt đầu bùng phát mạnh tại nhiều nước, hàng loạt các tập đoàn dược phẩm hàng đầu đã bắt tay vào nghiên cứu nhằm sớm tìm ra vắc xin phòng bệnh để hỗ trợ chính phủ các nước kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm chết người này. Hiện nay, một số quốc gia phát triển đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát minh. Nhiều vắc xin đã thử nghiệm xong giai đoạn đầu (giai đoạn 1 – 2) và đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng (thử nghiệm trên diện rộng) để đánh giá mức độ an toàn hiệu quả của chế phẩm trước khi đưa ra thị trường. Các vắc xin tiêu biểu phải kể đến như: Sputnik V của Nga, mRNA – 1273 của Moderna (Mỹ), ChAdOx1 nCoV – 19 hợp tác giữa Đại học Oxford của Anh và ĐH Queensland của Australia, Inovio của Mỹ, SinovacAd5 – nCoV của Trung Quốc.
vac-xin-sputnik-v-phong-benh-covid-19-cua-nga
Vắc xin Sputnik V phòng bệnh Covid - 19 của Nga
Nga là nước công bố việc sản xuất vắc xin ngừa Covid 19 sớm nhất khi vắc xin Sputnik V của họ sắp bước vào giai đoạn 3 của cuộc thử nghiệm. Sẽ có hơn 40.000  tình nguyện viên được tiêm vắc xin này trong tuần tới. Đây là cuộc thử nghiệm trên quy mô lớn nhằm đánh giá tính an toàn và khả năng miễn dịch của Sputnik V.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vắc xin Covid 19 và đã có hơn 20 quốc gia đặt hàng mua hơn 1 tỉ liều vắc xin Sputnik V của Nga.
Việc Nga tuyên bố sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh Covid 19 đã gây ra một cuộc tranh luận dữ dội trong giới khoa học và người dân trên toàn thế giới. Có hai trường phái đối lập nhau: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối.
Nhóm phản đối
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng VũViện nghiên cứu Ung thư Quốc Gia City of Hope, California – Mỹ, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím. Một sản phẩm vắc xin chỉ được sử dụng cho người khi nó đáp ứng 2 điều kiện: An toànHiệu quả. Bất kỳ một loại vắc xin nào, trước khi đưa ra thị trường đều phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng trên người, đây là quá trình kiểm tra kỹ lưỡng, nghiêm ngặt, và đầy thử thách để xác định xem loại vắc xin đó có an toàn để sử dụng đại trà hay không. Các thử nghiệm lâm sàng này thường được chia thành 4 pha (pha 1, pha 2, pha 3 và pha 4) với đặc điểm là: pha sau được nghiên cứu sâu hơn, với nhiều đối tượng hơn pha trước, các nhóm đối chứng cũng được bố trí chặt chẽ hơn.
tien-si-nguyen-hong-vu
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ - Người phản đối vắc xin 
Sputnik V của Nga
Quay lại với vắc xin Sputnik V của Nga, theo các nhà Khoa học trên Thế Giới và kể cả một số nhà Khoa học Nga. Việc Nga tuyên bố là nước đầu tiên trên Thế giới sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh Covid – 19 là một bước đi vội vàng, chưa thuyết phục được giới khoa học. Điều này không thực sự được coi là một “thành công rõ ràng”. Vậy lí do nào khiến các nhà Khoa học hoài nghi và lo lắng về vắc xin này? Có thể lí giải qua các yếu tố sau đây.
1. Vắc xin Sputnik V chưa trải qua đầy đủ các bước trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Cụ thể: vắc xin này mới chỉ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 (thử nghiệm giai đoạn 1 ngày 18/6/2020 với 2 thí nghiệm trên 76 người. Sputnik V chưa trải qua giai đoạn 3 – giai đoạn quan trọng nhất, khó khăn và thử thách nhất để chứng minh độ an toàn và hiệu quả của vắc xin trước khi được các tổ chức y tế và chính phủ cấp phép sử dụng đại trà. Trong giai đoạn này, để đánh giá chính xác mức độ an toàn và hiệu quả của vắc xin, các nhà Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm vắc xin trên diện rộng (từ vài trăm đến hàng trăm nghìn người). Các nhóm đối chứng cũng được thiết kế chặt chẽ hơn (để đảm bảo khách quan, những người tham gia thử nghiệm được phân chia ngẫu nhiên, người thử nghiệm không biết mình thuộc nhóm tiêm vắc xin hay giả dược)
2. Các thông tin khoa học về Sputnik V
Đến nay, các thông tin khoa học liên quan đến vắc xin Sputnik V của Nga không được công bố rộng rãi. Thậm trí, ngay cả kết quả nghiên cứu của vắc xin này cũng không được đăng tải trên website: https://clinicaltrials.gov – nơi đăng ký thử nghiệm lâm sàng của vắc xin.
Theo Giáo sư. Tiến sĩ Lê Trần BìnhViện Công nghệ Sinh học cho biết: Để một loại vắc xin được đưa vào sử dụng thì nó phải đáp ứng hai tiêu chí: Một là hiệu suất bảo vệ cao, hai là phải tuyệt đối an toàn cho người dùng. Hai tiêu chuẩn vàng này chỉ có thể khẳng định được sau quá trình thử nghiệm đại trà trên diện rộng. 
Để sản xuất ra một loại vắc xin cho cộng đồng, quá trình nghiêm cứu và bào chế bắt buộc phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm trên người. Giai đoạn 1: vắc xin được tiêm trên vài chục người. Giai đoạn 2: vắc xin được tiêm với số lượng nhiều hơn (vài trăm người). Giai đoạn 3: vắc xin được tiêm thử nghiệm trên diện rộng (vài nghìn đến vài chục nghìn người). Tất cả những người tham gia thử nghiệm vắc xin đều theo tinh thần tự nguyện và được theo dõi sức khỏe một cách sát sao.
Đối với vắc xin Sputnik V của Nga, việc thử nghiệm mới chỉ tiến hành trên 76 người là quá ít (xét theo góc độ khoa học) – con số này chỉ tương đương với số lượng của pha 1 trong quy trình thử nghiệm vắc xin. Thử nghiệm này là chưa đủ để chứng minh độ an toàn và hiệu quả của vắc xin, vi phạm quy định về quy trình sản xuất vắc xin của Tổ chức Y tế Thế giới.
Cũng theo Nhà Khoa học này: Vắc xin là sinh phẩm y tế đặc biệt được tiêm cho người lành, khỏe mạnh trên diện rộng nên tuyệt đối không được phép để xảy ra sai sót. Vắc xin sau khi được tiêm vào cơ thể người phải tạo ra được kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đáp ứng miễn dịch tốt trên người.
giao-su-tien-si-tran-le-binh
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Lê Bình
Nga phải chứng minh được Vắc xin Sputnik V có tính đặc hiệu đối với Coronavirus
Vắc xin phòng bệnh Covid – 19 của Nga được chế tạo theo công nghệ Vector adenovirus dựa trên nền tảng sử dụng một loại virus khác (adenovirus) – loại virus gây bệnh cảm cúm được vô hiệu hóa khả năng gây bệnh, virus này sẽ mang 1 phần của virus nCoV (trong trường hợp này là Protein – S). Sau khi được tiêm vào cơ thể người, adenovirus sẽ tổng hợp ra protein S của virus nCoV, qua đó hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết được virus Sars – CoV – 2 (nCoV) thông qua cách nhận biết protein S. Đây cũng là phương pháp mà rất nhiều loại vắc xin khác trên thế giới sử dụng với các hướng tiếp cận khác nhau: sử dụng vật liệu di truyền (DNA, RNA), sử dụng protein nguyên chất, sử dụng virus khác …
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là đã được nhiều quốc gia nghiên cứu qua những dịch bệnh lớn như: SARS, MERS, Ebola. Mỗi người chúng ta, hầu như ai cũng đã từng tiếp xúc với loại adenovirus này và đã có kháng thể. Vì vậy, Nga phải chứng minh được vắc xin của mình có tính đặc hiệu với virus Sars – CoV – 2, tránh xảy ra tình trạng đáp ứng miễn dịch giả.
Theo GS Bình: Giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng vắc xin có ý nghĩa vô cùng quan trọng và bắt buộc phải thực hiện vì khác với vắc xin sản xuất cho thú y. Thử nghiệm vắc xin trên người khó khăn gấp nhiều lần. Đối với động vật, các nhà nghiên cứu có thể làm thí nghiệm thử độc lực của virus (lấy virus gây bệnh để kiểm tra khả năng miễn dịch của con vật). Tuy nhiên, phương pháp này không được phép áp dụng trên người. Người ta thường dựa vào việc theo dõi đáp ứng miễn dịch qua yếu tố thời gian và không gian thông qua việc thử nghiệm vắc xin trên diện rộng trong thời gian từ 3 – 6 tháng tại vùng dịch.
Nhóm ủng hộ
Theo Ông Bùi Hồng QuânViện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học và Ứng dụng vi sinh miền Nam: Ông ủng hộ vắc xin Sputnik V của Nga. Nếu được nhập về Việt Nam, ông sẵn sàng đăng ký tiêm loại vắc xin này.
bui-hong-quan
Ông Bùi Hồng Quân – Viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học và Ứng dụng vi sinh miền Nam
Lí giải về sự tin tưởng này, ông Quân cho biết
1. Nhiều người lên án vắc xin Sputnik V của Nga được công bố vội vàng, hấp tấp, liều lĩnh, nguy hiểm, thiếu trách nhiệm và vi phạm đạo đức ngành Y. Nhưng theo ông: chúng ta không nên “đóng khung” khái niệm đạo đức một cách cứng nhắc. Bởi suy cho cùng: đạo đức cao nhất chính là cứu bệnh nhân và vắc xin chính là chìa khóa quan trọng trong việc phòng bệnh.
2. Nga không bỏ qua bước 3 của quá trình thử nghiệm vắc xin mà vẫn tuân thủ đúng quy trình nghiên cứu và sản xuất vắc xin để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Bằng chứng cho việc này là Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm Sputnik V trên quy mô lớn (với hơn 40.000 người tham gia) nhằm đánh giá “đáp ứng sinh miễn dịch và tính an toàn” của loại vắc xin này. Thử nghiệm này tương đương với giai đoạn 3 của quy trình sản xuất vắc xin.
3. Việc tổng thống Putin tuyên bố sẽ sử dụng vắc xin Sputnik V trong đại trà sẽ tạo ra một sức ép lớn cho các nhà khoa học Nga nhanh chóng hoàn thiện quy trình sản xuất để sớm có vắc xin phòng bệnh Covid – 19 cho Nga và các nước khác trên thế giới. Tuyên bố này cũng thúc đẩy các nước khác dồn hết nguồn lực để nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin giúp thế giới ngăn chặn đại dịch Covid – 19. Ông Putin đã khởi động một cuộc đua khoa học, đây là đòn bẩy giúp khoa học công nghệ phát triển.
4. Vắc xin Sputnik V đến giai đoạn được cấp phép thử nghiệm đại trà trên người thì chắc chắn đã đạt tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng.
5. Nga là nước có bề dày lịch sử trong nghiên cứu khoa học. Nước này đã thành công trong việc sản xuất vắc xin phòng bệnh hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS – CoV) năm 2012 – 1 trong 3 loại coronavirus gây suy hô hấp cấp gây tử vong ở người. Đây cũng là tiền đề để chúng ta tin tưởng vào sự thành công của vắc xin phòng bệnh Covid – 19 lần này.
Cuộc tranh cãi về vắc xin Sputnik V vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hi vọng rằng: sau cuộc thử nghiệm trên diện rộng lần này của Nga, các nhà khoa học sẽ đánh giá được tính an toàn và hiệu quả của loại vắc xin này để chúng sớm được đưa vào sử dụng, góp phần ngăn chặn đại dịch nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người trên toàn cầu này.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7