top

Danh mục sản phẩm

Tác hại khủng khiếp của việc cho trẻ nhỏ xem tivi, điện thoại

30/12/2022 15:28
Tác hại khủng khiếp của việc cho trẻ nhỏ
xem tivi, điện thoại
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các thiết bị di động thông minh (smartphone, máy tính bảng) đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà các thiết bị này mang lại: giúp kết nối mọi người, trao đổi học tập, công việc, giải trí, giảm stress … Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị di động cũng gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe: suy giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ …
Đối với trẻ em, hiện nay có nhiều gia đình cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ khá sớm, nhiều phụ huynh vì muốn dỗ con ăn ngoan, sẵn sàng cho con xem ti vi hoặc điện thoại trong lúc ăn, các bộ mẹ khác thì đưa điện thoại thông minh cho trẻ xem để chúng chơi ngoan, không làm phiền đến mình. Đa số người lớn chưa lường hết được tác hại của việc cho trẻ em xem ti vi hoặc chơi điện thoại quá nhiều.
tac-hai-cua-dien-thoai-voi-tre-em
Những tác hại của điện thoại với trẻ em
Vậy tác hại việc trẻ em tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị di động là gì?
1. Gây co giật, liệt cơ mặt
Nếu trẻ xem ti vi hoặc điện thoại quá nhiều có thể mắc hội chứng TIC, đây là một dạng rối loạn của các nhóm cơ vận động biểu hiện bằng việc xuất hiện các cử chỉ bất thường, lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát trong lời nói (phát âm)hành động (vận động). Nguyên nhân khiến trẻ bị Tic là do khi chơi game hoặc xem ti vi, điện thoại nhiều, mắt và hệ thần kinh luôn ở trong trạng thái tập trung một cách cao độ dẫn đến rối loạn thần kinh và các cơ vận động.
Theo TS. BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TPHCM, hội chứng Tic có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, thường gặp nhất là khi trẻ từ 4 – 5 tuổi trở lên và bắt đầu tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
Có hai loại Tic thường gặp là Tic vận động và Tic âm thanh
Tic vận động
Đây là loại Tic phổ biến (chiếm khoảng 80% số trường hợp), thường gặp ở mặt
- Thể đơn giản: trẻ biểu hiện bằng các hành động như: nháy mắt liên tục, nhăn mũi, gật đầu gật cổ, nhún vai.
- Thể phức tạp: trẻ nhại các động tác của người khác: vuốt tóc, nhảy, đá chân … Tic vận động phức tạp thường diễn ra lâu hơn và trên nhiều nhóm cơ vận động.
Tic âm thanh
Ít phổ biến hơn so với Tic vận động, (chiếm khoảng 20%). Ở dạng Tic này, trẻ thường bị rối loạn trong lời nói
- Tic âm thanh đơn giản: thường gây ra bởi sự co cơ hoành hoặc các cơ ở hầu họng. Trẻ biểu hiện bằng việc hay nói lầm bầm, ho, hắng giọng hoặc khịt mũi.
- Tic âm thanh phức tạp: trẻ nói đi nói lại một câu hoặc sử dụng từ ngữ không phù hợp với bối cảnh, có khi la hét.
benh-tic-o-tre-em
Hội chứng Tic ở trẻ em
Hội chứng Tic thường khó điều trị triệt để và khả năng tái phát rất cao nên khi phát hiện trẻ mắc Tic, phụ huynh cần đưa con em mình đến các cơ sở y tế để điều trị, bên cạnh đó việc cần thiết nhất là cha mẹ hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, tạo môi trường lành mạnh cho trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.
2. Gây rối loạn giấc ngủ
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng nhất là đối với sự phát triển về thể chất và tinh thần. Khi ngủ đủ giấc, trẻ có tinh thần tốt (luôn vui tươi, phấn chấn), nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển chiều cao tốt hơn (do hormone tăng trưởng GH được tiết ra nhiều nhất trong lúc ngủ). Giấc ngủ ngon giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung, thông minh và cao lớn hơn.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh sự liên quan chặt chẽ giữa việc thiếu ngủ với các bệnh lý: thừa cân, béo phì; không tập trung; hay bị mệt mỏi, rối loạn hành vi (hiếu động, cáu gắt, bốc đồng).
Ở Mỹ, một nghiên cứu được thực hiện trên 500 học sinh tiểu học cho thấy: trẻ xem tivi nhiều sẽ bị rối loạn giấc ngủ: ngủ muộn (sai giờ), khó ngủ, trằn trọc, lo lắng khi ngủ.
Một nghiên cứu khác của hai tác giả Rebecca SpencerAbigail Helm cho thấy: trẻ sơ sinh hoặc mẫu giáo nếu xem ti vi hoặc điện thoại hàng ngày thì sẽ gặp vấn đề về giấc ngủ: ngủ ít hơn (khoảng 16 phút), chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn trước.
tre-em-xem-dien-thoai-bi-mat-ngu
Sử dụng điện thoại gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Trẻ em bị thiếu ngủ gây ra tác hại gì?
Khi chất lượng giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo (thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc) thì cơ thể trẻ sẽ tiết ra một số loại hormone như: cortisolprogesterone. Các chất này gây mất cân bằng nội tiết khiến trẻ gặp một số vấn đề như: mệt mỏi, không tập trung, hay bị căng thẳng, sợ hãi, dễ cáu gắt hoặc quấy khóc (trẻ nhỏ).
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, chậm phát triển, hormone tăng trưởng bị giảm, dễ bị ốm và nhiễm trùng (do hệ miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế).
Tại sao trẻ xem tivi, điện thoại nhiều lại bị mất ngủ?
Màn hình của các thiết bị di động thông minh (điện thoại, máy tính bảng) thường phát ra ánh sáng xanh, loại ánh sáng này rất có hại cho mắt, bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng (cản trở) quá trình sản xuất melatonin – một loại hormone được sản xuất trong não giúp con người ngủ đúng giờ, dễ đi vào giấc ngủ. Điều này khiến cho trẻ thấy tỉnh táo, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên khiến trẻ khó ngủ.
Mặt khác khi trẻ xem nội dung các chương trình trên tivi, điện thoại, hệ thần kinh của chúng sẽ bị kích thích khiến trẻ hưng phấn hoặc sợ hãi quá mức. Điều này khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon: hay bị giật mình, sợ hãi, ngủ không sâu giấc.
3. Giảm thị lực, các bệnh về mắt
Đối với trẻ em, do mắt của các bé chưa phát triển toàn diện nên nếu tiếp xúc quá nhiều với điện thoại thông minh hoặc các thiết bị di động sẽ khiến trẻ mắc các bệnh về mắt như: khô mắt, mỏi mắt, cận thị, bệnh võng mạc.
Trên Thế giới, đã có trẻ bị mù lòa do dùng điện thoại quá nhiều, đó là trường hợp của bé gái 10 tuổi có tên là Indrianti Amran sống ở thị trấn Gowa, Indonesia. Gia đình em bé cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, em phải học trực tuyến nhiều nên thời gian tiếp xúc với điện thoại lâu. Điều này khiến cho mắt của bé bị tổn thương, thị lực suy giảm nghiêm trọng và cuối cùng bé không còn nhìn thấy gì.
Trẻ xem nhiều điện thoại, máy tính mắc bệnh gì về mắt?
- Khô mắt
Khô mắt là hiện tượng xảy ra khi nước mắt hoặc lượng dầu tiết ra không đủ để cung cấp đủ độ ẩm cho mắt hoạt động nhằm tránh các tổn thương và nhiễm trùng.
Khi trẻ quá tập trung xem tivi, điện thoại thông minh thì rất dễ bị khô mắt do mắt bé không được điều tiết đúng cách, không chớp mắt liên tục nên nước mắt tiết ra ít dẫn đến tình trạng khô mắt.
- Mỏi mắt
Khi trẻ xem điện thoại, tivi nhiều thì rất dễ bị mỏi mắt do đôi mắt phải hoạt động quá mức. Cần hạn chế hoặc có thời gian nghỉ giữa những lần dùng các thiết bị này.
- Cận thị
Ngày nay, tỷ lệ trẻ em bị cận thị ngày càng cao do chúng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử nên mắt dễ mắc các tật về khúc xạ. Ở lứa tuổi này, cơ quan thị giác vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, việc xem điện thoại hoặc ipad, mắt trẻ tập trung cao độ do hình ảnh trên các thiết bị này chuyển động liên tục, điều này khiến mắt phải làm việc liên tục, không ngừng nghỉ. Hơn nữa, trẻ thường có xu hướng dí mắt gần vào màn hình nên chúng càng dễ bị cận thị hơn.
Ánh sáng xanh có hại cho mắt như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính và điện thoại thông minh khiến cho các tế bào nhạy cảm với ánh sáng bị tổn thương, điều này khiến cho quá trình thoái hóa điểm vàng diễn ra nhanh hơn. Từ đó dẫn đến suy giảm thị lực cũng như phát triển các bệnh khác về mắt.
Để bảo vệ mắt, các nhà khoa học khuyên chúng ta nên chớp mắt thường xuyên, nếu mắt phải làm việc lâu trước màn hình thì cứ 20 phút cần nghỉ mắt một lần. Bên cạnh đó, màn hình máy tính hoặc điện thoại phải đặt ở vị trí tối, không có nguồn sáng khác phản chiếu gây chói mắt. Tốt nhất, màn hình nên đặt thấp hơn tầm mắt từ 17 – 25 cm.
xem-dien-thoai-co-hai-mat-khong
Tác hại của điện thoại đối với mắt trẻ em
4. Mắc các bệnh nhiễm khuẩn
Theo phân tích của các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ), trên màn hình điện thoại di động có chứa rất nhiều vi khuẩn, thậm chí còn nhiều hơn (gấp 10 lần) so với bồn cầu trong nhà vệ sinh. Trong đó có cả các loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng (Streptococcus), Escherichia coli (E.coli), MRSA. Các loại vi khuẩn này đóng vai trò là tác nhân gây bệnh khi trẻ cầm nắm hoặc sờ vào màn hình điện thoại. Vì vậy nên tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị này để hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn.
5. Các bệnh lý về tim mạch
Trong một nghiên cứu của Đại học Sydney (Australia) được thực hiện trên 1.492 học sinh tiểu học cho thấy những em ngồi xem tivi hoặc máy tính nhiều hơn 1 giờ mỗi ngày thì có nguy cơ bị cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch do các mạch máu ở võng mạc bị hẹp – dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh về tim mạch.
Để tiến hành, các em học sinh được đưa đi chụp kỹ thuật số và đo kích thước của các mạch máu võng mạc. Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành đo chiều cao, cân nặng, huyết áp. Họ nhận thấy rằng trung bình mỗi ngày trẻ xem tivi hoặc ngồi máy tính 1.9 giờ nhưng chỉ hoạt động thể chất trong 36 phút thì động mạch võng mạc bị hẹp 2.3 micron. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi xem tivi là rất cao (18% cho mỗi giờ mà trẻ ngồi trước màn hình).
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhấn mạnh, nếu thời gian xem tivi hay điện thoại dưới 1 tiếng mỗi ngày hoặc trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời nhiều thì không gặp tình trạng trên.
6. Phát triển các khối u trong não
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Devra, trẻ em nếu tiếp xúc quá sớm với điện thoại di động thì có nguy cơ mắc ung thư não cao gấp 4 – 5 lần so với những trẻ không sử dụng. Lí giải về điều này, Tiến sĩ cho biết trẻ em có hộp sọ mỏng, bộ não của chúng cũng chứa nhiều dung dịch hơn người lớn nên dễ hấp thụ bức xạ sóng điện thoại hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Ở trẻ em, hộp sọ của chúng rất mỏng nên khả năng hấp thụ đến hơn 60% bức xạ điện thoại vào não (lớn hơn so với người lớn). Các bộ phận khác như: da, mô, xương của trẻ có thể hấp thụ gấp 2 lần so với người trưởng thành.
song-dien-thoai-co-hai-cho-tre-em-khong
Bức xạ điện thoại rất có hại cho não trẻ nhỏ

 
7. Rối loạn tăng động, giảm khả năng chú ý, tập trung
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ, trẻ em nếu sử dụng nhiều điện thoại thông minh sẽ bị rối loạn tăng động, mất tập trung (Hội chứng ADHD). Giáo sư Leventhal, Đại học Y khoa Keck (Los Angeles) cũng cho rằng việc lạm dụng các thiết bị di động làm tăng nguy cơ mắc ADHD. Vị Giáo sư này cũng tiến hành 1 cuộc khảo sát trên 2.600 học sinh trong vòng 2 năm, đa số (80%) thường xuyên sử dụng các thiết bị di động. Kết quả cho thấy, nhiều người gặp các triệu chứng như: mất ngủ, không tập trung, bốc đồng.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta (Canada) cũng đã thực hiện một nghiên cứu trên 2.400 gia đình có con nhỏ và nhận thấy rằng những trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại thông minh và máy tính bảng thường gặp các vấn đề trong hành vi. 
Một kết luận khác cũng được đưa ra: những trẻ trong độ tuổi mẫu giáo nếu tiếp xúc với các thiết bị điện tử trên 2 tiếng mỗi ngày thì khả năng chú ý giảm đi 5 lần và nguy cơ tăng động cao gấp 7 lần so với những trẻ khác.
tre-em-bi-tang-dong-adhd-do-xem-dien-thoai
Trẻ em tiếp xúc nhiều với các thiết bị di động có thể dẫn đến hội chứng ADHD
8. Các bệnh về xương khớp, cột sống.
Khi trẻ chơi điện tử hoặc xem phim trên điện thoại, máy tính, chúng thường ngồi bất động và giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Điều này có thể khiến trẻ bị cong, vẹo cột sống. 
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), trong quá trình khám bệnh, bà đã gặp rất nhiều trường hợp học sinh mới học cấp 2 đã bị đau khớp ngón tay (nhất là ngón tay cái) do sử dụng điện thoại quá nhiều. Một số em có biểu hiện bị viêm gân, lâu ngày dẫn đến thoái hóa các khớp nhỏ ở ngón tay.
Nên cho trẻ em dùng điện thoại bao lâu mỗi ngày?
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu đã được thực hiện. Viện nghiên cứu Y khoa trẻ em Hoa Kỳ và Hội Y khoa Canada khuyến cáo các các bậc phụ huynh không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử thông minh.
Trẻ từ 3 – 5 tuổi, mỗi ngày, thời gian tiếp xúc với điện thoại không nên quá 1 tiếng.
Trẻ từ 6 – 18 tuổi, thời gian tiếp xúc không được quá 2 tiếng mỗi ngày.
Các thiết bị thông minh: điện thoại, máy tính bảng là phương tiện hữu ích hỗ trợ trẻ trong việc học tập, giải trí. Tuy nhiên để tránh những tác hại nguy hiểm của chúng, chúng ta cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi) tiếp xúc với tivi, điện thoại.
- Đối với những trẻ lớn (trên 3 tuổi): mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 giờ. Khi dùng, nên có sự giám sát của người lớn và có khoảng thời gian nghỉ giữa giờ.
- Đối với phụ nữ mang thai và mới sinh con: Nên để điện thoại xa em bé, việc nhằm tránh các bức xạ của sóng điện thoại và sóng wifi. Không mang theo điện thoại bên người nếu không thật cần thiết. Không nên nghe điện thoại trực tiếp bằng tai mà hãy sử dụng loa ngoài
- Hạn chế chụp ảnh bé, nếu chụp, tuyệt đối không dùng đèn flash – điều này rất có hại cho mắt của trẻ.
- Tránh sạc điện thoại gần giường ngủ của trẻ. Khi ngủ nên để điện thoại càng xa người càng tốt.
- Tuyệt đối không dùng điện thoại khi đang sạc pin, điều này có thể làm tăng bức xạ sóng điện thoại, tăng nguy cơ gây cháy nổ.
 

Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7