top

Danh mục sản phẩm

Progesterone là gì? Progesterone có tác dụng gì? (Vai trò của Progesterone trong cơ thể)

29/08/2023 10:11
Progesterone là gì? Progesterone có tác dụng gì?
(Vai trò của Progesterone trong cơ thể)
Progesterone là gì?
Progesterone là một trong hai loại hormone sinh dục của phụ nữ (loại còn lại là estrogen). Thực tế, ở nam giới cũng có một lượng nhỏ progesterone tham gia vào quá trình phát triển của tinh trùng.
hormone-progesterone-la-gi
Hormone progesterone
Trong cơ thể nữ giới, progesterone được sản xuất ở ba cơ quan khác nhau là buồng trứng, nhau thaituyến thượng thận (trong đó buồng trứng là nơi sản xuất chính progesterone, sau khi trứng rụng). Đây là loại hormone rất quan trọng đối với phụ nữ giúp tạo ra chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ sinh sản (hỗ trợ quá trình mang thai và cho con bú).
Progesterone chủ yếu được tiết ra ở giai đoạn nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Ở các thời điểm khác nhau của chu kỳ, lượng progesterone được sản xuất ra cũng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể để phù hợp với hoạt động của các cơ quan trong hệ sinh sản (tử cungbuồng trứng).
Progesterone có tác dụng gì? (Vai trò của progesterone trong cơ thể)
Progesterone được biết đến với vai trò nổi bật là tạo ra hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ, đặc biệt là tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Ngoài ra, hormone này còn là chất chuyển hóa trung gian trong quá trình sản xuất các loại hormone steroid nội sinh khác.
1. Tạo ra và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt 
Cùng với estrogen, progesterone giúp tạo ra hiện tượng kinh nguyệt và duy trì chu kỳ kinh nguyệt (mỗi chu kỳ diễn ra trong 28 – 31 ngày, tùy thuộc vào từng người). Ở mỗi giai đoạn khác nhau, nồng độ progesterone được tiết ra khác nhau.
Sau khi hiện tượng rụng trứng xảy ra sẽ có hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: trứng được thụ tinh (có thụ thai)
Nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra, hoàng thể tiếp tục tiết ra progesterone đến khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ để giúp cho thai nhi phát triển.
Khi trứng đã được thụ tinh thì progesterone cùng với estrogen sẽ tác động đến biểu mô âm đạo làm cho chất nhầy cổ tử cung bị đặc quánh lại khiến cho tinh trùng không thể tiếp tục xâm nhập vào tử cung. Đây là một tác động kép, vừa tránh hiện tượng nhiều trứng được thụ tinh cùng lúc, vừa ngăn cản hiện tượng rụng trứng cho đến khi thai kỳ kết thúc
Trường hợp thứ hai: trứng không được thụ tinh (không thụ thai)
Trong trường hợp này, nồng độ progesterone trong máu sẽ giảm xuống, hoàng thể (thể vàng) sẽ teo đi, lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc dần tạo ra chu kỳ kinh nguyệt.
vai-tro-cua-progesterone-trong-co-the
Vai trò của progesterone trong cơ thể phụ nữ
2. Tạo điều kiện cho quá trình làm tổ và nuôi dưỡng thai nhi.
Sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng (hiện tượng thụ thai xảy ra), progesterone sẽ hỗ trợ cho quá trình làm tổ của trứng bằng cách kích thích lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn, đóng vai trò như một lớp lót cho thai nhi phát triển.
Trong suốt thời kỳ mang thai, nồng độ progesterone trong máu luôn được duy trì ở mức cao, chúng hoạt động như một loại hormone an thai để giữ cho cổ tử cung luôn ở trong trạng thái đóng kín, giúp thai nhi làm tổ an toàn và thuận lợi trong tử cung, ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung dẫn đến hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.
Progesterone còn giúp bảo vệ thai nhi tránh khỏi tác hại của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) xâm nhập vào cơ thể. Hormone này tạo ra nút nhầy ở cổ tử cung, nhờ đó mà cổ tử cung được đóng chặt, ngăn cách hoàn toàn thai nhi với môi trường. 
Một tác dụng quan trọng khác của progesterone là đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ bằng cách tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung.
3. Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh (tạo sữa)
Trong thời gian mang thai, nồng độ hormone progesterone và estrogen được duy trì ở mức cao. Điều này giúp các tuyến sữa phát triển và hoạt động từ tháng thứ ba của thai kỳ, nhưng việc tiết sữa trong giai đoạn này vẫn bị ngăn chặn (do ức chế prolactin – một hormone tiết sữa). Sau khi sinh, lượng progesterone giảm xuống đột ngột dẫn đến việc kích hoạt bài tiết hormone prolactin, nhờ đó mà quá trình tạo sữa bắt đầu. Sữa thường được tiết ra từ 24 – 48 giờ sau khi sinh và là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ sơ sinh.
Nồng độ progesterone trong cơ thể phản ánh điều gì?
Trước khi rụng trứng, nồng độ progesterone thường ở mức thấp, sau khi trứng rụng, nồng độ hormone này tăng lên và tiếp tục tăng cao nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra. Ngược lại, chúng sẽ giảm đi nếu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.
nong-do-progesterone-thay-doi-nhu-the-nao-trong-chu-ky-kinh-nguyet
Nồng độ Progesterone và các loại hormone khác trong chu kỳ kinh nguyệt
Ở những phụ nữ đã trải qua nhiều lần mang thai hoặc sinh đôi, sinh ba, nồng độ progesterone trong cơ thể họ thường cao hơn so với những người chưa từng có con.
Nồng độ progesterone trong cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nếu nồng độ progesterone không thay đổi (không tăng – giảm) hàng tháng thì đó là một điều bất thường báo hiệu người phụ nữ đang gặp trục trặc về kinh nguyệt, rụng trứng hoặc cả hai. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như: vô sinh, rối loạn kinh nguyệt …
Khi gặp các vấn đề về kinh nguyệt (rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh …) hoặc trục trặc khi mang thai: khó thụ thai, bị sảy thai hoặc thai ngoài tử cung, chị em sẽ được chỉ định xét nghiệm progesterone trong máu.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu nồng độ progesterone trong huyết thanh thấp thì người phụ nữ khó mang thai do lớp niêm mạc tử cung quá mỏng khiến cho việc làm tổ của trứng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian mang thai, nếu nồng độ hormone này xuống thấp thì thai phụ có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc nguy cơ chửa ngoài tử cung.
dau-hieu-bi-say-thai
Nồng độ progesterone trong cơ thể có liên quan đến hiện tượng sảy thai
Nếu nồng độ progesterone trong máu thấp. Điều này gợi ý đến một số khả năng:
- Không có kinh nguyệt (vô kinh).
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
- Sảy thai hoặc thai chết lưu
- Thai ở ngoài tử cung.
- Suy giảm chức năng buồng trứng.
Đối với phụ nữ không mang thai, nếu nồng độ progesterone trong máu thấp có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu tử cung, mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nghiêm trọng hơn là tình trạng hiếm muộn, vô sinh. Nếu nồng độ hormone này quá thấp sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ với các biểu hiện như: tăng cân, giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt không đều, căng tức ngực, xơ nang vú, trầm cảm, nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp, u xơ hoặc ung thư tử cung.
Nếu nồng độ progesterone trong máu cao
Thông thường, nồng độ progesterone trong máu tăng cao khi phụ nữ mang thai. Trong một số trường hợp, khi lượng hormone này tăng quá cao có thể dẫn đến hiện tượng đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba).
Một số trường hợp, nồng độ progesterone trong máu tăng cao có thể báo hiệu các vấn đề bất thường về sức khỏe.
Nguyên nhân khiến nồng độ progesterone tăng cao:
- Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi (giai đoạn hoàng thể bị kéo dài hơn bình thường).
- Nồng độ Estrogen bị suy giảm.
- Gặp các vấn đề về buồng trứng: u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng
- Các vấn đề về tuyến thượng thận: tăng sản thượng thận bẩm sinh, tuyến thượng thận sản xuất progesterone quá mức.
- Bổ sung quá nhiều progesterone (qua da hoặc bằng đường uống) dẫn đến thừa.
Qua các phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của progesterone đối với nữ giới, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Progesterone có liên quan mật thiết với hiện tượng sảy thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu nồng độ chất này thấp sẽ khiến cho lớp niêm mạc tử cung dễ bị bong tróc, trứng khó làm tổ. Sự thiếu hụt progesterone trong thai kỳ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến sảy thai, mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con) hoặc đẻ non, vì vậy khi mang thai, phụ nữ cần kiểm tra thường xuyên nồng độ progesterone, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu có hiện tượng ra máu (chảy máu) âm đạo kèm theo các cơn co thắt tử cung, thai phụ cần lập tức đến bệnh viện ngay, bởi đó có thể là dấu hiện cảnh báo sảy thai. 
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7