top

Danh mục sản phẩm

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị ung thư vú

05/12/2019 14:30
NẾU GẶP NHỮNG DẤU HIỆU NÀY BẠN HÃY ĐI KHÁM UNG THƯ VÚ NGAY
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO): mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 1.2 triệu người mắc ung thư vú. Ở nước ta, mỗi năm có khoảng 15.000 ca mới mắc bệnh và trên 6.000 ca tử vong do căn bệnh này.
benh-ung-thu-vu
Ung thư vú - Loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K: ung thư vú đang có dấu hiệu gia tăng và trẻ hóa. Năm 2.000, ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh là (18/100.000), tức cứ 100.000 người mới có 18 người mắc ung thư vú. Đến năm 2010 tỉ lệ này là: 30/100.000 tức là cứ 100.000 người thì có đến 30 người mắc bệnh. Như vậy, chỉ sau 10 năm, tỉ lệ người mắc ung thư vú đã tăng gần gấp đôi. Dự báo đến năm 2020 nước ta có đến 23.000 ca mắc ung thư vú.
cac-loai-nenh-ung-thu
Tỉ lệ mắc ung thư vú so với các loại ung thư khác ở nước ta
Điều đáng nói là nhiều phụ nữ mắc ung thư vú khi còn rất trẻ (20 hoặc 21 tuổi). Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh.
Ung thư vúcăn bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ, có thể gặp ở bất cứ người nào. Nếu các chị em chủ quan, không quan tâm đến sức khỏe, các dấu hiệu bất thường trên cơ thể và các triệu chứng của bệnh là đang tự giết chết bản thân mình bởi căn bệnh “quái ác” này. Việc phát hiện bệnh ở “giai đoạn sớm”“chìa khóa sống còn” giúp tăng tỉ lệ thành công của việc điều trị. Thống kê cho thấy: 90% số bệnh nhân ung thư vú được chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT UNG THƯ VÚ
1. Xuất hiện u, cục ở vú
Đây là dấu hiệu đầu tiên và rất dễ nhận biết, có thể dùng tay sờ nắn thấy, chúng thường không gây đau đớn. Tuy nhiên, cần kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện sớm các khối u mới hình thành hoặc các u cục bất thường. Khi phát hiện có khối u ở vú, chị em không nên quá hoảng sợ. Bởi khối u có rất nhiều loại: u mỡ tuyến vú, khối u do viếm tuyến vú gây ra. 75% khối u ở ngực là lành tính và có thể điều trị dễ dàng. Khi có khối u, tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa về ung bướu để được thăm khám và xét nghiệm.
2. Vú to lên một cách bất thường
Bạn nên thận trọng khi thấy kích thước vòng 1 to lên một cách bất thường, hai bên không tương xứng (bên to, bên nhỏ) một bên vú dày, chắc hơn bên còn lại, thường xuyên cảm thấy cương cứng ở ngực. Đó có thể là một trong các dấu hiệu của ung thư vú.
3. Đau tức ngực, đau hoặc đỏ vú
Nếu chị em phụ nữ đột nhiên thấy ngực bị nhói đau như luồng điện xẹt qua từ ngực trái đến ngực phải thì đó là dấu hiệu không tốt cảnh báo sức khỏe vòng một có vấn đề. Đó có thể là triệu chứng của ung thư vú.
Phụ nữ thường bị tức ngực, đau tuyến vú trong suốt chu kỳ kinh nguyệt cũng như trong thời gian mang thai, điều này là hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu chị em bị đau vú cả trong những ngày bình thường, cơn đau dai dẳng và có dấu hiệu nặng hơn khi đến kỳ kinh thì tốt nhất nên đi siêu âm vú để bác sĩ kiểm tra tuyến vú cho mình.
dau-hieu-bi-ung-thu-vu
Những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư vú
4. Vú thay đổi màu sắc
Một số phụ nữ bị ung thư vú thấy có sự thay đổi ở da vú: tấy đỏ da, độ dày của da thay đổi.
5. Núm vú thay đổi bất thường
Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận biết ung thư vú
- Núm vú dẹt hơn bình thường
- Núm vú thụt vào bên trong
- Lớp da bên ngoài núm vú nhăn nheo, sần sùi và có vảy khô.
- Núm vú tiết dịch (dịch có thể dạng nước, dịch nhầy hoặc máu), có thể tiết dịch 1 bên hoặc cả 2 núm vú. Nếu núm vú chảy dịch máu thì có đến 80% khả năng mắc ung thư vú. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy dịch là do khối u trong tuyến sữa gây ra tình trạng viêm ống tuyến sữa. Người ta thường nội soi ống tuyến sữa hoặc làm kính phết dịch nhày mang đi xét nghiệp để chẩn đoán chính xác bệnh.
- Nổi mẩn trên núm vú hoặc xung quanh núm vú.
- Da vùng vú không đều (bị lồi lõm, dính da, co kéo bất thường)
trieu-chung-benh-ung-thu-vu
Núm vú bị tụt vào bên trong là triệu chứng điển hình của ung thư vú
6. Nổi hạch ở nách hoặc hố thượng đòn (hố trên và dưới xương đòn)
Phần lớn hạch bạch huyết tuyến vú dẫn lưu đến nách làm cho nách xưng to. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nổi hạch ở nách là dấu hiệu của ung thư vú. Khi bạn dùng tay vuốt từ bầu ngực lên trên theo đường hõm nách mà thấy hạch nổi lên ở hõm nách kèm theo xuất hiện khu vực có mô cứng hơn hoặc khó di chuyển khi rê ngón tay, hoặc có khối u vùng nách, đau vùng nách thì nên đi khám bác sĩ để được thăm khám.
7. Đau lưng, đau mỏi vai gáy.
Triệu chứng này nghe có vẻ không liên quan đến ung thư vú, nhưng thực tế lại có. Khi trong vú có các khối u, theo thời gian chúng sẽ tăng dần kích thước. Đến thời điểm khi các khối u đã lớn, chúng sẽ chèn ép, đẩy ngược xương sườn và xương sống ra phía sau khiến người bệnh bị đau lưng, đau vai gáy.
Bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Theo thống kê của Bệnh viện K: 
- Giai đoạn 1 – 2: 90% có thể điều trị ổn định.
- Giai đoạn 3: tỉ lệ chữa khỏi là 60% (nếu phát hiện sớm)
- Giai đoạn 4: việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau đớn, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Giám đốc Bệnh viên K khuyên các chị em phụ nữ nên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú ở tuổi 40 để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhất là đối với những người có nguy cơ mắc ung thư vú:
- Tiền sử gia đình có người bị ưng thư vú: những người có mẹ hoặc chị/em gái mắc ung thư vú hoặc những người có kinh sớm, không sinh con … là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
- Người gặp vấn đề về sinh sản: vô sinh, hiếm muộn, có con muộn (có con đầu lòng khi ngoài 35 tuổi).
- Phụ nữ ngoài 40 tuổi (78% số người mắc ung thư vú trên 50 tuổi).
- Người có nội tiết tố không đều: tăng nồng độ hormone hoặc tác dụng kéo dài của hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh muộn hoặc dùng liệu pháp hormone thay thế lâu dài sau thời kỳ mãn kinh.
- Người có tiền sử mắc bệnh u nang, u xơ tuyến vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng
- Các yếu tố khác: người uống nhiều bia rượu, ăn nhiều chất báo, sống trong môi trường phơi nhiễm bức xạ, ion hóa lâu ngày.
nguy-co-mac-ung-thu-vu
Những người có nguy cơ cao bị ung thư vú
Để phòng bệnh ung thư vú, chị em phụ nữ nên xây dựng thói quen tập luyện thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều rau, củ, quả, cá. Giữ cho cân nặng ở mức vừa phải (chỉ số khối cơ thể BMI sau mãn kinh ở mức 22.9). Quan trọng nhất, mỗi người hình thành thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là đối với những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên và những người trong gia đình có người thân bị ung thư vú (mẹ, chị/em gái), người dương tính (+) với gen BRCA1 BRCA2 thì nên đi tầm soát ung thư sớm hơn và chụp cộng hưởng từ thay vì chụp nhũ ảnh để phát hiện ung thư vú.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7