top

Danh mục sản phẩm

Nguyên nhân nào khiến nhiều trẻ em ở nước ta bị tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng Covid - 19? Có nên tiêm vắc xin cho trẻ hay không?

12/12/2021 13:51
Tại sao nhiều trẻ em ở nước ta bị tai biến khi tiêm vắc xin Covid – 19?
Có nên tiêm vắc xin phòng Covid – 19 cho trẻ em hay không?
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, nước ta đã triển khai chiến dịch vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 18 tuổi, nhưng sau một thời gian tiến hành tiêm chủng, đã xảy ra một số ca tai biến khiến một số trẻ phải nhập viện cấp cứu và đã có trường hợp trẻ bị tử vong sau khi tiêm, điều này làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của vắc xin và nhiều phụ huynh băn khoăn có nên tiêm vắc xin cho con em mình hay không?
Trước tiên, chúng ta cùng điểm qua một số ca tai biến sau khi tiêm vắc xin ở trẻ em
Trường hợp đầu tiên là vào ngày 24/11 xảy ra tại Bắc Giang, một em học sinh ở huyện Sơn Động, sau khi tiêm vắc xin phòng Covid – 19 có dấu hiệu choáng váng, mệt mỏi, tức ngực khó thở. Sau đó bệnh nhân được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, sau 4 ngày chạy ECMO, lọc máu, bệnh nhân không qua khỏi, tử vong vào ngày 28/11.
Trường hợp thứ hai xảy ra ở Hà Nội là một học sinh lớp 9 thuộc huyện Thường Tín, nữ học sinh này được tiêm vắc xin phòng Covid – 19 vào ngày 27/11, ngày hôm sau nữ sinh này thấy khó chịu, được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Thường Tín cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai. Đến trưa ngày 28/11 bệnh nhân không qua khỏi và tử vong
Trường hợp thứ ba xảy ra tại Bình Phước, đó là một nam sinh 12 tuổi tử vong vào ngày 30/11 sau khi tiêm vắc xin phòng Covid – 19. Bé được tiêm vắc xin vào ngày 
29/11, sau khi tiêm bé có triệu chứng choáng, đau bụng đi ngoài, được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước và chuyển tiếp lên 1 bệnh viện khác ở TPHCM, nhưng sau đó bệnh nhân đã tử vong.
tre-em-bi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin-phong-covid-19-cua-pfizer
Một số ca tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng Covid - 19 ở trẻ em
Trường hợp thứ tư là một học sinh ở Sơn La, nam sinh này được tiêm vắc xin Pfizer vào ngày 4/12, hai ngày sau bệnh nhân thấy mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, da bị tím nên đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, bệnh nhân bị tử vong 
Trường hợp thứ 5 là một học sinh lớp 12Quảng Trị, nữ sinh này được tiêm vắc xin vào ngày 02/12, 7 ngày sau nữ sinh này bị tử vong sau khi được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Vắc xin phòng Covid – 19 của Pfizer có an toàn cho trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 17 tuổi?
Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Thật ra, vắc xin của Pfizer đã được hãng dược phẩm này nghiên cứu và thử nghiệm độ an toàn trên trẻ em. 
Hiện nay, tại Mỹ - nước có yêu cầu khắt khe bậc nhất về y tế, hiện chỉ có vắc xin của Pfizer – BioNTech là được chấp thuận tiêm cho trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 17 tuổi. Trước khi được FDA chấp thuận, loại vắc xin này đã trải qua hàng loạt các cuộc thử nghiệm độ an toàn trên trẻ em. Chúng ta có thể tóm tắt kết quả của các thử nghiệm đó như sau
Các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm vắc xin trên 2.260 trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 15 tuổi. Số trẻ trên được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm 1131 người được tiêm vắc xin Pfizer – BioNTech (BNT162B2)nhóm 2 gồm 1129 trẻ còn lại được tiêm giả dược (placebo). Kết quả cho thấy nhóm trẻ được tiêm vắc xin rất an toàn, không gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng nào, không có trường hợp nào bị tử vong. Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận là: đau tại ví trí tiêm (Pain at Injection Site) (79 – 86%), mệt mỏi (fatigue) (60 – 66%), đau đầu (headache) (55 – 65%). Một số tác dụng phụ khác được ghi nhận: sốt (fever), đỏ tấy (Redness), sưng (Swelling), ớn lạnh (Chills), nôn mửa (vomiting), tiêu chảy (diarrhea), đau cơ (muscle pain), đau khớp (join pain).
co-nen-tiem-vac-xin-pfizer-phong-covid-19-cho-tre-em
Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu về độ an toàn của vắc xin phòng Covid - 19, hãng Pfizer
Màu xanh lá: tác dụng phụ ở mức độ nhẹ, màu xanh dương: tác dụng phụ ở mức độ trung mình
màu vàng: tác dụng phụ ở mức cao
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ ghi nhận một tác dụng phụ đáng lưu ý khi tiêm vắc xin phòng Covid – 19 cho trẻ em là hiện tượng gây viêm cơ tim ở trẻ, tuy nhiên tỷ lệ này cũng rất thấp (trung bình khoảng 40 ca/ 1.000 liều tiêm) và thường xảy ra 7 ngày sau khi tiêm mũi 2 (liều thứ hai). Các nhà quan sát cũng thấy rằng, tỷ lệ bé trai bị viêm cơ tim nhiều hơn bé gái, tuổi càng nhỏ thì tỉ lệ này càng cao. Số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy: nhóm trẻ từ 12 – 17 tuổi trung bình có 62.8 trẻ (trong số 1.000 ca tiêm), nhóm người từ 18 - 24 tuổi, trung bình có 50.5 người (trong 1.000 ca tiêm) bị viêm cơ tim.
Có phải các lô vắc xin Covid -19 được gia hạn là nguyên nhân gây ra các ca tử vong?
Sau khi xảy ra một số trường hợp trẻ em gặp tai biến khi tiêm chủng dẫn đến tử vong, nhiều phụ huynh lo lắng và đặt vấn đề: có phải các lô vắc xin Covid – 19 được gia hạn thêm 3 tháng là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Để giải đáp thắc mắc của người dân, ngày 1/12 Bộ Y Tế đã ra thông cáo báo chí về việc gia hạn sử dụng của vắc xin Pfizer BioNTech. Theo thông cáo được đưa ra, Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: việc gia hạn vắc xin phòng Covid – 19 của hãng Pfizer hoàn toàn được thực hiện theo thông lệ quốc tế, nước ta không tự động gia hạnviệc tăng hạn sử dụng của vắc xin lên 3 tháng không ảnh hưởng đến chất lượng của vắc xin. 
Việc gia hạn sử dụng của vắc xin được thực hiện sau khi nhà sản xuất nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm. Kết quả cho thấy, vắc xin có Pfizer khi được bảo quản trong môi trường nhiệt độ từ - 90ºC đến - 60ºC thì đảm bảo chất lượng với hạn dùng đến 9 tháng. Sau khi có đủ cơ sở về việc gia hạn sử dụng vắc xin thêm 3 tháng, hãng Pfizer đã nộp hồ sơ đăng ký và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào ngày 22/08/2021, và Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) chấp thuận vào ngày 10/09/2021
gia-han-su-dung-vac-xin-covid-19-pfizer
Vắc xin phòng Covid - 19 của Pfizer được gia hạn thêm 3 tháng
Việc gia hạn sử dụng của vắc xin Pfizer được thực hiện trên toàn cầu trong chương trình tiêm chủng cho nhóm đối tượng trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn trên đã được thẩm định một cách kỹ lưỡng với các yêu cầu khắt khe nhất của các cơ quan chuyên môn.
Theo Bà Rana FlowersTrưởng Đại diện Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam : trong quá trình vận chuyển về Việt Nam, vắc xin phòng Covid – 19 của Pfizer luôn được bảo quản trong môi trường nhiệt độ từ - 90ºC đến - 60ºC bằng các thiết bị chuyên dụng của hãng, vắc xin có hạn sử dụng 9 tháng, sau khi rã đông, vắc xin có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ +2 ºC đến +8 ºC tối đa trong 1 tháng.
Có nên tiêm vắc xin phòng Covid – 19 cho trẻ em?
Các chuyên gia y tế khuyên các bậc phụ huynh cân nhắc kỹ lưỡng giữa nguy cơ và lợi ích để quyết định việc có nên tiêm vắc xin phòng Covid – 19 cho con em mình hay không. Lợi ích của vắc xin chính là tác dụng phòng bệnh, còn nguy cơ là những rủi ro khi mắc bệnh hoặc những tai biến gặp phải khi tiêm phòng. Để giúp các gia đình có thêm cơ sở lựa chọn, CDC đã đưa bảng số liệu thống kê về lợi ích của vắc xin đối với các nhóm tuổi. 
co-nen-tiem-vac-xin-phong-covid-19-cho-tre-em-hay-khong
Những lợi ích và nguy cơ của vắc xin phòng Covid - 19
Theo bảng trên, có thể thấy vắc xin phòng Covid – 19 đem lại rất nhiều lợi ích: giảm số ca mắc bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện (Hospitalizations prevented), giảm tỉ lệ hồi sức cấp cứu (ICU admissions prevented), trong đó nổi bật nhất là giảm tỉ lệ tử vong (deaths prevented). Đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ vắc xin là người ở độ tuổi từ 30 trở lên. Nghiên cứu cho thấy cứ mỗi triệu liều vắc xin được tiêm thì giúp giảm 700 ca tử vong.
Ở người từ 12 – 29 tuổi cứ mỗi triệu liều vắc xin được tiêm thì giúp giảm 6 trường hợp tử vong, 138 trường hợp cấp cứu, 560 ca nhập viện và phòng ngừa được 11.000 trường hơp.
Trẻ em ở độ tuổi từ 12 – 17 tuổi: cứ mỗi triệu liều vắc xin phòng Covid – 19 được tiêm thì giúp giảm 2 ca tử vong, 71 ca cấp cứu, 215 ca nhập viện và phòng bệnh được 5.700 người.
Về nguy cơ của vắc xin phòng Covid – 19 đối với trẻ em
Nguy cơ cần lưu ý nhất là viêm cơ tim (Myocarditis), nghiên cứu cho thấy: trong 1 triều liều vắc xin được tiêm cho trẻ em nam tuổi từ 12 – 17, có 56 – 69 trường hợp bị, con số này ở nữ thấp hơn rất nhiều (8 – 10 ca).
Qua thống kê trên, chúng ta có thể thấy tỉ lệ trẻ em mắc Covid – 19 thấp hơn so với người lớncác triệu chứng ở trẻ em cũng thường nhẹ hơn so với người lớn.
Hiện nay, số trẻ bị tai biến khi tiêm vắc xin phòng Covid – 19 ở nước ta đang cao bất thường so với các nước khác trên thế giới. Hiện chúng ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, một giả thiết được đưa ra là trẻ em Việt Nam có cơ địa rất khác so với các trẻ khác trên thế giới. Các chuyên gia y tế đã đưa ra những lời khuyên cho chương trình tiêm chủng cho trẻ em ở nước ta
1. Nên dừng chương trình tiêm chủng Covid – 19 trên diện rộng cho trẻ em dưới 18 tuổi.
2. Chỉ nên tổ chức tiêm chọn lọc vắc xin phòng Covid – 19 trên những đối tượng trẻ em có nguy cơ cao: mắc bệnh tiểu đường, béo phì, có nhiều bệnh nền hoặc mắc bệnh ở đường hô hấp.
3. Việc tiêm chủng vắc xin cho trẻ em bắt buộc phải thực hiện ở các bệnh viện hoặc trung tâm y tế được trang bị hệ thống cấp cứu sốc phản vệ.
4. Thành lập trung tâm nghiên cứu lâm sàng khảo sát liều lượng vắc xin an toàn cho trẻ em ở nước ta (có nhóm đối chứng và việc đánh giá phải độc lập).
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7