top

Danh mục sản phẩm

Người nhiễm bệnh Covid – 19 khi nào cần nhập viện điều trị? Bao nhiêu phần trăm ca chuyển từ nhẹ sang nặng?

10/08/2021 12:02
Người nhiễm bệnh Covid – 19 khi nào cần nhập viện điều trị?
Bao nhiêu phần trăm ca chuyển từ nhẹ sang nặng?
Hiện nay, với số lượng bệnh nhân tăng nhanh, Thành Phố Hồ Chí Minh đã phải thay đổi phương án điều trị bệnh nhân Covid - 19: ban đầu, thành phố cho nhập viện tất cả các ca bệnh (bất kể nặng hay nhẹ). Sau đó, khi lượng F0 tăng cao, hạ tầng y tế không đáp ứng đủ, các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải, chính quyền đã thay đổi phương án điều trị. Họ phân loại các ca bệnh theo mức độ khác nhau: nhẹ, trung bình và nặng. Đối với những bệnh nhân nhẹ và trung bình, không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, F0 sẽ cách ly tại nhà dưới sự theo dõi và hướng dẫn điều trị của cán bộ y tế địa phương. Hằng ngày bệnh nhân được bác sĩ đến tận nơi thăm khám hoặc theo dõi sức khỏe qua các phương tiện truyền thông (Facebook, Zalo). Các chỉ số của người bệnh đều được ghi chép lại cẩn thận. Trong trường hợp nếu bệnh nhân có chuyển biến xấu, sẽ lập tức được chuyển đến các cơ sở y tế phù hợp để điều trị. 
thap-dieu-tri-covid-19
Tháp 5 tầng điều trị Covid - 19 
Việc phân loại các ca bệnh thường do tổng đài cấp cứu 115 đảm nhiệm. Không chỉ riệng Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại các tỉnh thành phố khác cũng đang thực hiện mô hình phân loại bệnh nhân Covid – 19 theo tháp 5 tầng mà Bộ Y Tế xây dựng để sàng lọc các ca bệnh giúp việc điều trị đạt kết quả cao, tránh tình trạng bệnh nhân nhẹ được nhập viện còn bệnh nhân nặng thì hết chỗ. Việc phân loại này cũng giúp làm giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế vốn phải đối phó với nhiều căn bệnh khác, không chỉ riêng Covid -  19.
Sở dĩ ban đầu giới chức y tế cho nhập viện tất cả bệnh nhân bởi có ý kiến cho rằng: ngay cả đối với những ca bệnh nhẹ cũng sẽ trở nặng sau vài ngày. Do đó cần thiết phải cho nhập viện các ca nhẹ để điều trị. Nhưng quan điểm này là không đúng bởi có một tỉ lệ rất lớn bệnh nhân mắc Covid – 19 diễn biến nhẹ có thể điều trị tại nhà.
Vậy có bao nhiêu phần trăm số ca bệnh chuyển từ “nhẹ” sang “nặng”
Để tìm hiểu về vấn đề này, trước hết chúng ta phải hiểu khái niệm thế nào là bệnh nhân Covid – 19 nhẹ?thế nào là bệnh nhân Covid – 19 nặng?
Các chuyên gia y tế phân bệnh nhân Covid - 19 thành 4 mức độ khác nhau:
Nhẹ: có các triệu chứng nhẹ của bệnh: sốt, ho, tức ngực, đau cơ …, nhưng không bị viêm phổi.
Trung bình: có các triệu chứng: ho, sốt, viêm phổi (qua chụp CT), nhưng không có tình trạng khó thở.
Nặng: người bệnh bị khó thở, chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu) dưới 93% (SpO2 < 93%). Tỉ lệ giữa phân áp oxy máu động mạch (PaO2) kí hiệu là P và nồng độ oxy trong khí hít vào (FiO2) kí hiệu là F: P/F < 300 mmHg.
Nghiêm trọng: bệnh nhân bị suy đa tạng, phải thở máy, phải hồi sức tích cực (ICU), chỉ số P/F < 200 mmHg.
Có bao nhiêu ca chuyển từ nhẹ sang nặng?
Theo một nghiên cứu thực hiện ở Malaysia được đăng trên Tạp chí “Lancet Regional Health – Western Pacific”. Khi phân tích số liệu của gần 5.900 người bị nhiễm Covid – 19 người ta nhận thấy rằng:
- Có 5.428 ca có triệu chứng nhẹ (chiếm 92%).
- Có 472 ca có triệu chứng nặng (chiếm 8%).
Trong số 8% các ca nặng có khoảng 3,3% số ca (195 người) phải hồi sức cấp cứu (ICU).
Một nghiên cứu khác thực hiện trên 249 bệnh nhân ở Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy: có đến 94,5% ca bệnh (235 người) tự bình phục sau thời gian nằm viện 2 tuần. Như vậy là có đến 95% bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.
Ở Mỹ, cũng có một nghiên cứu với cỡ mẫu (số lượng bệnh nhân) lớn hơn. Khi theo dõi 56.000 người mắc Covid 19, các tác giả thấy rằng: có khoảng 81% số trường hợp (45.360 người) có triệu chứng nhẹ và trung bình. Có khoảng 19% số ca (10.640 người) chuyển thành nặng.
Qua các nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận
Có khoảng 5% - 8% số người mắc Covid – 19 có diễn biến nặng. Người châu Á thường ít bị nặng hơn so với người Mỹ (19%).
Đa số các trường hợp mắc Covid – 19 ở mức độ nhẹ và trung bình có thể tự hồi phục ở nhà mà không cần điều trị.
ti-le-nguoi-mac-covid-19-chuyen-sang-nang
Tỉ lệ chuyển tình trạng bệnh giữa các mức độ: trung bình, nặng, nghiêm trọng
Tỉ lệ phần trăm số ca bệnh chuyển từ “nhẹ” sang “nặng”
Đây là câu hỏi quan trọng, câu trả lời sẽ ảnh hưởng đến chính sách y tế. Những nghiên cứu về chủ đề này đa số được thực hiện ở Vũ Hán (nơi xuất hiện dịch).
Nghiên cứu thứ nhất
Trong số 1007 bệnh nhân mắc Covid – 19 mức độ nhẹ và trung bình ở Vũ Hán, tất cả đều được nhập viên theo dõi. Sau 4 tuần người ta nhận thấy rằng:
Có 71% số trường hợp bình phục hoặc ổn định
22% trường hợp chuyển sang nặng
2% số ca trở nên rất nặng
4.3% số ca tử vong.
Nghiên cứu thứ hai
Nghiên cứu này cũng được thực hiện ở Vũ Hán trên 214 bệnh nhân mắc bệnh ở mức từ trung bình đến nặng. Kết quả cho thấy
- Trong số 62 người nhiễm bệnh ở mức độ trung bình có đến 56 người bình phục (chiếm 90%), 10 người chuyển thành nặng (chiếm khoảng 16%) và tỉ lệ tử vong là 9,6% (6 người).
- Trong số 94 người nhập viện với triệu chứng nặng thì có 58 người bình phục (chiếm gần 62%), 45 ca chuyển sang mức độ nghiêm trọng (gần 48%) và tỉ lệ tử vong là 38% (36 người).
- Trong số 58 người có triệu chứng nghiêm trọng, sau 4 tuần điều trị thì chỉ có 6 người bình phục (10%) và 90% còn lại (52 bệnh nhân) tử vong.
Nghiên cứu thứ ba
Cũng được thực hiện tại Trung Quốc trên 116 bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Sau hai tuần điều trị, các nhà phân tích nhận thấy rằng: có 17 trường hợp (15%) trở nên nặng, còn lại 85% thì vẫn ở mức độ nhẹ và trung bình.
Qua các nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra kết luận:
Trong số những người mắc Covid – 19 ở mức độ nhẹ, có khoảng từ 15% – 22% số trường hợp chuyển sang nặng.
Trong số những người mắc Covid – 19 ở mức độ trung bình, có đến 90% số ca bình phục, chỉ có khoảng 16% số trường hợp diễn biến nặng hơn.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Yếu tố nào liên quan đến việc các ca bệnh chuyển sang nặng hơn?
Trên Thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về việc tiên lượng các ca bệnh từ nhẹ sang nặng. Tiêu biểu nhất là nghiên cứu đăng trên Open Medicine. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích chi tiết các yếu tố nguy cơ liên quan đến việc chuyển tình trạng từ nhẹ sang nặng của các ca bệnh. Các yếu tố đó như sau:
Người ta lấy tỉ số nguy cơ (ký hiệu là RR) làm thước đo
Tuổi tác
Những người từ 65 tuổi trở nên có nguy cơ cao hơn người trẻ: RR = 8,5
Chỉ số Protein phản ứng C (CRP)
Chỉ số CRP biểu thị cho tình trạng viêm. Khi CRP > 20 mg/L thì tỉ số nguy cơ RR = 3,6.
Nồng độ creatinine kinase
Nồng độ Creatinine Kinase (CK) phản ánh tình trạng cơ bắp và sức khỏe của tim mạch. Khi nồng độ CK bất thường là dấu hiệu cho thấy các cơ (cơ bắp và cơ xương) và/hoặc trái tim bị tổn thương.
Nếu CK > 180 U/L thì chỉ số nguy cơ RR = 3,7
Tế bào miễn dịch T (T CD4+)
Đây là một loại tế bào đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Khi số lượng tế bào miễn dịch T (CD4+ T-cell) < 300 thì chỉ số nguy cơ RR = 4,7.
Ngoài các yếu tố trên thì có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến diễn tiến của các ca bệnh Covid – 19 như: một số bệnh lý nền (cao huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, bệnh mạch vành CAD), tăng Procalcitonin (PCT) – chỉ số thể hiện mức độ nhiễm khuẩn, chỉ số BUN (Blood Urea Nitrogen) hay còn gọi là u rê máu, chỉ số này phản ánh tình trạng hoạt động của gan thận, D-dimer (chỉ số huyết khối trong máu).
yeu-to-tien-lương-benh-nhan-covid-19-tu-nhe-sang-nang
Các yếu tố tiên lượng bệnh Covid - 19
Làm thế nào để tiên lượng diễn biến bệnh nhân Covid – 19?
Có nhiều nhóm nghiên cứu ở Anh, Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng các mô hình tính toán giúp bác sĩ và nhân viên y tế tiên lượng về diễn biến của bệnh nhân Covid – 19. Những mô hình này đều sử dụng các yếu tố nguy cơ và phương pháp thống kê để tiên lượng diễn biến các ca bệnh chuyển từ “nhẹ” sang “nặng” và từ “nặng” sang “tử vong”.
Phương pháp phổ biến nhất hiện nay mà các bác sĩ hay dùng là biểu đồ tiên lượng (monogram), với biểu đồ này bác sĩ không cần phải tính toán, chỉ cần dựa vào các yếu tố: độ tuổi, các chỉ số: số lượng tế bào miễn dịch (lymphocyte), lactat dehydrogenase (LDH), Procalcitonin (PCT) – chỉ số phản ánh mức độ viêm, nhiễm khuẩn của cơ thể, U rê máu (BUN).
Từ những dữ liệu thu tập được trong y văn, chúng ta có thể rút ra kết luận:
- Đa số các bệnh nhân mắc Covid – 19 ở Châu Á có triệu chứng nhẹ, chỉ có từ 5 – 8% số người bệnh diễn biến nặng, tỉ lệ này cũng nhất quán với số liệu thống kê ở nước ta (khoảng 3% bệnh nhân nặng).
- Tỉ lệ bệnh nhân chuyển mức độ từ nhẹ và trung bình sang nặng là 20% (cứ 100 người thì có 20 người chuyển sang nặng).
cac-yeu-to-khien-benh-covid-nang-hon
Biểu đồ tiên lượng bệnh Covid - 19 (Monogram) dựa trên các yếu tố ảnh hưởng
Dùng chiến lược gì trong điều trị bệnh nhân Covid – 19 để tránh cho hệ thống y tế bị quá tải và có nguy cơ sụp đổ?
Phân nhóm bệnh nhân thành các mức độ khác nhau (nhẹ, trung bình, nặng và nghiêm trọng) dựa theo tiêu chuẩn của nước ta hay của các nước khác (Mỹ, Trung Quốc, châu Âu).
Dùng các mô hình thống kê để ước tính số lượng các ca nhiễm ở mức độ trung bình có nguy cơ tiến triển xấu cao. Chỉ nhập viện những ca trung bình và nặng.
Các ca nhẹ có thể cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà, không cần phải nhập viện.
Đánh giá mức độ của các ca bệnh Covid – 19 là nhẹ hay nặng, cần nhập viện hay không là việc của cơ quan y tế, người dân tuyệt đối không tự mình đưa ra quyết định. Việc mỗi công dân cần làm là phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để kiểm soát dịch bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, khó thở hoặc nghi ngờ bị nhiễm virus Sars – CoV – 2 người dân cần chủ động liên hệ với ngành y tế để được xét nghiệm kịp thời.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7