top

Danh mục sản phẩm

Hút thuốc lá - Hãy từ bỏ ngay trước khi quá muộn

22/12/2019 11:56
TÁC HẠI KHỦNG KHIẾP CỦA THUỐC LÁ KHIẾN BẠN GIẬT MÌNH
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: Hiện nay trên toàn cầu có khoảng 1,1 tỉ người hút thuốc lá, trong đó nam giới chiếm 47% và nữ giới chiếm 12% (khoảng 200 triệu người).
Mỗi năm, trên Thế giới có khoảng 8 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Tức là mỗi ngày thuốc lá giết chết gần 22.000 người (tương đương với 22 máy bay chở khách loại lớn bị tai nạn). Cứ mỗi 4 giây trôi qua, lại có một người chết vì thuốc lá. Các Tổ chức Y tế ước tính: đến năm 2030 sẽ có 10 triệu người tử vong hàng năm do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá, nhiều hơn tất cả các trường hợp tử vong do các nguyên nhân khác cộng lại: giết người, tự tử, tai nạn giao thông, nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao.
Cũng theo thống kê trên: cứ trong 2 người hút thuốc lá thì sẽ có một người chết vì những bệnh liên quan đến khói thuốc lá: 50% chết ở tuổi trung niên và giảm đi 20 năm tuổi thọ.
so_nguoi_hut_thuoc_la_o_viet_nam
Thống kê về tác hại của thuốc lá ở Việt Nam
 
Hút thuốc látác nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Hàng năm, trên Thế giới có khoảng 600.000 người mắc mới ung thư phổi, 90% trong số đó là do hút thuốc lá.
Ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi do hút thuốc96,8%. Chiếm 73% số ca tử vong do các căn bệnh không lây nhiễm 
Ngoài ung thư phổi: thuốc lá còn gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao phổi, bệnh tim mạch: thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não.
Hút thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư khác: ung thư thanh quản, thực quản, khoang miệng, hầu, họng, ung thư dạ dày, bàng quang ở nam giới, ung thư vú, ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Những tác hại khôn lường của thuốc lá
Theo các nhà Khoa học: trong khói thuốc lá có chứa khoảng 7.000 chất khác nhau trong đó có 69 chất gây ung thư, nhiều chất gây nghiện, chất độc cho tế bào và gây đột biến gen (tác nhân gây bệnh ung thư). Nếu một người hút 1 gói thuốc lá mỗi ngày thì tương ứng với việc hít khói thuốc lá hơn 7.000 lần trong 1 năm. Việc hút thuốc thường xuyên khiến cho niêm mạc mũi, miệng, họng tiếp xúc liên tục với khói thuốc lá. Điều này khiến cho các chất độc hại trong khói thuốc tác động trực tiếp vào niêm mạc. Phần lớn các chất độc được hấp thu vào máu người hút hoặc hòa tan trong nước bọt sau đó được nuốt vào cơ thể.
thuoc_la_co_chua_chat_gi
Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại
Các chất có trong khói thuốc lá khi đi vào cơ thể sẽ gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau: có thể chúng gắn với bộ gene bất kỳ gây đột biến gen, hoặc gắn với màng tế bào gây rối loạn quá trình phát triển của tế bào, hoặc kích thích quá trình viêm khiến cho các mạch máu tăng sinh một cách bất thường và phát triển thành ung thư. Khi hút thuốc, toàn bộ niêm mạc ở khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản đều xuất hiện tình trạng viêm mạn tính.
Trong khói thuốc lá có 4 chất chính tham gia vào quá trình gây viêm: CO (carbon monoxyd), acrolein (chất gây viêm bàng quang), nicotine, ROS – chất quan trọng gây viêm theo cơ chế kích hoạt các gen gây viêm. Các chất này còn gây ức chế khả năng miễn dịch của các tế bào trong cơ thể. Điều này dẫn đến việc có thể dễ mắc các bệnh bội nhiễm.
Các chất gây viêm trong khói thuốc lá còn ức chế các tế bào niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa làm giảm khả năng sản sinh ra các chất tiêu diệt vi khuẩn ngoại bào khiến cho sức đề kháng của niêm mạc bị giảm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn.
Hút thuốc lá gây ung thư phổi
Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc tế: Thuốc lá được xếp vào nhóm I (nhóm nguyên nhân chắc chắn gây ung thư trên người trong bảng phân loại các yếu tố gây ung thư. Thuốc lá được chứng minh là nguyên nhân gây ra 1/3 tổng số các ca ung thư (trong đó chủ yếu là ung thư phổi). Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Nguy cơ trên tỉ lệ thuận với thời gian hút và số lượng thuốc hút mỗi ngày. Đặc biệt, những người hút thuốc có thói quen “rít”“ém hơi” càng lâu và sâu thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng lớn.
ung_thu_phoi_do_hut_thuoc_la
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi
Hút thuốc lá gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: ô nhiễm môi trường, khói bụi, làm việc trong môi trường độc hại … Trong đó hút thuốc lá được xác định là nguyên nhân chính.
Thống kê cho thấy: cứ 100 người hút thuốc lá thì có đến 80 – 90 người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Với những người nghiện thuốc lá nặng (hút nhiều hơn 25 điếu/ngày) thì khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn gấp 30 lần so với những người không hút thuốc.
benh_phoi_tac_nghen_man_tinh_copd
Hút thuốc lá là thủ phạm gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Các bác sĩ cho biết: những người hút xì gà, hút ống điếu (thuốc lào), kể cả những người đã ngừng hút thuốc lá thì vẫn có khả năng mắc bệnh và nguy cơ tử vong cao hơn so với người không hút thuốc.
Các nhà khoa học nhân thấy: trong phổi của những người hút thuốc lá có hiện tượng viêm nhiễm các đường ống dẫn khí. Nếu dừng hút thuốc lá sớm (cai thuốc) thì các triệu chứng viêm sẽ hết nhanh chóng nhưng nếu tiếp tục hút thuốc trong thời gian dài, các đường dẫn khí này bị viêm nặng dẫn đến tình trạng phổi bị các tổn thương không thể hồi phục:
- Các đường dẫn khí trong phổi bị co thắthẹp lại, lòng phế quản bị sưng, phù nề khiến cho đờm nhớt bị bám lại. Điều này khiến cho luồng khí đi qua các phế quản gặp khó khăn và bị tắc nghẽn lại cản trở chức năng hô hấp của phổi gây khó thở.
- Các phế nang vị viêm, dần dần bị “chai” lại, giảm tính đàn hồi, khả năng co giãn kẽm. Hậu quả là khi luồng khí đi qua phế nang thì bị mắc kẹt lại, bị nhốt tại đây không thoát ra ngoài được gây ứ đọng khí trong phế nang khiến cho luồng không khí ra vào phổi bị nghẽn lại. Việc này khiến cho chức năng hô hấp của người hút thuốc bị suy giảm, hiện tượng này càng nặng nếu người bệnh tiếp tục hút thuốc lá.
Những người hút thuốc lá thì khả năng suy giảm chức năng hô hấp sẽ diễn ra nhanh hơn 2 – 3 lần so với những người không hút thuốc. Nếu nghiện thuốc nặng thì sự sụt giảm chức năng hô hấp sẽ diễn ra nhanh hơn. Để hình dung dễ hơn chúng ta có thể thí dụ: nếu một người 45 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà nghiện thuốc lá nặng thì đến 55 tuổi sẽ có xu hướng bị khó thở khi gắng sức: leo cầu thang, mang vác các vật nhẹ … Đến năm 60 tuổi, chức năng hô hấp của người này chỉ còn lại khoảng 20% so với bình thường. Tức là bệnh nhân bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc làm các việc nhẹ. Bệnh nhân thường khó sống qua 65 tuổi.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Việc cai thuốc sớm là hết sức cần thiết. Nó có thể không làm cho chức năng hô hấp tốt như lúc ban đầu nhưng nó có tác dụng giống như một cái phanh hãm làm cho sự sụt giảm chức năng hô hấp chậm lại một cách từ từ.
Tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu cho thấy: Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Những người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị đau tim cao gấp 2 lần so với những người không hút.
hut_thuoc_la_gay_ra_benh_tim_mach
Hút thuốc lá gây ra hàng loạt bệnh về tim mạch
Chất Nicotin trong khói thuốc lá kích thích hệ thần kinh trung ương tiết ra Adrenaline (một loại hormone) trong cơ thể khiến tim đập nhanh hơn. Điều này khiến cho huyết áp tăng theo và làm tăng gánh nặng cho tim. Việc này giải thích tại sao những người hút thuốc lá thường bị cao huyết áp hơn so với những người bình thường. 
Đối với những người hút thuốc, huyết áp có thể sẽ trở lại mức bình thường ở khoảng thời gian giữa những lần hút thuốc, nhưng nếu người đó không dừng hút thuốc thì huyết áp không bao giờ trở về mức bình thường. Người hút thuốc lá nhiều lần trong ngày sẽ khiến cho chỉ số huyết áp trung bình tăng lên. Đáng nói, hút thuốc lá làm tăng huyết áp dao động (huyết áp lên xuống thất thường) rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Thuốc lá làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp dẫn đến giảm hiệu quả điều trị của các thuốc này do trong thuốc lá có chứa các chất khiến cho gan sản xuất ra các enzyme đi vào máu làm hạn chế tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp.
Trong khói thuốc còn chứa chất Carbon oxyd (CO), chất này làm giảm nồng độ oxy trong máu khiến cho tim phải đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể.
Hút thuốc lá cũng gây tổn thương thành mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch do các chất trong khói thuốc lá khiến cho sự tích tục của các mảng bám trong thành mạch máu tăng lên gây hạn chế lưu thông máu, thậm trí làm tắc mạch máu gây ra các bệnh lý nguy hiểm: tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim. Khói thuốc kích thích cơ thể tăng sản xuất Catecholamine làm loạn nhịp tim gây ra các cơn đau thắt ngực có thể dẫn đến tử vong.
Các chất độc trong khói thuốc lá phá hủy những động mạch nhỏ của tim. Chất CO trong khói thuốc gây tổn thương cơ tim nặng nề, người hút thuốc cũng khiến cơ thể nhạy cảm hơn với virus dẫn đến viêm cơ tim.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác
Ngoài ung thư phổi, hút thuốc lá còn là thủ phạm của các loại ung thư khác: ung thư thanh quản, thực quản, hầu họng, ung thư khoang miệng, ung thư tuyến tụy, bàng quang, dạ dày, ung thư vú, cổ tử cung ở nữ giới.
Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ: những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 3 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy (20 – 30%), làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày gấp 2 lần bình thường.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
Nhiều người khi bị căng thẳng, mệt mỏi, stress … thường tìm đến điếu thuốc vì sau khi hút xong họ cảm thấy người khỏe khoắn, hết mệt mỏi, tâm trạng phấn chấn … Thực tế, thuốc lá chỉ đánh lừa cảm giác của người hút. Sau khi hút vài giây, chất Nicotin trong khói thuốc sẽ truyền lên não bộ, kích thích hệ thần kinh trung ương làm thay đổi tâm trạng của người hút khiến cho họ cảm thấy tan biến mệt mỏi, cơ thể tràn đầy sinh lực, đầu óc minh mẫn, tỉnh táo. Tuy nhiên: cảm giác này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, khi hết hiệu ứng của khói thuốc, người hút sẽ thấy mệt mỏi, thèm thuốc và có xu hướng muốn hút tiếp, dần dần sẽ dẫn đến nghiện thuốc.
Ảnh hưởng đến thị lực
Hút thuốc lá làm giảm thị lực, làm tăng nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, khô mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường …
Nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh nướu răng cao gấp 2 lần so với những người không hút thuốc. Các triệu chứng của bệnh nướu răng: nướu bị sưng đau, chảy máu khi đánh răng hoặc khi nhai thức ăn, răng lung lay, ê buốt.
Hút thuốc lá cũng làm giảm khả năng của vị giác và khứu giác, ảnh hưởng đến khả năng nếm, ngửi mùi vị thức ăn khiến cho bạn mất cảm giác với đồ ăn uống.
Phụ nữ mang thai hút thuốc làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC): Khói thuốc lá ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai và thai nhi: tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung, gây tổn hại cho não, phổi, hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Tăng nguy cơ đẻ non, giảm cân khi sinh, tăng khả năng mắc dị tật ở thai nhị: sứt môi, hở hàm ếch, tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
hut-thuoc-la-gay-benh-ung-thu-phoi
Thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gây thiệt hại nặng nề về kinh tế
Nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới lấy ngày 31/5“Ngày Thế giới không hút thuốc lá” nhằm giúp mọi người hiểu và nâng cao nhận thức của mình về việc hút thuốc lá. Để bảo vệ bản thân và gia đình, chúng ta nên tránh xa thuốc lá, cùng giúp đỡ những người hút thuốc lá để họ từ bỏ. Tuyên truyền tích cực cho người thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng về những tác hại nguy hiểm của thuốc lá để họ tránh mắc phải “kẻ giết người thầm lặng" này.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7