top

Danh mục sản phẩm

Bệnh viêm gan B là gì? Triệu chứng và cách phòng tránh viêm gan B

16/11/2021 17:25
Bệnh viêm gan B là gì? Triệu chứng và cách phòng tránh viêm gan B
Viêm gan Bcăn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh được coi là “sát thủ thầm lặng” do các triệu chứng biểu hiện một cách âm thầm, không rõ nét nên người bệnh thường khó phát hiện, khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn nên gan đã bị tổn thương nghiêm trọng. Thống kê cho thấy viêm gan Bnguyên nhân chính gây ra hơn 80% các bệnh lý về gan mật, trong đó nhiều nhất là ung thư gan. Vậy căn bệnh này là gì và nguy hiểm như thế nào?
Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm do virus Hepatitis B Virus (HBV) gây ra. Loại virus này gây viêm nhu mô gan. Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, gây nhiễm trùng gan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, ung thư gan.
viem-gan-B
Virus gây viêm gan B
Virus viêm gan B tồn tại trong máu và và các chất dịch khác của bệnh nhân gây ra tình trạng viêm gan B cấp và mạn tính. Khi một người bị nhiễm virus viêm gan B thì đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận sống chung với loại virus đó cả đời.
Bệnh viêm gan B có mấy loại?
Viêm gan B được chia thành hai dạng: Viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính.
Viêm gan B cấp tính
Là giai đoạn đầu của quá trình viêm gan, bệnh phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ thời điểm người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B, thời gian sinh bệnh ngắn. Thống kê cho thấy có khoảng 90% số người bị viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi bệnh và 10% còn lại sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính gây nguy hiểm cho gan.
Viêm gan B mạn tính
Là giai đoạn sau của quá trình viêm gan khi virus viêm gan B đã tồn tại trong cơ thể người bệnh trên 6 tháng. Viêm gan B mạn tính thường diễn tiến rất lâu (15 – 30 năm), nhiều trường hợp kéo dài đến hết đời.
Có hai thể viêm gan B mạn tính: thể hoạt động và thể không hoạt động
- Thể không hoạt động (thể ngủ)
Là tình trạng virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động, chúng chưa có tác động gì lên tế bào gan, khi xét nghiệm men gan vẫn ở mức bình thường. Đa số trường hợp viêm gan thể không hoạt động thuộc dạng lành tính (chúng không nhân lên và chưa gây hại cho gan). Tuy nhiên, người mang virus viêm gan B thể ngủ cần hết sức thận trọng bởi chúng có thể “thức dậy” và gây tổn thương cho gan bất cứ lúc nào. Hơn nữa, những người nhiễm virus viêm gan B thể ngủ vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho những người khác. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cho những người xung quanh.
- Thể hoạt động
Viêm gan B thể hoạt động hay còn gọi là viêm gan thời kỳ tiến triển là giai đoạn virus không ngừng nhân bản trong cơ thể, chúng sinh sôi nảy nở nhanh trong tế bào gan gây tổn thương cho gan. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dẫn đến xơ gan, cuối cùng là ung thư gan.  Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng của bệnh như: vàng da, mệt mỏi, ăn uống không tiêu, chán ăn, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu có màu vàng đậm. Nếu xét nghiệm sẽ thấy chỉ số men gan tăng cao bất thường do gan đang bị tổn thương. Thời kỳ này người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa, gan – mật. Người bị viêm gan thể hoạt động có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác rất cao, vì vậy người bệnh cần ý thức phòng tránh cho những người xung quanh.
viem-gan-b-co-may-loai
Các loại viêm gan B và tiến triển của chúng
Bệnh viêm gan B có lây không?
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua các con đường sau:
Lây qua đường máu
Virus HBV tồn tại nhiều nhất trong máu, vì vậy nếu chúng ta tiếp xúc với máu hoặc các chế phẩm từ máu của người bị viêm gan B thì rất dễ bị lây bệnh. Thường gặp trong các trường hợp như: dùng chung bơm kim tiêm, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh: bàn chải đánh răng, dao cạo râu; xăm mắt, xăm môi, xăm mình, xỏ khuyên tai bằng các dụng cụ thẩm mỹ không đảm bảo vệ sinh, không được tiệt trùng cẩn thận hoặc khi truyền máu và các chế phẩm từ máu (huyết tương, huyết thanh).
Lây qua đường tình dục
Viêm gan B cũng có thể lây qua đường tình dục khi người bình thường bị tổn thương da hoặc niêm mạc quan hệ tình dục với người mắc bệnh do tiếp xúc với tinh dịch, dịch tiết âm đạo, máu của người bệnh.
Nếu các cặp đôi này (người khỏe mạnh và người bệnh) sử dụng các hình thức quan hệ tình dục dễ gây tổn thương niêm mạc hoặc chảy máu như: quan hệ qua hậu môn, quan hệ tình dục bằng đường miệng, quan hệ với bạn tình, gái mại dâm thì nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan B càng cao.
Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai khi bị virus viêm gan B có thể lây truyền cho thai nhi, càng ở giai đoạn sau của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm càng cao. Nếu trong 3 tháng đầu tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ vào khoảng 1% thì trong 3 tháng giữa tỉ lệ này là 10%, và ở 3 tháng cuối của thai kỳ, con số này là 60 – 70%, thậm trí nguy có này có thể lên tới 90% nếu không có các biện pháp bảo vệ cho thai nhi ngay sau khi sinh.
cac-con-duong-lay-nhiem-viem-gan-b
Các con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B có triệu chứng gì?
Triệu chứng của viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính thường biểu hiện một cách âm thầm, thời gian ủ bệnh thường từ 1 – 6 tháng, đa số trường hợp không gặp bất cứ triệu chứng nào. Một số người có thể gặp các triệu chứng sau: vàng mắt, vàng da, nước tiểu có màu đậm, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng (vùng hạ sườn phải), phát ban, viêm khớp. Các triệu chứng này sẽ giảm dần sau 1 – 2 tháng
Các biểu hiện lâm sàng của viêm gan B: sốt, vàng da (thường xuất hiện sau 1 tuần kể từ thời điểm bị nhiễm virus và có thể kéo dài từ 1 – 3 tháng nhưng không quá 6 tháng), gan to, lách to. Một số ít trường hợp có hiện tượng lòng bàn tay có dấu sao mạch (các mạch máu nhỏ li ti kết thành hình nhện như hoa thị trên da).
Triệu chứng của viêm gan B mạn tính
Phần lớn bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính không biểu hiện triệu chứng trừ một số trường hợp nặng có các triệu chứng giống như viêm gan cấp: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn. Một số triệu chứng khác: đau nhức mình mẩy, cảm giác khó chịu nhẹ vùng bụng trên rốn
Khi bệnh trở nặng thì xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng mắt, báng bụng (bụng phình to và có chứa dịch bên trong), người bị sút cân, yếu cơ (chân tay yếu), da hay bị bầm dập và dễ chảy máu, nước tiểu sẫm màu, trên da xuất hiện các tĩnh mạch lớn nổi gồ, tỏa ra từ rốn như hình đầu sứa, nam giới có hiện tượng tuyến vú to, tinh hoàn bị teo nhỏ (do suy gan dẫn đến rối loạn nồng độ hormone giới tính trong cơ thể).
trieu-chung-cua-benh-viem-gan-b
Triệu chứng chung của bệnh viêm gan B
Cách phòng bệnh viêm gan B
  • Tiêm vắc xin phòng viêm gan B
Có nhiều cách phòng bệnh viêm gan B, trong đó tiêm vắc xin là cách phòng tránh hiệu quả nhất. Các nghiên cứu cho thấy: vắc xin phòng viêm gan B có hiệu quả phòng bệnh lên tới 95%. Với trẻ sơ sinh nên được tiêm mũi đầu tiên của vắc xin này ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi sinh. Sau đó tiêm mũi 2 sau mũi đầu 1 tháng, mũi 3 sau mũi 2 một tháng và mũi 4 (tiêm nhắc lại) sau 12 tháng.
Với người lớn thường được tiêm 3 mũi, mũi 1 ngay khi có chỉ định của bác sĩ hoặc khi có nhu cầu, mũi 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng, và mũi 3 sau mũi một 6 tháng.
Một điều cần lưu ý là sau khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B, lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian, vì vậy các các chuyên gia khuyến cáo cứ sau mỗi chu kỳ 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó, mọi người nên tiêm nhắc lại để đảm bảo lượng kháng thể trong máu đủ cao để chống lại virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể. Những người khi làm xét nghiệm kháng thể (anti – HBs), nếu có kết quả dưới 10UI/l sẽ được chỉ định tiêm nhắc lại.
cach-phong-benh-viem-gan-b
Các biện pháp phòng bệnh viêm gan B
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
Uống rượu bia, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan B, vì vậy cần nói không hoặc tiêu thụ ở mức hạn chế các loại đồ uống này.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
- Hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ (chiên rán) có hại cho gan
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.
- Không sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ: xăm mắt, xăm môi, châm cứu, xỏ khuyên tai tại những nơi không có uy tín, không đảm bảo an toàn.
- Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác, luôn luôn dùng kim tiêm mới đảm bảo vô trùng.
- Khi có vết trầy xước hoặc xuất hiện các vết thương hở trên cơ thể, cần băng bó lại. Không tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc vết thương hở của người khác khi không được trang bị dụng cụ bảo vệ.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn: chỉ quan hệ tình dục với vợ/chồng hoặc bạn tình khỏe mạnh, không bị nhiễm virus viêm gan B, nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ (bao cao su) trong quá trình quan hệ.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết mình có bị nhiễm virus viêm gan B hay không, từ đó có phương án thích hợp.
- Trước khi dự định có con, vợ chồng nên đi xét nghiệm viêm gan virus để biết mình có bị mắc bệnh hay không và tiêm vắc xin phòng bệnh nếu đủ điều kiện.
- Phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe trong suốt thai kỳ để biết được khả năng mắc viêm gan B.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao thuộc tốp đầu của thế giới, việc chữa trị căn bệnh này cũng rất tốn kém do các thuốc kháng virus viêm gan B rất đắt đỏthời gian điều trị tương đối dài (từ 18 – 24 tháng). Vì vậy, mọi người cần nêu cao ý thức phòng bệnh, thường xuyên theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong trường hợp mắc bệnh.

Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7