top

Danh mục sản phẩm

Bệnh nhân mắc Covid – 19 ở Hải Dương và Quảng Ninh thuộc chủng đột biến nào? Chúng nguy hiểm ra sao?

29/01/2021 19:00
Bệnh nhân mắc Covid – 19 ở Hải Dương và Quảng Ninh thuộc chủng đột biến nào? Chúng nguy hiểm ra sao?
Dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên Thế Giới. Tại nước ta, sau một thời gian không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng thì đến ngày 29/01/2021 đã phát hiện thêm 91 ca dương tính với virus Sars – CoV – 2. Chỉ riêng trong ngày 28/01/2021 đã phát hiện ra 82 ca bệnh liên quan đến ổ dịch Thành phố Chí Linh (Hải Dương)ổ dịch sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh). Chi tiết các địa phương có người mắc bệnh:
- Hải Dương: 76 ca
- Quảng Ninh: 12 ca
- Hải Phòng: 1 ca
- Bắc Ninh: 1 ca
- Thành phố Hà Nội: 1 ca
covid-19-hai-duong-quang-ninh
Hai ca bệnh Covid - 19 tại Hải Dương và Quảng Ninh
Sự xuất hiện của các ca lây nhiễm trong cộng đồng làm dấy lên lo ngại về việc bùng phát dịch trở lại nếu người dân chủ quan, lơ là không tuân theo chỉ thị phòng dịch của Chính phủ và Ngành Y tế.
Các ca bệnh Covid – 19 được phát hiện trong hai ngày 28/01 và 29/01 ở Hải Dương và Quảng Ninh thuộc chủng biến thể nào? Chúng nguy hiểm ra sao?
Hiện nay, vẫn chưa có kết luận chính thức của cơ quan Y tế về chủng virus Sars – CoV – 2 liên quan đến ổ dịch Hải DươngQuảng Ninh do phải chờ kết quả giải trình tự gen. Tuy nhiên, theo suy đoán của các chuyên gia thì nhiều khả năng chủng virus gây bệnh tại hai địa phương trên là chúng đột biến có nguồn gốc ở Anh và đang hoành hành ở nhiều nước trên thế giới. Chủng này có đặc điểm là tốc độ lây lan rất nhanh (nhanh hơn 70% so với các chủng cũ trước đây). Điều này giải thích tại sao số bệnh nhân được phát hiện lần này rất nhiều (riêng trong ngày 28/01/2021 đã có tới 82 ca bệnh).
Trong khi chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng về chủng virus Sars – CoV – 2 gây bệnh tại hai địa phương trên, chúng ta cùng hi vọng không có bệnh nhân nào mắc chủng virus đột biến gen ở Nam Phi Brazil bởi đây là các biến chủng mới rất nguy hiểm. Sự hiểu biết của giới nhà khoa học về các chủng này vẫn còn rất hạn chế. Điều đáng lo ngại nhất vào lúc này là các chủng đột biến mới của nCoV có làm giảm hoặc mất tác dụng của các loại vắc xin phòng bệnh đã được thiết kế trước đây hay không?
Vậy biến chủng ở Nam Phi nguy hiểm như thế nào?
Biến chủng của virus Sars – CoV – 2 là gì?
Biến chủng hay chủng đột biến của virus Sars – CoV – 2 là từ dùng để chỉ những thay đổi về trình tự gen của virus nCoV so với chủng gốc được phát hiện tại Vũ Hán năm 2020. Như chúng ta đã biết, tất cả các loại virus (bào gồm cả Sars – CoV – 2) đều có khả năng đột biến gen, vì trong quá trình sinh trưởng và phát triển chúng không ngừng sao chép để tạo ra các bản sao mới của chính nó. Quá trình sao chép này phát sinh một số lỗi ở bộ gen tạo ra các chủng đột biến mới.
Cho đến nay đã có hơn 4.000 chủng đột biến của virus nCoV được các nhà khoa học nhận diện. Trong khi đại dịch Covid – 19 còn kéo dài, virus tồn tại ở khắp nơi, chúng có cơ hội tiến hóa để tiếp tục tạo ra các chủng khác nguy hiểm hơn. Thật may là các chủng này vẫn còn nằm trong “tầm kiểm soát” của con người, kể cả chủng VUI – 202012/01 nguồn gốc tại Anh có tốc độ lây lan nhanh hơn 60 - 70% so với các chủng cũ do mang đột biến N501Y trên protein S.
Chủng đột biến mới của virus Sars – CoV – 2 ở Nam Phi được đặt tên là 501.V2, chúng xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2020 tại khu vực vịnh Nelson Mandela (Nam Phi) và lan rộng ra khắp nước này khiến hơn 1,1 triệu người nhiễm bệnh và hơn 30.000 trường hợp tử vong, biến Nam Phi trở thành nước có số người chết vì Covid – 19 nhiều nhất châu Phi.
bien-the-moi-cua-virus-sars-cov-2-tai-nam-phi
Biến thể mới của virus 
Sars – CoV – 2 ở Nam Phi
Báo cáo khoa học của nhà nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy chủng 501Y.V2 nguồn gốc từ quốc gia này có nhiều sự thay đổi trên protein Smột loại protein giữ vai trò quan trọng trong việc lây nhiễm của virus. Điều này khiến cho chủng virus này “rất khó lường” và có “nguy cơ làm giảm hoặc mất tác dụng của các loại vắc xin phòng Covid - 19” đã được sản xuất trước đó. Nếu vấn đề này xảy ra thì virus Sars – CoV – 2 có thể sẽ “vượt khỏi tầm kiểm soát” của nhân loại nếu chúng ta không có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Tại sao chủng đột biến 501Y.V2 của virus Sars – CoV – 2 ở Nam Phi lại nguy hiểm?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy: các đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của protein S theo hướng “nguy hiểm hơn”. Để tìm hiểu mức độ nguy hại của chủng đột biến này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm đánh giá tác dụng của các loại vắc xin đang sử dụng hiện nay đối với chủng đột biến ở Nam Phi. Thí nghiệm nhằm mục đích kiểm tra độ trung hòa của kháng thể đối với virus. Kết quả cho thấy: các kháng thể đơn dòng và thậm trí kể cả hỗn hợp kháng thể đa dòng (được tạo ra trong huyết tương của những người được tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc những người đã khỏi bệnh do nhiễm các chủng cũ trước đó) không còn nhận biết được chủng đột biến 501Y.V2 này. Điều này có nghĩa là: các kháng thể không nhận diện được protein S của chủng đột biến khiến những người đã khỏi bệnh do mắc các chủng cũ có thể nhiễm bệnh trở lại mặc dù trong máu của họ có kháng thể chống lại virus nhưng không nhận biết được các chủng đột biến mới. Vấn đề nguy hiểm nhất là: các biến chủng mới này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của các loại vắc xin sử dụng khẩn cấp đang lưu hành hiện nay.
bien-chung-cua-virus-sars-cov-2-giam-tac-dung-cua-vac-xin-phong-benh-covid-19
Các chủng biến thể mới của Virus 
Sars – CoV – 2 có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin
Các loại vắc xin phòng Covid – 19 có bị mất tác dụng với các chủng đột biến có nguồn gốc ở Anh và Nam Phi hay không?
Đây là điều lo lắng của rất nhiều người trên thế và cũng là mối quan tâm của các nhà sản xuất vắc xin. Mới đây, Tập đoàn dược phẩm Moderna – đơn vị đầu tiên sản xuất thành công vắc xin ngừa Covid – 19 đã công bố một nghiên cứu nhanh đánh giá hiệu quả vắc xin của họ đối với các chủng biến thể mới của virus Sars – CoV – 2. Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Vắc xin (VRC) tại Viện Quốc Gia về Dị ứng và bệnh truyền nhiễm (NIAID) thuộc Viện Y tế Quốc Gia (NIH). Các nhà nghiên cứu sử dụng huyết tương trong máu của những người tham gia thử nghiệm (lấy sau 7 ngày tiêm liều thứ 2 của vắc xin). Mục đích của thí nghiệm là đánh giá khả năng trung hòa của kháng thể trong huyết tương của các tình nguyện viên đối với virus Sars – CoV – 2 giả (Pseudovirus). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đối với chủng biến thể ở Anh, khả năng trung hòa của kháng thể đối với virus không thay đổi đáng kể so với các chủng được phát hiện trước đây. Trong khi đó, đối với chủng biến thể ở Nam Phi khả năng trung hòa của các kháng thể với virus bị giảm đi khoảng 6 lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng vắc xin của Moderna vẫn còn nằm trong “ngưỡng bảo vệ” và thí nghiệm nên được thực hiện lại trên chủng virus thật để có kết quả chính xác hơn.
Nhà sản xuất vắc xin này cũng đưa ra nhận định rằng: các chủng đột biến ở Nam Phi làm giảm hiệu quả trung hòa virus của vắc xin. Điều này tiềm ẩn nguy cơ giảm khả năng miễn dịch của những người đã được tiêm vắc xin trước đó. Do vậy, các công ty sản xuất vắc xin cần tính đến phương án tăng cường thêm các liều vắc xin bổ sung có sử dụng kháng nguyên mới của biến thể ở Nam Phi.
Vậy là cho đến hiện tại đã có rất nhiều nhóm nghiên cứu độc lập khác nhau tìm hiểu về các chủng đột biến mới của virus Sars – CoV – 2. Các nghiên cứu này đều có chung quan điểm: các biến chủng mới xuất hiện có sự thay đổi về đặc điểm nhận dạng protein S khiến cho dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.
Cuộc chạy đua giữa con người và dịch bệnh giống như việc con người tạo ra một cái bẫy chuột tinh xảo (các loại vắc xin phòng bệnh) thì theo quy luật tự nhiên, con chuột ngày càng trở lên thông minh hơn (virus biến đổi để thích nghi với các loại vắc xin mới). Hi vọng với sự hiểu biết của mình, con người chúng ta sẽ luôn đi trước chúng một bước để chặn đứng đại dịch đang làm khuynh đảo thế giới.
Trong tình hình dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ như hiện nay. Việc chúng ta cần làm là tuyệt đối bình tĩnh, không hoang mang lo lắng, tuân theo các chỉ đạo của Chính phủ và Ngành Y tế, đặc biệt là nguyên tắc 5K:
nguyen-tac-5k-phong-benh-covid-19
Nguyên tắc 5K phòng bệnh Covid - 19 của Bộ Y Tế
- Khẩu trang
Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
Đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khuẩn
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Vệ sinh các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc
Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng
- Khoảng cách
Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác
- Không tụ tập
Không tụ tập nơi đông người
- Khai báo y tế
Tích cực cập nhật các thông tin về dịch Covid – 19 trên các báo, đài chính thống của Nhà nước. Khi có dấu hiệu: SỐT, HO, KHÓ THỞ hãy gọi điện đến đường dây nóng của Bộ Y Tế, số: 1900 9095 hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn đi khám bệnh an toàn.
Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID – 19.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7