top

Danh mục sản phẩm

Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ

11/08/2022 18:32
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm do virus Variola thuộc họ Orthopoxvirus gây ra, bệnh xuất hiện từ hơn 3.000 năm trước và đã gây ra rất nhiều cái chết cho nhân loại trong quá khứ. Vào những năm 1980 thế giới tuyên bố đã thanh toán được căn bệnh này, tưởng chừng như bệnh không còn xuất hiện nữa, tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh đã quay trở lại và có xu hướng gây thành dịch. Điển hình là trong năm 2022, virus gây bệnh đậu mùa khỉ - một loại cùng họ với virus đậu mùa đã xuất hiện ở nhiều khu vực trên thế giới. Hiện nay, diễn biến bệnh đậu mùa khỉ nghiêm trọng đến mức ngày 23/07/2022 Tổ chức Y tế Thế giới phải công bố căn bệnh này là tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sức khỏe cộng đồng – đây là mức báo động cao nhất mà cơ quan này phát đi kể từ khi bệnh xuất hiện.
tinh-trang-y-te-khan-cap-toan-cau-ve-dich-benh-dau-mua-khi
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về dịch bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ (tên tiếng Anh: Monkey Pox) hay còn có tên gọi khác là “bệnh ung thư biểu mô phỏng” là một bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa gây ra. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trên một con khỉ được nuôi để phục vụ cho nghiên cứu ở Đan Mạch. Ở người, ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được xác định vào năm 1970, bệnh nhân là một cậu bé 9 tuổi ở Công Gô (một nước Trung Phi). Trong thời gian đầu xuất hiện, bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lưu hành ở các nước thuộc khu vực Trung và Tây Phi – nơi có nhiều rừng nhiệt đới và các loài động vật có nguy cơ mang virus sinh sống. Đã có 11 quốc gia trong vùng báo cáo về số ca bệnh.
dich-benh-dau-mua-khi
Bệnh đậu mùa khỉ
Hiện nay điều đáng lo ngại nhất đối với bệnh đậu mùa khỉ là chỉ trong vòng 3 năm, virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã có tới 50 đột biến gen.
Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ
Năm 2003: Lần đầu tiên xuất hiện đợt bùng phát bệnh diễn ra bên ngoài châu Phi
Tháng 06/2003, dịch bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại Mỹ và đây cũng là quốc gia đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của căn bệnh này bên ngoài lãnh thổ châu Phi. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã có 87 ca nhiễm bệnh nhưng may mắn không có trường hợp nào tử vong.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến dịch đậu mùa khỉ lây lan tại Mỹ là do các loài thú gặm nhấm được nhập từ Ghana vào Mỹ đã truyền bệnh cho chó đồng cỏ và từ đó lây lan bệnh cho người.
Năm 2017: Dịch đậu mùa khỉ bùng phát ở Nigieria
Năm 2017 xuất hiện một đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ ở Nigieria. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đã xác định hơn 200 ca nhiễm bệnh, trong đó số ca tử vong là khoảng 60 (chiếm khoảng 3%).
5 năm sau, vẫn còn một số ca bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện lác đác trên toàn cầu, đa số trường hợp là ở  khách du lịch đi từ Nigieria sang Singapore, Israel, Anh, Mỹ.
Năm 2022: Số ca bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi tăng mạnh.
Vào tháng 5/2022 đã xuất hiện hàng loạt ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ ở các nước bên ngoài khu vực châu Phi. Điểm đáng chú ý là những bệnh nhân này chưa từng đi tới châu Phi và phần lớn các và bệnh là đàn ông đồng tính, điều này khiến các nhà chuyên môn nghĩ đến giả thuyết “quan hệ tình giục đồng giới” là một trong các con đường lây của bệnh.
Châu Âu hiện đang là tâm dịch với hơn 1.500 ca nhiễm (chiếm 85%) số ca bệnh trên toàn thế giới. Bệnh đã xuất hiện ở 25 quốc gia thuộc châu lục này.
Tháng 7/2022: Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 14.000 ca nhiễm .
- Ngày 14/07/2022 CDC Hoa Kỳ thông báo đã có 11.000 ca bệnh ở 60 quốc gia – nhiều nước trong số đó trước đây chưa từng xuất hiện virus đậu mùa. Châu Âu, Mỹ và Canada là những khu vực có nhiều ca nhiễm nhất. Tại thành phố New York (Mỹ), trong vòng chưa đến một tuần, số ca bệnh đã tăng gần gấp đôi, lên đến vài trăm người.
- Ngày 20/07/2022, Ông Tedros AdhanomTổng Giám đốc WHO thông báo đã có 14.000 ca nhiễm đậu mùa khỉ ở hơn 70 nước, với 5 trường hợp tử vong ở châu Phi.
thong-ke-so-ca-mac-benh-dau-mua-khi
Thống kê số ca bệnh đậu mùa khỉ của các khu vực trên thế giới
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng nhẹ hơn so với bệnh đậu mùa. Theo chuyên gia Y tế: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể hết sau vài tuần. Tuy nhiên, ở một số đối tượng có hệ miễn dịch kém: trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, hôn mê, lú lẫn, nhiễm trùng da, nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa. 
Những người sau đây cần đặc biệt thận trọng với bệnh đậu mùa khỉ: trẻ em (nhất là trẻ nhỏ dưới 8 tuổi), phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị suy giảm miễn dịch: bệnh bạch cầu cấp, nhiễm HIV, ung thư hạch, người cấy ghép các cơ quan nội tạng, bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa chất, xạ trị, người sử dụng thuốc nhóm corticoid liều cao, ghép tế bào gốc tạo máu. Người có bệnh lý nặng: nhiễm trùng máu, viêm não, xuất huyết.
Thống kê cho thấy có khoảng 3% – 6% số ca tử vong do đậu mùa khỉ
benh-dau-mua-khi-co-nguy-hiem-khong
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua con đường nào?
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan từ động vật mắc bệnh sang người hoặc từ người bệnh sang người lành qua nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là qua tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
Lây từ động vật nhiễm bệnh sang người
Nếu người tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, ăn thịt động vật bị đậu mùa khỉ thì có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Lây từ người bệnh sang người lành
Cũng giống như Covid – 19, bệnh đậu mùa khỉ cũng lây lan qua tiếp xúc gần: các giọt bắn từ đường hô hấp hoặc dịch tiết từ vết thương của bệnh nhân hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh. Thống kê cho thấy, những người sống chung với người bị đậu mùa khỉ thì nguy cơ bị nhiễm bệnh là 50%.
Lây truyền từ người mẹ sang thai nhi
Cũng giống như trẻ em, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tổn thương và có nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ. Phụ nữ khi mang thai, nếu nhiễm bệnh trong thai kỳ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ: sinh non, sảy thai, thai chết lưu. Người mẹ cũng có thể truyền virus đậu mùa khỉ sang cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc truyền cho trẻ sơ sinh khi tiếp xúc gần sau sinh. Nếu phụ nữ bị mắc đậu mùa khỉ trong khi mang thai, các nhà chuyên môn khuyên họ nên chọn phương pháp sinh mổ để tránh lây truyền bệnh cho em bé.
Lây qua đường tình dục
Cũng giống như các căn bệnh truyền nhiễm khác, bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua đường tình dục. Các hành vi tiếp xúc gần với người mắc bệnh: ôm hôn, quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh với các triệu chứng như: phát ban, tổn thương trên da … cần kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Các nhà khoa học đã tìm thấy virus đậu mùa khỉ trong tinh dịch của nam giới nhưng họ vẫn chưa biết chắc chắn liệu bệnh có lây qua tinh dịch hoặc âm đạo hay không. Vì vậy, nam giới được khuyến cáo nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ít nhất 12 tuần sau khi khỏi bệnh.
benh-dau-mua-khi-lay-truyen-qua-duong-nao
Các con đường lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh đậu mùa khỉ là: sốt cao, đau đầu dữ dội, đau nhức các cơ, đau lưng, sưng hạch, phát ban và tổn thương da. Ban da thường xuất hiện sau khi khởi sốt 1 – 3 ngày. Đầu tiên, người bệnh bị nổi ban đỏ sau đó chỗ ban sưng phồng lên, đau nhức có nước tích tụ và có mủ. Ban thường tập trung ở mặt, lòng bàn chân, lòng bàn tay
Các tổn thương trên da có thể ở dạng phẳng hoặc hơi nổi, mụn nước chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, sau khi vỡ sẽ đóng thành vảy khô và rụng vảy. Số lượng các nốt ban trên da có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Các tổn thương da cũng có thể thấy ở mắt, miệng, bộ phận sinh dục.
trieu-chung-benh-dau-mua-khi
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Cách phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa
Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ là đối với đậu mùa khỉ, bệnh nhân có các hạch sưng trên cơ thể, sau giai đoạn này, người bệnh có thể có các ban nổi mẩn đỏ khắp người, tay chân.
Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ chưa?
Hiện nay chỉ có hai loại vắc xin được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận để tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ cho ngườiJynneosACAM 2.000. Cả hai loại vắc xin này đều dùng virus đậu mùa đã bị làm yếu, không có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, cần thận trọng khi tiêm vắc xin này cho người có bệnh lý nền, hệ miễn dịch yếu.
Jynneos là loại vắc xin tiêm dưới da (liều 0.5 ml), tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần, sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin này do Bavarian Nordic – một công ty công nghệ của Đan Mạch bào chế, vắc xin có hạn sử dụng 3 năm, được FDA chấp nhận vào năm 2021. Khi tiêm vắc xin này sẽ đưa những virus đã bị làm yếu, không còn khả năng gây bệnh vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công và học cách tiêu diệt loại virus này.
Vắc xin Jynneos tương đối an toàn, có thể được sử dụng cho những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
vac-xin-jynneos-phong-benh-dau-mua-khi
Vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ 
Jynneos
Khác với Jynneos, vắc xin ACAM 2.000 được chấp thuận sớm hơn (năm 2015). Tuy nhiên cách sử dụng vắc xin này khá phức tạp, chúng không được tiêm vào cơ thể bằng các cách thông thường: tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mà đưa vào cơ thể theo tuyến dưới da (sẹo) bằng cách dùng 15 mũi kim của hai kim. Mặt khác, vắc xin này cũng có nhiều tác dụng phụ, độ an toàn kém hơn Jynneos nên ít được chỉ định cho người dân.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo chưa cần tiêm đại trà vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ trên diện rộng. Hiện tại, chỉ cần tiêm cho các đối tượng có nguy cơ cao như: 
- Người đã được phát hiện mắc hay phơi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ dựa vào triệu chứng và xét nghiệm.
- Người thân và tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ.
- Bệnh nhân quan hệ tình dục với nhiều người trong vùng dịch đậu mùa khỉ.
- Nhân viên y tế và người lấy mẫu xét nghiệm, chuyên viên phòng lab – những người tiếp xúc với sinh phẩm chứa virus đậu mùa khỉ.
Nên tiêm vắc xin trong vòng 4 ngày sau khi nghi ngờ tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ hoặc tiêm trước cho những người có rủi ro cao mắc bệnh.
Hiện nay đã có thuốc chữa bệnh đậu mùa khỉ chưa?
Hiện tại, có một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh đậu mùa khỉ: thuốc kháng virus Tecovirimat. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tạo vỏ của virus mới khi nhân đôi. Liều dùng của Tecovirimat là uống viên 600 mg, ngày 2 lần trong vòng 14 ngày. Ngoài thuốc kháng virus, bệnh nhân cần thực hiện các trị liệu khác hỗ trợ như: chữa trị nhiễm trùng da, chữa viêm sưng và các biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ.
thuoc-chua-benh-dau-mua-khi-tecovirimat
Thuốc kháng virus Tecovirimat được dùng trong điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ tuy hiếm gặp nhưng diễn biến khó lường, đây là căn bệnh nguy hiểm, tốc độ lây lan của nó tương đối đáng ngại. Việt Nam chúng ta chưa ghi nhận ca bệnh nào, tuy nhiên bệnh đã xuất hiện ở một số nước châu Á như: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc. Vì vậy, chúng ta không được chủ quan với căn bệnh này. Người dân cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: ăn chín, uống sôi, không tiếp xúc hoặc ăn thịt động vật hoang dã, không tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, quan hệ tình dục lành mạnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Cần lưu ý theo dõi sức khỏe khi cơ thể có các triệu chứng: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, người thấy ớn lạnh, mệt mỏi, kiệt sức, đổ mồ hôi vào ban đêm, hoặc khi có các triệu chứng giống bệnh cảm lạnh: nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7