top

Danh mục sản phẩm

Bạn có thuộc nhóm máu dễ mắc bệnh Covid - 19 nhất?

20/03/2020 14:17
NHÓM MÁU NÀO DỄ MẮC BỆNH VIÊM PHỔI DO
VIRUSCORONA (COVID – 19) NHẤT?
Mới đây, các nhà Khoa học Trung Quốc đã tiến hành một nghiên cứu về sự liên quan giữa nhóm máu và bệnh viêm phổi cấp do viruscorona chủng mới SARS – CoV2 (gọi tắt là bệnh COVID – 19). Họ thấy rằng: những nhóm máu khác nhau thì nguy cơ nhiễm virus cũng khác nhau.
nhom-mau-nao-de-mac-benh-covid-19
Các nhà Khoa học tìm hiểu mối liên quan giữa nhóm máu với bệnh Covid - 19
Các Nhà Nghiên Cứu đã lấy mẫu máu của hơn 2.000 bệnh nhân bị nhiễm Covid – 19 ở một số thành phố lớn của Trung Quốc: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, và Vũ Hán – nơi khởi phát bệnh và là tâm dịch của nước này. Sau đó đem so sánh với máu của những người khỏe mạnh ở các địa phương trên. Kết quả phân tích cho thấy: những người có nhóm máu A có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn các triệu chứng của bệnh cũng nặng hơn so với các nhóm máu khác. Ngược lại: những người có nhóm máu Otỉ lệ mắc bệnh thấp nhất trong 4 nhóm máu. 
Cụ thể, ở Vũ Hán: trong số 206 bệnh nhân chết vì Covid – 19 thì có đến 85 người trong nhóm máu A (chiếm 41.2%), 52 người  trong nhóm máu O (chiếm 25.2%). Những bệnh nhân này có giới tính khác nhau và rải rác ở các độ tuổi khác nhau.
Theo Wang Xinghuan – một Nhà Khoa học đang công tác tại Bệnh viện Trung Nam (thuộc Đại học Vũ Hán): việc xem xét, xác định nhóm máu ABO ở bệnh nhân mắc Covid – 19 sẽ rất hữu ích trong việc điều trị, đánh giá mức độ rủi ro và kiểm soát dịch bệnh.
Theo Ông Wang: những bệnh nhân nhiễm virus SARS – CoV2 thuộc nhóm máu A có thể được chăm sóc một cách đặc biệt và tăng cường các biện pháp bảo vệ để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Những người này cũng cần được theo dõi một cách thận trọng và điều trị tích cực hơn.
Trái ngược với nhóm máu A, nhóm máu O dường như có miễn dịch tốt hơn cả. Những người có nhóm máu O có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn đáng kể so với các nhóm máu khác.
lay-mau-xet-nghiem-covid-19
Xét nghiệm Covid - 19
Tuy nhiên, các Nhà Khoa học cũng lưu ý rằng: đây mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu, cần thực hiện thêm những nghiên cứu khác sâu rộng hơn trên toàn cầu với số lượng bệnh nhân lớn hơn. Họ cũng không quên thúc giục giới chức Trung Quốc và các nước khác trên thế giới có dịch cần tìm hiểu, xem xét sự khác biệt về nhóm máu khi điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm Covid -19.
Theo Gao Yingdai – Nhà Khoa học làm việc tại Viện huyết học Thiên Tân (người không tham gia vào nhóm nghiên cứu trên): điểm hạn chế của nghiên cứu về mối liên quan giữa nhóm máu với bệnh Covid – 19 kể trên là nó chưa đưa ra được lời giải thích rõ ràng về hiện tượng này. Thí dụ như: sự tương tác phân tử giữa virus và các loại hồng cầu khác nhau. Ông này cũng cho rằng: kết quả nghiên cứu có thể thay đổi nếu áp dụng trên quy mô lớn hơn. Mặc dù số lượng khảo sát (2.000 bệnh nhân) không phải là con số nhỏ, nhưng cũng chưa là gì so với tổng số người bị nhiễm virus SARS – CoV2 trên toàn cầu (hơn 221.000 ca).
Các Nhà Khoa học trong Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng: vẫn còn quá sớm để khẳng định mối liên hệ giữa nhóm máu và bệnh Covid – 19. Nếu vội vàng áp dụng khảo sát trên vào điều trị thực tiễn, có thể sẽ gặp rủi ro bởi nó chưa phải là một nghiên cứu toàn diện.
Nhóm máunhóm các tế bào hồng cầu. Người ta xác định nhóm máu dựa vào các loại kháng nguyên  - một loại vật liệu trên bề mặt tế bào hồng cầu có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Các nhóm máu chính do Karl Landsteiner – một nhà sinh vật học người Áo phát hiện ra vào năm 1901. Ông đã đặt tên các nhóm máuA, B, OAB. Phát hiện này được ứng dụng cho đến ngày nay cho phép các bác sĩ có thể truyền máu một cách an toàn cho bệnh nhân bằng cách kết hợp các nhóm máu tương thích với nhau. Với phát hiện to lớn của mình cho nhân loại, Karl Landsteiner đã được trao giải thưởng Nobel vào năm 1930.
Karl Landsteiner
Karl Landsteiner - Người tìm ra nhóm máu
Có rất nhiều hệ nhóm máu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hai hệ nhóm máu: hệ ABO và hệ Rhesus (viết tắt là Rh)
Máuchứa các kháng nguyênkháng thể. Kháng nguyên (hay còn gọi là yếu tố làm đông) có trên bề mặt hồng cầu. Có 2 loại kháng nguyên: AB. Kháng thể (hay còn gọi là yếu tố đông máu) có trong huyết tương (hay huyết thanh). Cũng có 2 loại kháng thể là AB. Hiện tượng đông máu (hay phản ứng hòa tan máu) chỉ xảy ra khi các kháng nguyên và kháng thể cùng tên (A với A, B với B) gặp nhau. Trong cơ thể người, máu phải có các kháng nguyên và kháng thể khác tên nhau.
Sở dĩ có sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự khác nhau của các loại kháng nguyên và kháng thể trong máu. Nói cách khác chính là sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein trong máu. Các nhóm máu khác nhau thì sự kết hợp giữa các phân tử protein này cũng khác nhau. Nhóm máu của mỗi người chịu sự ảnh hưởng di truyền từ cha mẹ mình.
Theo các nhà Khoa học: mỗi người trưởng thành trong cơ thể chứa khoảng 4 – 6 lít máu (trung bình 60 ml máu/kg thể trọng). Thành phần cấu tạo của máu bao gồm nhiều loại tế bào khác nhau trong một dịch lỏng (huyết tương). Trong đó có các thành phần chính:
- Tế bào hồng cầu: gồm có hemoglobin – một loại protein đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy đến khắp các bộ phận trong cơ thể và loại bỏ Carbon dioxide (CO2) ra khỏi các mô trong cơ thể.
- Tế bào bạch cầu: đảm nhiệm chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Tế bào tiểu cầu: giữ vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu của cơ thể.
- Huyết tương: chứa muối và các loại protein khác.
thanh-phan-cua-mau
Thành phần cấu tạo của máu
Trong hệ thống nhóm máu ABO (nhóm máu phổ biến) có 4 nhóm:
Nhóm máu A: Trong máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể  B trong huyết tương
Nhóm máu B: Trong máu có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể  A trong huyết tương 
Nhóm máu AB: Trong máu có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, nhưng không có kháng thể A hay B nào trong huyết tương 
Nhóm máu O: Trong máu không có kháng nguyên A hay B nào trên bề mặt hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A và B trong huyết tương.
Trong truyền máu: phải có sự tương thích giữa máu người cho và người nhận thì hiện tượng truyền máu mới diễn ra thành công, an toàn. Nếu không tương thích giữa nhóm máu cho - nhận thì sẽ xảy ra hiện tượng đông kết các tế bào hồng cầu từ máu cho. Khi bị đông kết, các tế bào hồng cầu sẽ bị vỡ và tràn ra cơ thể khiến cho các hemoglobin trong hồng cầu bị ra ngoài, chúng sẽ gây độc cho cơ thể, khiến người nhận máu có nguy cơ tử vong.
so-do-truyen-mau
Sơ đồ truyền máu
Nghiên cứu về sự liên quan giữa nhóm máu với khả năng mắc bệnh Covid - 19 cũng như mức độ nặng nhẹ các triệu chứng bệnh có thể giúp ích cho các bác sĩ và nhân viên y tế trong việc điều trị cho bệnh nhân. Nhưng đối với những người bình thường, không nên quá lo lắng vì những số liệu thống kê trên. Đừng vội hoảng sợ nếu bạn thuộc nhóm máu A – điều đó không có nghĩa là bạn sẽ dễ mắc bệnh. Ngược lại, nếu bạn có nhóm máu O, thì cũng không nên chủ quan, vì điều đó không có nghĩa là bạn an toàn tuyệt đối. Điều quan trọng là bạn cần tuân theo các biện pháp phòng bệnh Covid – 19 do Bộ Y Tế hướng dẫn: không đi đến các vùng có dịch, tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn tay, tập thể dục, ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7