top

Danh mục sản phẩm

ZIBIFER (Sắt)

ZIBIFER (Sắt)
  • MS: 659 Lượt xem Lượt xem: 169
  • Giá Liên hệ
  • Quy cách Hộp 20 ống x 10ml/ Chai 60ml
  • Hãng SX CTCP DƯỢC PHẨM OPV
  • Xuất xứ Việt Nam
  • Tình trạng Còn hàng
Chi tiết sản phẩm

ZIBIFER (Sắt)

ZIBIFER
Sắt
THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC
Mỗi 30 ml dung dịch uống chứa:
Hoạt chất
Sắt (III): ……………………………………… 1.500 mg
(dưới dạng sắt (III) hydroxyd polymaltose complex 34%)
Tá dược
Đường trắng, sorbitol dạng lỏng không kết tinh 70%, methyl paraben, propyl paraben, ethanol 96%, hương vanilla (dạng bột), nước tinh khiết.
DẠNG BÀO CHẾ
Siro 
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 20 ống, mỗi ống 10 ml.
DƯỢC LỰC HỌC
Nhóm dược lý
Sắt (III), các chế phẩm uống
Mã ATC: B03AB05
Sắt có trong tất cả các tế bào và có một số chức năng quan trọng. Ion sắt là thành phần một số enzyme cần thiết cho chuyển hóa năng lượng (ví dụ: cytochrome oxidase, xanthin oxidase, dehydrogenase succinic) và cũng có mặt trong các hợp chất cần thiết cho sự vận chuyển và sử dụng oxy (ví dụ: hemoglobin, myoglobin). Cytochrom được dùng làm một chất vận chuyển electron trong tế bào. Hemoglobin là một chất mang oxy từ phổi tới các mô và myoglobin tạo thuận lợi cho cơ sử dụng oxy và dự trữ. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới những chức năng quan trọng, dẫn đến bệnh tật và tử vong.
Sử dụng chế phẩm có sắt để điều trị các bất thường về tạo hồng cầu do thiếu sắt. Sắt không kích thích tạo hồng cầu cũng như không chữa các rối loạn hemoglobin không do thiếu sắt. Sử dụng chế phẩm có sắt cũng làm giảm nhẹ các biểu hiện khác của thiếu sắt như: đau lưỡi, khó nuốt, loạn dưỡng móng và da, nứt kẽ ở góc môi.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. Sự hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt trong cơ thể thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Sắt đi qua tế bào niêm mạc tiêu hóa, vào thẳng máu và gắn ngay vào transferin. Transferin vận chuyển sắt đến tủy xương và sắt được sáp nhập vào hemoglobin. Sắt được giải phóng do sự phá hủy hemoglobin được cơ thể giữ lại và tái sử dụng. Sự bài tiết chủ yếu qua các tế bào: da, niêm mạc tiêu hóa, móng và tóc, chỉ một lượng vết sắt được đào thải qua mật và mồ hôi.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt.
Điều trị thiếu sắt không thiếu máu (thiếu sắt tiềm ẩn).
Dự phòng thiếu chất sắt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và vị thành niên, phụ nữ mang thai, người lớn và khi thức ăn không đủ đảm bảo cung cấp chất sắt.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Cách dùng
Dùng đường uống. Uống trong hoặc sau khi ăn. Có thể dùng  lần hoặc chia nhiều lần trong ngày.
Liều dùng
- Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
+ Trẻ sinh non:1 – 2 giọt (0.05 – 0.1 ml)/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày trong 3 – 5 tháng.
+ Trẻ em đến 1 tuổi: 10 – 20 giọt (0.5 – 1 ml)/ngày.
+ Trẻ em từ 1 đến 12 tuổi: 20 – 40 giọt (1 – 2 m)/ngày.
+ Trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi) và người lớn: 40 – 120 giọt (2 – 6 ml)/ngày.
- Điều trị thiếu sắt không thiếu máu
+ Trẻ em đến 1 tuổi: 6 – 10 giọt (0.3 – 0.5 ml)/ngày.
+ Trẻ em từ 1 đến 12 tuổi: 10 – 20 giọt (0.5 – 1 ml)/ngày.
+ Trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi) và người lớn: 20 – 40 giọt (1 – 2 ml)/ngày.
Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt. Trong thiếu máu do thiếu sắt, việc điều trị kéo dài trung bình 3 – 5 tháng cho đến khi xét nghiệm máu trở lại bình thường. Sau đó, tiếp tục điều trị với liều lượng như mô tả cho điều trị thiếu sắt không thiếu máu trong vài tuần để bổ sung lượng dự trữ sắt.
Đối với điều trị thiếu sắt không thiếu máu, điều trị kéo dài khoảng 1 – 2 tháng.
- Điều trị dự phòng
Phụ nữ mang thai: 30 mg/ngày.
Trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường mà không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc một phần sữa mẹ: liều 1 mg/kg/ngày bắt đầu từ lúc mới sinh và tiếp tục trong năm đầu tiên.
Trẻ nhẹ cân hoặc sinh non
Khởi đầu 2 – 4 mg/kg/ngày bắt đầu ít nhất 2 tháng, nên bắt đầu từ 1 tháng tuổi.
Liều tối đa không được vượt quá 15 mg/ngày đối với trẻ nhỏ, cân nặng bình thường hay nhẹ cân.
Trẻ em ≥ 10 tuổi (tuổi dậy thì)
Nam: 2 mg/ngày; nữ 5 mg/ngày.
Nếu bạn quên dùng thuốc, thì hãy bỏ qua liều bị quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch bình thường. Không nên gấp đôi liều dùng để bù cho liều đã quên.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Chống chỉ định đối với bệnh loét dạ dày, viêm ruột, hoặc viêm loét đại tràng.
Không dùng điều trị quá 6 tháng trừ ở những bệnh nhân có chảy máu liên tục, rong kinh, hoặc mang thai lặp đi lặp lại.
Sắt không nên được sử dụng để điều trị thiếu máu tan huyết, trừ khi tình trạng thiếu sắt cũng tồn tại.
LƯU Ý VÀ THẬN TRỌNG
Lượng sắt lớn gây tác động ăn mòn mạnh trên niêm mạc đường tiêu hóa.
- Có thể tạm thời làm ố men răng hoặc màng bọc răng của trẻ sơ sinh.
- Sử dụng chế phẩm có sắt trong thời gian dài có thể gây chứng nhiễm hemosiderin, bệnh nhiễm sắc tố sắt mô.
- Quá nhiều sắt có liên quan tới sự tăng nhạy cảm với các nhiễm khuẩn.
Thuốc này có chứa:
Methyl paraben và propyl paraben, có thể gây phản ứng dị ứng (có thể phản ứng muộn)
Đường và sorbitol 
Bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu hụt sucrase – isomaltase không nên dùng thuốc này.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác động của thuốc đối với công việc
Chưa ghi nhận được báo cáo phản ứng bất lợi hoặc chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Thuốc kháng acid làm giảm hấp thu sắt. Nên uống thuốc chứa sắt càng xa thuốc này càng tốt. Dùng đồng thời chế phẩm đường uống chưa sắt có thể cản trở hấp thu một số thuốc chống nhiễm khuẩn quinolone. Không nên uống thuốc chứa sắt đồng thời với quinolon hoặc trong vòng 2 giờ sau khi uống quinolone.
Các chế phẩm chứa sắt đường uống ức chế sự hấp thu của tetracyclin từ đường tiêu hóa và ngược lại, dẫn đến giảm nồng độ trong huyết thanh của cả hai loại thuốc kháng sinh và chất sắt. Nếu uống đồng thời các thuốc là cần thiết, bệnh nhân nên uống tetracyclin 3 giờ sau hoặc 2 giờ trước khi uống thuốc chứa sắt.
Đáp ứng với điều trị sắt có thể bị trì hoãn ở bệnh nhân uống chloramphenicol.
Chế phẩm chứa sắt đường uống làm giảm tác dụng của cupruretic penicilamin, có lẽ là do làm giảm hấp thu của nó. Nên uống thuốc chứa sắt cách xa thuốc này (ít nhất 2 giờ).
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Táo bón, tiêu chảy, phân đậm màu, buồn nôn và/ hoặc đau vùng thượng vị khoảng 5 – 20% bệnh nhân.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Triệu chứng
Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy phân có màu xanh lá cây và sau đó phân có màu đen. Nôn ra máu và có thể kết hợp với buồn ngủ, xanh xao, tím tái, mệt mỏi, co giật, sốc và hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa, hoại tử hoặc rối loạn chức năng gan, suy thận.
Cách xử trí
Nếu uống quá 10 mg/kg sắt nguyên tố đã xảy ra trong vòng 4 giờ trở lại, phải rửa dạ dày ngay lập tức bằng thuốc gây nôn, hoặc tốt hơn, rửa dạ dày qua ống thông. Nếu bệnh nhân đã nôn nhiều lần và đặc biệt là các chất nôn chứa máu, thuốc gây nôn không được sử dụng. Rửa dạ dày nên được thực hiện với nước ấm hoặc dung dịch natri bicarbonate 1 – 5%. Rửa dạ dày bằng dung dịch natri phosphate cũng được sử dụng. Deferoxamin cũng được sử dụng như một chất thêm vào cho dung dịch rửa dạ dày để tạo phức với sắt nguyên tố trong đường ruột.
Trong các trường hợp dùng quá liều, phải liên hệ ngay với bác sĩ hay bệnh viện gần nhất.
CÁC DẤU HIỆU CẦN LƯU Ý VÀ KHUYẾN CÁO
Không dùng quá liều chỉ định
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN
Ở nhiệt độ dưới 30℃, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG CỦA THUỐC
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng thuốc quá hạn dùng.
Nhà sản xuất
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPV
Số 27, đường 3A, Khu Công nghiệp Biên Hòa II, phường An Bình
Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai.
ĐT: (061) 399 2999                    Fax: (061) 3835 088
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7