top

Danh mục sản phẩm

Thuốc Sanqi Huazhi Wan (Tam thất hóa trĩ hoàn) chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

  • MS: 608 Lượt xem Lượt xem: 44
  • Giá Liên hệ
  • Quy cách Hộp 01 lọ 30 gram viên hoàn
  • Hãng SX Baiyunshan Zhongyi
  • Xuất xứ Trung Quốc
  • Tình trạng Còn hàng
Chi tiết sản phẩm

Thuốc Sanqi Huazhi Wan (Tam thất hóa trĩ hoàn) chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Thuốc Sanqi Huazhi Wan (Tam thất hóa trĩ hoàn)
Chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Bệnh trĩ hay còn có tên gọi khác là lòi dom là một bệnh lý rất phổ biến ở nước ta. Theo thống kê của Hội Hậu môn – Trực tràng, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% dân số, đặc biệt là ở độ tuổi ngoài 40 (chiếm 60 – 70%), hay gặp nhất là những người làm việc trong môi trường văn phòng (ít vận động, ngồi nhiều). Bệnh xảy ra do các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng bị giãn ra, to dần lên khiến cho máu ở tĩnh mạch bị ứ đọng, sưng phù gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
benh-loi-dom-tri
Bệnh trĩ (lòi dom)
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ: chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh: ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn; ăn ít rau xanh, củ quả khiến cơ thể bị thiếu chất xơ, uống ít nước dẫn đến táo bón. Một nguyên nhân khác là do thói quen ngồi lâu, rặn khi đi vệ sinh gây áp lực lên hậu môn.
Người bị bệnh trĩ thường có các triệu chứng: chảy máu khi đại tiện, khi đi cầu thấy có cục thò ra ngoài, cảm giác ngứa, đau rát ở hậu môn.
Bệnh trĩ thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, do ở vùng nhạy cảm nên người bệnh thường có tâm lý e ngại không đi khám, chỉ đến giai đoạn nặng khi các triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt bệnh nhân mới đến khám và điều trị.
Ngày nay, với sự phát triển của Y học, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Tây y: tiêm xơ búi trĩ, thắt trĩ bằng vòng cao su, hoặc cắt trĩ bằng phương pháp LONGO. Tuy nhiên, các phương pháp này khó chữa dứt điểm bệnh và ít nhiều gây đau đớn cho người bệnh.
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân lựa chọn các sản phẩm đông y để chữa bệnh trĩ do có nhiều ưu điểm: sử dụng thuận tiện, không gây đau đớn, lành tính, ít tác dụng phụ, an toàn nên có thể sử dụng lâu dài. 
Tam thất hóa trĩ hoàn (Saqi Huazhi Wan)thuốc chữa bệnh trĩ nổi tiếng của Trung Quốc, được chiết xuất từ các loại thảo dược đã được chứng minh là có tác dụng đối với bệnh trĩ như: rau dền gai, tam thất, cây muối Trung Hoa … Sản phẩm giúp cầm máu, giảm sưng đau, giảm táo bón, co búi trĩ rất thích hợp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại, sa trực tràng, chảy máu hậu môn, suy giãn tĩnh mạch chi.
THÀNH PHẦN
Tam thất (Panax pseudo ginseng)
Rau dền gai (Amaranthus spinosus)
Cây Muối Trung Hoa (Rhus chinensis)
Bạch mao căn
Hạt sim (Rhodomyrtus tomentosa)
Cúc bạc leo (Senecio scandens Buch.-Ham. ex D. Don)
DẠNG BÀO CHẾ
Viên hoàn màu đen, có vị chát.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 01 lọ chứa 30 gram viên hoàn.
CÔNG DỤNG
• Thanh nhiệt (giải nhiệt), giải độc, tiêu thũng (chữa ứ nước), chỉ thống (làm hết đau nhức)
• Cầm máu, giảm đau rát. Chữa bệnh trĩ (lòi dom), chảy máu, co búi trĩ.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Người bị bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại)
Người bị táo bón, chảy máu khi đi vệ sinh (đi ngoài ra máu).
Người bị rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn
Người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi: nặng chân, chân tay tê bì, nhức mỏi.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Dùng theo đường uống
Mỗi lần 3g (khoảng 2/5 nắp chai), ngày dùng 2 – 3 lần.
PHẢN ỨNG PHỤ
Chưa rõ
KIÊNG KỴ
Kiêng ăn đồ chiên xào, đồ cay nóng, thực phẩm có tính kích ứng (gà trống, cá chép, dầu mỡ …)
BẢO QUẢN
Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, chống ẩm.
HẠN SỬ DỤNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất
Số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm (vỏ hộp và nhãn lọ thuốc).
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
WS3-B-3531-98
SỐ PHÊ DUYỆT (TẠI TRUNG QUỐC)
Z44020122
ĐƠN VỊ SỞ HỮU GIẤY PHÉP KINH DOANH
Công ty TNHH Dược Trung Nhất
Guangzhou Baiyunshan Zhongyi Pharmaceutical Company Limited
Địa chỉ: Bạch Vân Sơn – Quảng Châu.
No 45 Shamian North Street Liwan District Guangzhou.
Điện thoại: (020) 3206 7487
Fax: (020) 3221 8888
Website: http://www.gz111.com
TÁC DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC TRONG TAM THẤT HÓA TRĨ HOÀN.
1. Rau dền gai (Amaranthus spinosus)
Rau dền gai hay còn gọi là rau dền dại do thường mọc hoang ở trong vườn, ven đường hoặc ở các sườn đồi. Dền gai có tên khoa học là Amaranthus spinosus thuộc họ rau dền, đây là một loại rau được người dân sử dụng trong các bữa ăn, đồng thời cũng là một vị thuốc quý, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe đặc biệt là với bệnh xương khớpbệnh trĩ.
cay-rau-den-gai-co-tac-dung-gi
Cây rau Dền gai - dược liệu quý cho người mắc bệnh trĩ
Tại nước ta, tác dụng chữa bệnh trĩ của cây rau dền gai đã được chứng minh qua công trình khoa học của Tiến sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm – người nổi tiếng với sản phẩm Crila chiết xuất từ cây Trinh nữ hoàng cung với tác dụng chữa bệnh u xơ tử cung và phì đại tuyến tiền liệt. 
Công trình của Ts Trâm là một phát hiện mới về tác dụng đối với bệnh trĩ của cây rau dền gai. Các bài thuốc cổ phương và cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng chưa từng đề cập đến tác dụng này. Công trình này đã được cấp bằng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam (số VN 1 – 0018740).
Các nhà khoa học đã điều chế được các phân đoạn flavonoid trong rau dền gai. Đây là chất có hoạt tính sinh học, có tác dụng làm co mạch máu, thúc đẩy quá trình đông máu, giúp cầm máu, tăng trương lực cơ ở ruột, giảm nhu động ruột, từ đó giúp co búi trĩ. Đặc biệt, hoạt chất chiết xuất từ rau dền gai không ảnh hưởng đến huyết áp và không làm kéo dài quá trình đông máu. Vì vậy, có thể sử dụng trong điều trị trĩ nội, trĩ ngoại cũng như bệnh suy giãn tĩnh mạch chi.
Để so sánh hiệu quả đối với bệnh trĩ của ba dược liệu: rau dền gai, rau sam và diếp cá, các cộng sự của bà đã nghiên cứu và đối chiếu tác dụng dược lý của 13 mẫu cao chiết phân đoạn flavonoid từ các dược liệu trên. Các nhà nghiên cứu đã cho điểm đánh giá tác dụng dược lý của các mẫu cao chiết phân đoạn flavonoid đối với các tác dụng trên cơ trơn mạch máu, cơ trơn thành ruột và các yếu tố khác như: số lượng tiểu cầu, thời gian máu chảy, thời gian máu đông. Kết quả cho thấy: cao chiết từ rau dền gai đạt điểm cao nhất (16 điểm), tiếp đến là cao chiết rau sam (13 điểm) và cuối cùng là cao chiết diếp cá (11 điểm).
Về độ an toàn, kết quả thử nghiệm trên động vật (thỏ và chuột nhắt) cho thấy thuốc không gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng chung, mức độ tăng trưởng tốt. Các kết quả xét nghiệm huyết học: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, lượng huyết sắc tố, hematocrit …không thay đổi. Xét nghiệm chức năng gan (AST, ALT, bilirubin, protein) và chức năng thận (creatinin) ở mức bình thường. Không xuất hiện tổn thương ở các cơ quan.
2. Cây Muối Trung Hoa (Rhus chinensis)
Cây Muối Trung Hoa hay còn có tên gọi khác là diêm phu mộc, tên khoa học là Rhus chinensis, thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Sở dĩ có tên cây muối bởi cây này có vị mặn. Loài cây này có nhiều ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản và Malaysia. Ở nước ta, cây muối chủ yếu mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung như: Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Nam, Lâm Đồng. 
cay-muoi-Rhus chinensis-co-tac-dung-gi
Cây Muối Trung Hoa 
Rhus chinensis
Trên cây muối có một vị thuốc quý là ngũ bội tử (Galla sinensis), đây là tổ một loại sâu có tên Schlechtendalia chinensis Bell ký sinh trên cây muối, chúng chỉ xuất hiện vào mùa hè. Vào khoảng tháng 5 tháng 6, sâu ngũ bội tử (loại sâu cái) đến chích vào lá, cành non rồi đẻ trứng lên cây muối. Ngũ bội tử được tạo thành từ các tế bào phát triển một cách bất thường của cây do tác động của những kích thích tố đặc biệt từ trứng và sâu non. Đến tháng 9, người ta thu hái về cho vào nồi hấp nước sôi từ 3 – 5 phút để giết chết con sâu bên trong, sau đó đem phơi sấy khô để được thành phẩm.
Trong ngũ bội tử có chứa acid 6 – pentadecylsalicylic, đây là hoạt chất có khả năng cầm máu rất tốt, kéo dài thời gian đông máu do hoạt tính kháng thrombin. Ngoài ra, trong ngũ bội tử còn chứa acid gallic có tác dụng diệt khuẩn do ức chế nhiều loại vi khuẩn như: E. coli, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy ngũ bội tử có tác dụng giảm đau, chống viêm, rất thích hợp trong điều trị bệnh trĩ.
ngu-boi-tu-chua-benh-tri
Ngũ bội tử - vị thuốc quý trên cây Muối
Theo dân gian, ngũ bội tử là vị thuốc đa công dụng, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh như: lòi dom, đại tiện ra máu, sa trực tràng, trĩ nội, trĩ ngoại và cả tiêu chảy, kiết lỵ.
3. Tam thất
Từ lâu, tam thất đã được coi là vị thuốc quý, Đông y gọi tam thất là “kim bất hoán” tức là tam thất quý đến mức có vàng cũng không thể đổi được.
Tam thất còn được gọi là sâm tam thất (có thể thay thế nhân sâm), có tên khoa học là Panax pseudo ginseng. 
tam-that-chua-benh-gi
Tam thất - vị thuốc được dùng trong điều trị bệnh trĩ
Tam thất có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: tăng cường sinh lực (giống nhân sâm), rút ngắn thời gian đông máu, tăng lưu lượng máu đến tim, tăng sức co bóp của cơ tim, điều hòa miễn dịch, tiêu máu ứ, kích thích khả năng tình dục, chống trầm uất. Dùng tam thất không gây ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương. 
Tác dụng nổi bật nhất của tam thất là cầm máu (chỉ huyết), bổ máu và tiêu máu cục. Đông y đã ứng dụng triệt để các tác dụng của tam thất trong điều trị bệnh trĩ. Khi bị trĩ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng chảy máu, lúc này tam thất có tác dụng cầm máu, giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu, mất máu. Ngoài chảy máu, bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng huyết khối (tụ máu) ở các búi trĩ bị sưng phồng. Tam thất, với tác dụng hoạt huyết, hóa ứ sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm tan máu ứ tại các búi trĩ. Khi không còn hiện tượng chảy máu và tụ máu, tình trạng đau rát, phù nề ở hậu môn sẽ giảm rất nhanh.
Hoạt huyếtchỉ huyếthai tác dụng đối lập nhau. Chỉ huyết là cầm máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu. Còn hoạt huyết là tăng cường lưu thông máu để tránh bị tụ máu. Tam thất là dược liệu duy nhất có cả hai tác dụng trên nên được xem như vị thuốc hàng đầu để chữa bệnh trĩ.
4. Bạch mao căn
Bạch mao căn, dân gian hay gọi là rễ cỏ tranh là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi, từ vùng núi đến miền đồng bằng và trung du.
bach-mao-can-re-co-tranh
Cây rễ cỏ tranh (bạch mao căn)
Bạch mao căn có tên khoa học là Imperata cylindrica, thuộc họ lúa (Poaceae). Theo Y học cổ truyền, bạch mao căn có vị ngọt, tính hàn, quy vào các kinh: phế, vị, tiểu trường. Các tác dụng của bạch mao căn là: thanh nhiệt, lợi tiểu, thanh huyết, chỉ huyết. 
Bạch mao căn được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh trĩ do khả năng cầm máu, ngăn chảy máu. Trong bạch mao căn có chứa hàm lượng lớn calcium giúp rút ngắn đáng kể thời gian máu chảy, máu đông. Dân gian thường dùng nước sắc rễ cỏ tranh để chữa bệnh chảy máu cam, chảy máu khi đi cầu.
Ngoài ngăn chảy máu, bạch mao căn còn có tác dụng kháng khuẩn (ức chế trực khuẩn Shigella) nên rất thích hợp trong điều trị bệnh trĩ có nhiễm khuẩn do búi trĩ bị sa ra khỏi hậu môn.
5. Hạt sim (Rhodomyrtus tomentosa)
Cây sim có nhiều tên gọi khác nhau như: sơn nẫm, cương nẫm, nẫm tử, đào kim nương, là một vị thuốc đã được sử dụng từ rất lâu trong Đông y.
hat-sim-chua-benh-tri
Hạt sim - vị thuốc dùng trong điều trị bệnh trĩ
Cây sim, tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa thuộc họ Sim (Myrtaceae). 
Theo Y học cổ truyền, hạt sim có vị chat, tính bình có tác dụng bổ huyết, cầm máu chữa các chứng thổ huyết (nôn ra máu), chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. 
Hạt sim cũng là vị thuốc không thể thiếu trong các thang thuốc chữa bệnh trĩ giúp cầm máu, ngăn ngừa tình trạng chảy máu, mất máu do sa búi trĩ.
HÌNH ẢNH THUỐC SANQI HUAZHI WAN (Tam Thất Hóa Trĩ Hoàn)
thuoc-sanqui-huazhi-wan-1

Mặt trước vỏ hộp thuốc
thuoc-sanqui-huazhi-wan-2
Mặt hông ghi các thông tin về thuốc
thuoc-sanqui-huazhi-wan-3
Mặt hông hộp thuốc ghi các thông tin về nhà sản xuất và mã vạch
thuoc-sanqui-huazhi-wan-4
Nắp hộp ghi số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng của thuốc.
thuoc-sanqui-huazhi-wan-5
Đáy hộp thuốc
thuoc-sanqui-huazhi-wan-6
Lọ thuốc bên trong hộp
thuoc-sanqui-huazhi-wan-7
Thông tin về thuốc được in trên nhãn lọ thuốc
thuoc-sanqui-huazhi-wan-8
Viên thuốc (viên hoàn) bên trong lọ
thuoc-sanqui-huazhi-wan-9
Hình ảnh viên thuốc 
thuoc-sanqui-huazhi-wan-10
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

 
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7