Chi tiết sản phẩm
Thuốc ho ALFOKID Syrup
ALFOKID Syrup
1. Tên sản phẩm: ALFOKID Syrup
2. Mô tả sản phẩm: Sirô màu nâu nhạt, hơi đục, vị cam.
3. Thành phần của thuốc
Hoạt chất: Dịch chiết lá Thường Xuân 70% cồn (Extractum folium Hederae helicis)
Tá dược: dung dịch D-sorbitol, sucrose, sirô ngô hàm lượng fructose cao, sirô cyclodextrin, steviosid, citric acid hydrat, natri citrate hydrat, kali sorbet, hương cam, hương chanh, dầu thầu dầu hydrogen hóa polyoxyl 40, natri lauryl sulfat, nước tinh khiết.
4. Hàm lượng: Mỗi túi 5 ml sirô chứa:
Dịch chiết lá thường xuân 70% cồn (Extractum folium Hederae helicis) ………….. 0.1 g (tương đương 2 mg hederacosid C).
5. Thuốc dùng cho bệnh gì?
Cải thiện triệu chứng viêm phế quản mãn tính, làm giảm tình trạng ho do viêm cấp tính của các cơ quan hô hấp.
6. Nên dùng thuốc này như thế nào và liều lượng?
- Tuổi ≥ 15 tuổi: 1 túi (5 ml)/lần, 3 lần/ngày.
- Tuổi 4 – 14 tuổi: 1 túi (5 ml)/lần, 2 lần/ngày.
- Tuổi 2 – 3 tuổi: 1/2 túi (2.5 ml)/lần, 3 lần/ngày.
7. Khi nào không nên dùng thuốc này?
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân không dung nạp fructose (hạn chế sorbitol, chế phẩm có chứa fructose).
- Phụ nữ mang thai và nghi ngờ mang thai (độ an toàn đối với phụ nữ có thai chưa được chứng minh)
- Phụ nữ cho con bú (độ an toàn đối với phụ nữ cho con bú chưa được chứng minh)
8. Tác dụng không mong muốn
Tần số xuất hiện của triệu chứng không bình thường được phân thành: hiếm khi (≥0.01% và < 0.1%) và rất hiếm khi (0.01%)
1) Xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Hệ tiêu hóa: Hiếm khi tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn.
- Da: Rất hiếm khi phù Quink, mụn rộp, ngứa, phát ban.
- Hệ hô hấp: Rất hiếm khi khó thở.
- Loại khác: Sốt, đờm nặng.
- Giám sát lưu hành trên thị trường (PMS).
* Từ giám sát lưu hành trên thị trường (PMS) thực hiện ở 651 bệnh nhân trong 6 năm tại Hà Quốc về việc đánh giá lại thuốc, sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường là 0.46% (3 trường hợp/651 trường hợp), 2 trường hợp đau bụng, 1 trường hợp chướng, buồn nôn, nôn đã được báo cáo.
* Từ giám sát lưu hành trên thị trường (PMS) thực hiện ở 9.657 bệnh nhân ở nước ngoài, kết hợp dùng lá cây thường xuân và kháng sinh/hóa trị liệu, tần số xuất hiện của các triệu chứng bất thường là 26% và khi kết hợp thuốc không kháng sinh, tần số xuất hiện của các triệu chứng bất thường tăng gấp đôi hơn khi chỉ dùng duy nhất lá thường xuân, nó được báo cáo rằng tần số xuất hiện các triệu chứng bất thường đã tương đối tăng lên.
Theo báo cáo PMS, các triệu chứng bất thường là đối với hệ tiêu hóa nhẹ và tạm thời. Các triệu chứng bất thường, 46 bệnh nhân đã ngừng liều lượng và các triệu chứng thường là trong hệ thống tiêu hóa (18 bệnh nhân bị tiêu chảy)
2) Không cải thiện các triệu chứng sau khi dùng trong 1 tuần.
9. Nên tránh dùng những thuốc hoặc thực phẩm gì khi đang dùng thuốc này?
Cho đến nay, chưa có tương tác thuốc nào được báo cáo.
10. Cần làm gì khi một lần quên không dùng thuốc?
Bỏ qua liều đã quên, tiếp tục uống các liều tiếp theo.
11. Bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 30°C.
12. Những dấu hiệu và triệu chứng khi dùng thuốc quá liều
Chưa có trường hợp nào được báo cáo, tuy nhiên quá liều có thể làm tăng tác dụng phụ.
13. Cần làm gì khi dùng thuốc quá liều khuyến cáo?
Khi dùng thuốc quá liều, nên điều trị các triệu chứng xuất hiện.
14. Tên/biểu tượng của nhà sản xuất
KOLMAR KOREA
245, Sandan – gil, Jeonui – myeon, Sejong – si, Hàn Quốc.
15. Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc này
Bệnh nhân được liệt kê dưới đây nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng:
- Bệnh nhân viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.
- Trẻ em dưới 2 tuổi cần được sự chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chỉ khi thật sự cần thiết, phụ huynh nên chú ý theo dõi.
- Khi dùng kết hợp với các thuốc khác trị ho và đờm có chứa codein hoặc dextromethorphan HBr.
- Do siro có chứa đường nên cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân tiểu đường.
16. Khi nào cần tham vấn ý kiến bác sĩ
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc.
17. Số đăng ký
VN - 20178 - 16
18. Ngày xem xét sửa đổi lại tờ thông tin cho bệnh nhân: 17/12/2015.