Chi tiết sản phẩm
Thuốc Bì Mẫm Viêm Bão (Bi Ming Yan Bao) chữa bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang
BÌ MẪM VIÊM BÃO
Bi Ming Yan Bao
Viêm xoang và viêm mũi dị ứng là hai bệnh phổ biến trong các bệnh lý về mũi họng. viêm xoang xảy ra khi các xoang cạnh mũi bị viêm do nhiễm trùng. Các triệu chứng của bệnh viêm xoang: đau nhức các xoang (xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước, xoang bướm), đau hai má, đau nhức mắt, đau vùng thái dương, đau sau gáy. Các triệu chứng khác như: chảy nước mũi (một bên hoặc hai bên), ngạt mũi, tắc mũi, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, ngửi kém (giảm khả năng nhận biết mùi vị).
Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Bệnh xoang nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: viêm não, nhiễm trùng huyết, áp xe hậu nhãn cầu (biến chứng trong ổ mắt), viêm đường hô hấp (viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi), viêm thận.
Tây y điều trị viêm xoang chủ yếu bằng các thuốc kháng histamine (thuốc chống dị ứng) kết hợp với các thuốc giảm đau chống viêm. Ưu điểm của các thuốc này là tác dụng nhanh và mạnh. Tuy nhiên, chúng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm: gây loãng xương, suy tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa …
Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để chữa bệnh viêm xoang được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao do có nhiều ưu điểm: an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Nổi tiếng nhất trong dòng sản phẩm này là Viêm Bão Bì Mẫm (Bi Ming Yan Bao) của Malaysia với các thành phần chính như: Tân di hoa và Thương Nhĩ Tử (Ké đầu ngựa)
Thuốc Viêm Bão Bì Mẫm (Bi Ming Yan Bao) của Malaysia
THÀNH PHẦN
Mỗi viên nang bao gồm
Magnolia fargesii cheng: ………….. 35 mg
Fructus xanthii: ………………...…. 36 mg
Catepillar fungus hypha: ………….. 38 mg
Cinnamomum cassia: ……………… 35 mg
Ziziphus jujuha: …………………… 35 mg
Zingiberis officinale: ……………… 30 mg
Radix glycyrrhizae: ……………….. 37 mg
Angelica dahurica: ………………... 33 mg
Asarum heferotnopoides: …………. 36 mg
Ledebouriella sesloides: ………...… 35 mg
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
• Người bị viêm mũi dị ứng
• Người bị viêm xoang cấp và mạn tính
• Người bị cảm cúm (nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi)
• Người bị đau rát họng, cảm giác vướng víu ở cổ họng.
• Người bị đau đầu, đau trán, đau nhức hốc mắt, đau thái dương, đau hai má, đau sau gáy.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Mỗi lần uống 1 – 2 viên
Ngày uống 3 lần.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Trong thời gian dùng thuốc nên:
Giữ ấm vùng mũi, họng.
Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường và làm việc trong môi trường khói, bụi, ô nhiễm.
Kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng và chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá
NHÀ SẢN XUẤT
BUNGKUSAN ASLI
80 Bukit Bintang
56100 Kuala Lumpur
Malaysia
TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ VỊ THUỐC TRONG BÌ MẪM VIÊM BÃO (BI MING YAN BAO)
• Magnolia fargesii cheng: Tân di hoa
Tân di hoa, tên gọi khác: Tân di đào, Vọng xuân hoa hay Mao tân di, là búp của cây Hoa Ngọc Lan – một loài hoa chủ yếu có ở Trung Quốc
Tân di hoa là một vị thuốc quý đối với người mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Đây cũng là một thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc trị viêm xoang cấp và mãn tính.
Tân di hoa (hoa Mộc Lan) - Vị thuốc quý cho người mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi
Tên của loại thảo dược này gắn liền với một truyền thuyết
Tương truyền rằng: vào thời cổ đại, ở đất nước Trung Hoa có một người đàn ông họ Tần bị mắc một căn bệnh lạ. Anh ta thường xuyên bị đau đầu, choáng váng, chảy nước mũi nhiều, tanh hôi. Người này đã gõ cửa các thầy lang trong vùng, nhưng ai nấy đều bó tay, không điều trị được căn bệnh lạ đó khiến anh ta vô vùng đau khổ. Một hôm, có người bạn đến thăm, thấy bệnh tình của người đó như thế bèn khuyên nhủ: “Lão huynh, nếu các thầy thuốc trong địa phương không chữa được bệnh cho huynh, sao huynh không đến nơi khác tìm kiếm?” Thiên hạ rộng lớn như vậy, ắt sẽ tìm được người chữa khỏi bệnh cho huynh. Nghe có lý, người đàn ông này bèn nghĩ: mình mắc căn bệnh này, nếu ở nhà thì như sống dở, chết dở, chi bằng đi ra ngoài vừa ngao du sơn thủy hữu tình, vừa tìm thầy thuốc. Mấy hôm sau, hắn quyết định từ giã người nhà lên đường.
Người đàn ông họ Tần này đã đi rất nhiều nơi, gặp nhiều thầy thuốc nhưng cũng không ai chữa khỏi bệnh cho hắn ta. Một hôm, trong lúc nghỉ lại một nơi mà những người di dân sinh sống, anh ta đã gặp một ông lão râu tóc bạc trắng. Sau khi nghe kể về bệnh tình của anh, ông lão nói: “Căn bệnh của cậu chữa không khó. Ta sẽ chỉ cho cậu một loại thuốc, chỉ cần kiên trì, nhanh thì năm bữa nửa tháng, chậm thì một kháng sẽ khỏi”. Nghe xong, người đàn ông này rất vui mừng, liền nghe theo lời chỉ bảo của ông lão. Ông lão vào trong khu vườn nhặt vài nụ hoa trong bụi và nói với người thanh niên: “Đây chính là thuốc, mỗi ngày cậu lấy vài nụ hoa này đem sắc lấy nước uống vào buổi sáng và tối, kiên trì dùng không đến một tháng căn bệnh của cậu sẽ hết”.
Người đàn ông họ Tần làm đúng theo như lời ông lão dặn, quả nhiên chỉ sau nửa tháng căn bệnh đau đầu, chảy nước mũi suốt nhiều năm qua đã khỏi. Sau khi tạ ơn ông lão, anh ta đã xin ông một ít hạt giống thuốc quý ấy về nhà trồng, về sau, mỗi khi gặp ai bị mắc căn bệnh mũi giống mình, anh ta đều cho họ dùng và tất cả đều khỏi bệnh. Mọi người tò mò về loại thảo mộc kỳ lạ này liền hỏi người đàn ông họ Tần này về tên của nó, nhưng anh ta lại quên mất không hỏi ông lão. Sau một hồi suy nghĩ, anh ta bèn nói “vị thuốc này là Tân Di Hoa” tức là cây thuốc đến từ nơi những người di dân sinh sống. Và sau này, người đàn ông họ Tần đó cũng trở thành một bác sĩ nổi tiếng trong vùng.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã khẳng định: Tân di hoa có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu. Trên Invitro: các chuyên gia đã kết luận rằng: trong Tân di hoa có chứa magnolin và fargesin, hai chất này đóng vai trò như là các marker có tác dụng ức chế sự giải phóng histamine – chất hóa học trung gian gây ra các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ức chế histamine chính là làm giảm các triệu chứng của viêm mũi.
Các nghiên cứu về dược lý cũng chứng minh: Tân di hoa có tác dụng gây giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu, qua đó cải thiện tình trạng vi tuần hoàn vùng mũi họng. Bên cạnh đó, tân di còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống dị ứng, ức chế virus cúm và một số loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tuýp A, trực khuẩn bạch hầu
• Fructus xanthii: Thương nhĩ tử (Kế đầu ngựa)
Thương nhĩ tử là quả phơi sấy khô của cây Thương Nhĩ (hay còn gọi là Ké đầu ngựa, mác nháng, phắc ma), tên khoa học là Xanthium strumarium thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Từ xa xưa, các Danh y đã biết sử dụng Thương nhĩ tử trong các bài thuốc đông y gia truyền nổi tiếng chữa bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Ngày nay, Thương nhĩ tử vẫn là thành phần quan trọng trong các sản phẩm điều trị các bệnh về mũi, họng.
Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa)
Theo Y học cổ truyền: thương nhĩ tử có ngọt nhạt, hơi đắng, tính ôn, quy vào kinh phế. Có tác dụng: sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng, giảm đau, khu phong, trừ thấp. Chủ trị: đau đầu, cảm lạnh, tắc ngạt mũi, viêm mũi họng, viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết (chảy nước mũi), ngạt mũi, tỵ uyên (nước mũi có mùi hôi), đau nhức răng, co quắp chân tay, viêm da dị ứng, lở ngứa da.
Theo Y học hiện đại: Trong quả của Thương nhĩ tử có chứa nhiều sesquiterpen lacton, các glucoside (xanthostrumarin), nhựa (resin), hợp chất saponin, alkaloid, acid oleic, vitamin C, lecithin, glucose, beta – sitosterol. Các chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn (tụ cầu khuẩn), kháng nấm (Candida Albicans). Đây là những tác nhân chính gây bệnh viêm xoang cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng.
HÌNH ẢNH THUỐC BÌ MẪM VIÊM BÃO (BI MING YAN BAO)
Hộp thuốc và lọ thuốc
Mặt trước hộp thuốc
Chỉ định, liều dùng, cách dùng bằng tiếng Anh in trên vỏ hộp thuốc
Liều dùng, cách dùng, địa chỉ Nhà sản xuất in trên vỏ hộp thuốc
Nắp hộp thuốc
Thành phần của thuốc in trên đáy hộp thuốc
Lọ thuốc bên trong hộp
Thành phần của thuốc, địa chỉ Nhà sản xuất in trên nhãn lọ thuốc
Cách dùng - Liều dùng in trên nhãn lọ thuốc
Tem chống giả của Nhà sản xuất được dán trên nắp lọ
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Cảnh báo hành nhái của Nhà sản xuất
Cách nhận biết hàng chính hãng