top

Danh mục sản phẩm

Calci – D3 (Calci carbonat & Vitamin D3)

Calci – D3 (Calci carbonat & Vitamin D3)
  • MS: 639 Lượt xem Lượt xem: 14
  • Giá Liên hệ
  • Quy cách Hộp 24 gói x 3 gram
  • Hãng SX CTY CP DƯỢC PHẨM TW 2
  • Xuất xứ Việt Nam
  • Tình trạng Còn hàng
Chi tiết sản phẩm

Calci – D3 (Calci carbonat & Vitamin D3)

CALCI – D3
Calci carbonat & Vitamin D3
THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC
Thành phần hoạt chất
Calci carbonat: …………………… 1.250 mg
Vitamin D3: …………………..…….. 440 IU
Thành phần tá dược
Đường trắng, Acid citric khan, Lactose, Siicon dioxyd keo, Bột mùi cam.
DẠNG BÀO CHẾ
Bột pha hỗn dịch màu trắng hoặc hơi vàng, bột đồng nhất, khô tơi.
CHỈ ĐỊNH
Phòng ngừa và điều trị thiếu hụt calci và vitamin D3 ở người già.
Calci – D3 có thể được sử dụng như một liều thuốc hỗ trợ cho bệnh loãng xương, bệnh nhân có thể bổ sung vitamin D3 và calci hoặc những bệnh nhân có nguy cơ cao cần bổ sung.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Cách dùng
Dùng đường uống, cho toàn bộ lượng bột trong gói vào cốc, thêm một lượng lớn nước, khuấy đều, sau đó uống ngay hỗn dịch thu được.
Liều dùng
1 gói/lần x 2 lần/ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Suy thận nặng (tốc độ lọc cầu thận < 30 ml/phút/ 1.73m2)
Bệnh và/hoặc các tình trạng dẫn đến tăng calci huyết và/hoặc calci niệu.
Sỏi thận.
Rối loạn thừa vitamin D.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Khi điều trị lâu dài, nồng độ calci huyết thanh, chức năng thận nên được theo dõi. Giám sát đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi đang điều trị đồng thời với glycoside tim hoặc thuốc lợi tiểu và những bệnh nhân có xu hướng cao hình thành sỏi. Trong trường hợp tăng calci huyết hoặc có dấu hiệu suy thận thì nên điều chỉnh liều hoặc ngừng thuốc.
Calci carbonat và vitamin D3 nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có dấu hiệu suy thận và theo dõi ảnh hưởng trên nồng độ calci và phosphate. Nên cân nhắc đến yếu tố vôi hóa mô mềm.
Khi điều trị đồng thời với các nguồn khác của vitamin D hoặc sử dụng các chất dinh dưỡng có chứa calci, có nguy cơ tăng calci huyết hoặc suy chức năng thận.
Sử dụng thận trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh sarcoidosis, do nguy cơ tăng chuyển hóa vitamin D3 thành dạng có hoạt tính. Những bệnh nhân này nên được theo dõi calci trong huyết thanh và nước tiểu.
Thận trọng ở những bệnh nhân bất động bị loãng xương vì có nguy cơ tăng calci huyết.
Trong sản phẩm có chứa sucrose, do đó bệnh nhân có yếu tố di truyền về dung nạp fructose hoặc kém hấp thu Glucose galactose, hoặc thiếu sucrase – isomaltase không nên dùng thuốc này.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Thời kỳ mang thai
Calci – D3 có thể sử dụng trong khi mang thai, trong trường hợp thiếu hụt calci và vitamin D3. Trong thời gian mang thai, lượng calci không nên vượt quá 1500 mg calci và 600 IU vitamin D3. Dùng quá liều vitamin D đã cho thấy tác dụng gây quái thai ở động vật có thai. Ở người nên tránh dùng quá liều vitamin D, vì chứng tăng calci vĩnh viễn có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển thể chất và tinh thần, hẹp động mạch chủ thượng và võng mạc ở trẻ em.
Thời kỳ cho con bú
Calci – D3 có thể sử dụng trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên tiêu thụ hàng ngày không nên vượt quá 1500 mg calci và 600IU vitamin D. Calci và vitamin D vào được sữa mẹ. Điều này nên được cân nhắc khi dùng vitamin D bổ sung cho trẻ em.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Calci - D3 không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC
Thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm sự bài tiết của calci qua nước tiểu, do đó làm tăng nguy cơ calci huyết. Calci huyết nên được theo dõi thường xuyên trong quá trình sử dụng đồng thời với các thuốc lợi tiểu thiazid.
Calci carbonat có thể cản trở hấp thu của các chế phẩm tetracyclin dùng đồng thời. Vì vậy, các chế phẩm tetracyclin nên dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc 4 – 6 giờ sau khi uống calci carbonat.
Tăng calci huyết có thể làm tăng độc tính của glycoside tim trong thời gian điều trị bằng calci và vitamin D. Bệnh nhân nên được theo dõi ECG và calci huyết.
Nếu sử dụng đồng thời với một biphosphonat, nên dùng trước ít nhất 1 giờ trước khi uống Calci – D3 (nguy cơ giảm hấp thu qua đường tiêu hóa)
Hiệu quả của levothyroxin có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời với calci. Dùng calci và levothyroxine cách nhau ít nhất 4 giờ.
Sự hấp thu của thuốc kháng sinh quinolone có thể bị suy giảm nếu dùng đồng thời calci. Kháng sinh quinolone nên được sử dụng cách 2 giờ trước hoặc 6 giờ sau khi uống calci.
Các muối calci có thể làm giảm hấp thu sắt, kẽm, strontium ranelate.
Do đó sắt, kẽm và strontium ranelate nên được dùng trước ít nhất 2 giờ.
Điều trị với orlistat có thể làm giảm khả năng hấp thu các vitamin tan trong chất béo (vitamin D3).
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC (ADR)
Phản ứng bất lợi được liệt kê dưới đây, phân loại theo hệ thống cơ quan và tần số. Các tần số được định nghĩa là:
Không thường gặp: 1/1.000 đến < 1/100
Hiếm gặp: 1/10.000 đến < 1/1.000
Rất hiếm gặp (< 1/10.000)
Không biết (không thể ước tính được từ dữ liệu có sẵn).
Rối loạn hệ thống miễn dịch
Không biết: quá mẫn với các phản ứng như phù mạch, phù nề thanh quản
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
- Ít gặp: tăng calci huyết và calci niệu
- Rất hiếm gặp: hội chứng kiềm sữa (thường xuyên đi tiểu, nhức đầu liên tục, chán ăn liên tục, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi hoặc yếu bất thường, tăng calci huyết, nhiễm kiềm và suy thận)
Rối loạn tiêu hóa
Hiếm gặp: táo bón, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy.
Da và các mô dưới da
Rất hiếm gặp: ngứa, phát ban, nổi mề đay.
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ TRÍ ADR
Nên tránh điều trị quá tích cực giảm calci huyết, vì chuyển thành tăng calci huyết còn nguy hiểm hớn. Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 – 10 mg/dL (4.5 – 5 mEq/lít). Nồng độ calci huyết thanh thường không vượt quá 11 mg/dL)
Trong khi điều trị bằng vitamin D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphate, magnesi huyết thanh, ni tơ ure máu, phosphate kiềm máu, calci và phosphonate nước tiểu 24 giờ.
Giảm nồng độ phosphate kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận.
Nên cho uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Quá liều
Triệu chứng: quá liều có thể dẫn đến tăng calci huyết và rối loạn thừa vitamin D. Các triệu chứng của tăng calci huyết có thể bao gồm: chán ăn, khát nước, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, mệt mỏi, rối loạn tâm thần, chứng đa hồng cầu, đa niệu, đa xương, sỏi thận, rối loạn nhịp tim. Tăng calci huyết nặng có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Nồng độ calci cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thận không hồi phục và vôi hóa mô mềm.
Hội chứng kiềm sữa có thể xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng một lượng lớn calci và hấp thu kiềm.
Xử trí
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Ngưng điều trị bằng calci và vitamin D. Điều trị bằng thiazid và glycoside cũng phải ngừng. Rửa dạ dày, bù nước theo mức độ nghiêm trọng. Điều trị đơn độc hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu quai, biphosphonat, calcitonin và corticosteroid. Điện giải trong huyết thanh, chức năng thận và lợi tiểu cần được theo dõi. Trong trường hợp nặng, điện tâm đồ và áp lực tĩnh mạch trung tâm nên được theo dõi.
ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC
Calci
- Hấp thu
Lượng calci hấp thu qua đường tiêu hóa là khoảng 30% liều uống.
- Phân bố và chuyển hóa
99% lượng calci trong cơ thể tập trung ở các cấu trúc cứng của xương và răng. 1% còn lại xuất hiện trong chất lỏng và ngoài tế bào. Khoảng 50% lượng calci trong huyết tương ở dạng ion hoạt động. 10% ở dạng citrate, photphat hoặc anion khác, 40% còn lại gắn kết với protein, chủ yếu là albumin.
- Thải trừ
Calci được loại bỏ qua phân, nước tiểu và mồ hôi. Bài tiết qua thận phụ thuộc vào quá trình lọc cầu thận và tái hấp thu calci ở ống thận.
Vitamin D3
- Hấp thu
Vitamin D3 được hấp thu dễ dàng trong ruột non.
- Phân bố và chuyển hóa
Vitamin D3 và các chất chuyển hóa của nó lưu thông trong máu vào một globulin cụ thể. Vitamin D3 được chuyển hóa trong gan thành 1,25 – dihydroxycholecalciferol. 1,25 – dihydroxycholecalciferol là chất chuyển hóa có vai trò tăng sự hấp thu của calci. Vitamin D3 không được chuyển hóa sẽ được lưu trữ trong mô mỡ và cơ bắp.
- Thải trừ
Vitamin D3 được bài tiết trong phân và nước tiểu.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 24 gói x 3 gram kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN, HẠN DÙNG, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA THUỐC
Điều kiện bảo quản thuốc
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30℃, tránh ánh sáng.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất
Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc
Tiêu chuẩn cơ sở
TÊN, ĐỊA CHỈ CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT
Đăng ký bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN ĐẠT
54 TT4C, Khu đô thị Văn Quán – Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Sản xuất tại
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2
Lô 27, KCN Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội
ĐT: 0243.971.6291              Fax: 0243.5251.484
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7