Chi tiết sản phẩm
Nhân sâm Tuyết liên truy phong hoàn
Nhân sâm Tuyết liên truy phong hoàn
“Thoái hóa khớp” và “thấp khớp” là hai bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về xương khớp. Do địa hình của Việt Nam, nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, áp suất không khí thay đổi liên tục nên nước ta có tỉ lệ người mắc các bệnh về xương khớp tương đối cao so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Biểu hiện của các bệnh về xương khớp thường là: đau nhức ở các khớp xương (đầu gối, ngón chân, ngón tay, hông, vai), đau mỏi khắp người, chân tay tê bại, đau mỏi cổ, vai gáy, đau lưng, đau thần kinh tọa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi chuyển mùa, trời chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột, không khí ẩm ướt, mưa nhiều, độ ẩm trong không khí tăng cao thì đó là yếu tố thuận lợi cho bệnh khớp. Người già, nhất là những người sức đề kháng yếu, cơ thể mang nhiều bệnh nền rất dễ mắc bệnh viêm khớp.
Y học cổ truyền cho rằng cơ thể người là một bộ máy hoàn chỉnh, luôn phù hợp và thích ứng với thiên nhiên. Vì thế nên những thay đổi bất thường của thiên nhiên đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp là do sự mất cân bằng âm – dương trong cơ thể. Cơ chế của hiện tượng này các yếu tố phong hàn hoặc thấp nhiệt từ môi trường bên ngoài xâp nhập vào cơ thể gây tắc nghẽn các kinh lạc khiến khí huyết không lưu thông được gây ra các cơn đau nhức xương khớp.
Theo Y học cổ truyền, để điều trị các bệnh về xương khớp phải bồi bổ khí huyết, thông kinh lạc, cân bằng âm dương.
Thuốc Nhân sâm Tuyết liên truy phong hoàn với thành phần từ các loại thảo dược quý giúp khắc phục các yếu tố gây bệnh khớp: phong hàn, thấp nhiệt, táo hỏa
THÀNH PHẦN
Trong mỗi viên nang có chứa:
Ginseng: ……………………… 10 mg
(Nhân sâm)
Rhizoma Atractylodis: ……….. 20 mg
(Bạch truật)
Campanumaea Pilosula: …...… 20 mg
(Đẳng sâm bắc)
Radix Angelicae Sinensis: …… 12 mg
(Đương quy)
Radix Angelicae Tuhuo: ……... 10 mg
(Độc hoạt)
Herba Cistanches: ……………... 8 mg
(Chiết xuất Nhục thung dung)
Cortex Eucomiae: ………….… 10 mg
(Đỗ trọng)
Fructus Lycli: ……………..…… 7 mg
(Câu kỷ tử)
Radix Paeoniae alba: ………..... 13 mg
(Bạch thược)
THUỐC NHÂN SÂM TUYẾT LIÊN TRUY PHONG HOÀN CÓ TÁC DỤNG GÌ?
• Giúp lưu thông khí huyết, thông kinh lạc.
• Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hoạt động của khớp
• Bôi trơn các khớp, phòng tránh hiện tượng khô khớp
• Giảm tình trạng viêm sưng ở các khớp.
• Tái tạo tế bào sụn khớp, phục hồi lớp sụn khớp bị hư tổn
• Ngăn ngừa tình trạng loãng xương, giúp xương chắc khỏe
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THUỐC NHÂN SÂM TUYẾT LIÊN TRUY PHONG HOÀN
• Người bị thoái hóa khớp: thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng, thoái hóa đốt sống lưng, thoái hóa cột sống cổ.
• Người bị bệnh viêm khớp: viêm đa khớp dạng thấp (thấp khớp), viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai.
• Người bị khô khớp, cứng khớp, các khớp bị thiếu chất nhờn, khớp kêu lục cục khi cử động.
• Người mắc bệnh gút (thống phong), chân tay tê nhức.
• Người bị thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống, sưng đau ở các khớp.
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC NHÂN SÂM TUYẾT LIÊN TRUY PHONG HOÀN
Mỗi lần uống 2 viên, ngày dùng 2 – 3 lần.
Uống thuốc cùng với nước ấm, sau khi ăn.
Lưu ý: Không sử dụng Nhân sâm Tuyết liên truy phong hoàn cho phụ nữ có thai.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 01 lọ 30 viên nang
NHÀ SẢN XUẤT
YEE HONG PHARMACEUTICAL SDN. BHD. (GMP Standard)
39, Jalan Molek Bagan Ajam, Butterwoth Penang, Malaysia.
CÔNG TY XUẤT/ NHẬP KHẨU
TAISUM MEDICAL TRADING SDN. BHD
108, Camavon Street, 10100 Penang, Malaysia.
TÁC DỤNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRONG THUỐC NHÂN SÂM TUYẾT LIÊN TRUY PHONG HOÀN
• Độc hoạt (Radix Angelicae Tuhuo)
Độc hoạt là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền. Độc hoạt có vị cay, tính ôn vào hai kinh là can và thận. Theo Đông y, độc hoạt có tác dụng khu phong, trừ thấp, chữa chứng phong hàn, đau lưng mỏi gối, chân tay tê nhức.
Độc hoạt - Vị thuốc quý đối với các bệnh xương khớp
“Độc hoạt tang ký sinh” là bài thuốc nổi tiếng nhất về xương khớp Trong Y học cổ truyền với vị thuốc chính là độc hoạt (chủ vị). Bài thuốc này có nguồn gốc từ Trung Hoa vẫn còn lưu truyền đến ngày nay và là cơ sở khoa học cho các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh khớp.
Bài thuốc “độc hoạt tang ký sinh” bắt nguồn từ đâu?
Thời xa xưa, các Vị Vua của Trung Quốc do chế độ ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, thời gian ngự triều nhiều, ít vận động nên thường mắc các bệnh về xương khớp: đau nhức mình mẩy, chân tay tê bại, đi lại khó khăn. Để tìm ra phương thuốc chữa căn bệnh này, triều đình đã yêu cầu các quan ngự y dâng bài thuốc. Hàng trăm bài thuốc đã được trình lên vua, trong đó đáng chú ý có một bài thuốc rất đơn giản của Danh y Tôn Tư Mạo. Bài thuốc này có nguồn gốc từ bài “thập toàn đại bổ” gia giảm kết hợp với cao xương dê và mật ong, được bào chế thành viên hoàn dâng tiến lên vua. Quả nhiên, sau một thời gian điều trị bằng phương thuốc trên, Hoàng đế đã khỏi bệnh.
Bài thuốc "độc hoạt tang ký sinh"
Tôn Tư Mạo giải thích rằng, bài thuốc của này bắt nguồn từ “thập toàn đại bổ”, ông đã thay đổi một số vị để phương thuốc đạt hiệu quả cao nhất đối với bệnh xương khớp: bỏ 2 vị là Hoàng kỳ và Bạch truật, gia giảm thêm các vị thuốc khác: Ngưu tất, Độc hoạt, Quế nhục, Đỗ trọng, Tần giao, Tang ký sinh, Tế tân. Các vị thuốc này có tác dụng chữa chứng đau nhức cơ thể, chân tay tê mỏi.
Lý giải về phương thuốc trên, vị Danh y này cho rằng: hàng ngày, con dê được ăn hàng trăm thứ lá cây, con ong được hút mật từ hàng trăm loại hoa khác nhau, đó là những vị thuốc quý mà con người không thể tự tổng hợp được để điều trị các chứng bệnh. Khi phối hợp cao xương dê với mật ong cùng với các vị thuốc trên thì tạo ra một bài thuốc vô cùng hiệu quả đối với các chứng bệnh về xương khớp.
Cho đến tận ngày nay bài thuốc “độc hoạt tang ký sinh” của Tôn Tự Mao vẫn là “kim chỉ nam” cho các thầy thuốc đông y áp dụng trong điều trị chứng đau xương khớp do phong tê thấp.
• Nhân sâm (Ginseng).
Từ xa xưa, nhân sâm đã được coi là vị thuốc quý hiếm vốn chỉ dành cho vua chúa, đây là vị thuốc nổi tiếng với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Một trong những tác dụng nổi bật của nhân sâm mà ít người biết đến là hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Trong nhân sâm có chứa nhiều Saponin – một loại Glycoside tự nhiên với đặc tính tạo bọt có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, chống viêm khớp, ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Tác dụng của nhân sâm đối với bệnh khớp đã được nghiên cứu và chứng minh. Theo các nhà khoa học, các saponin trong nhân sâm giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng và giảm chỉ số viêm ở bệnh nhân viêm khớp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chiết xuất nhân sâm có khả năng ngăn chặn được các phản ứng viêm và cải thiện cơ chế sinh bệnh của viêm đa khớp dạng thấp.
Củ nhân sâm
Một tác dụng khác của nhân sâm cũng góp phần ngăn ngừa bệnh khớp là phòng loãng xương. Các Ginsenosides (Saponin) có tác dụng ức chế quá trình tiêu xương (hủy xương) và kích thích quá trình tái tạo xương, giúp xương chắc khỏe toàn diện. Hiệu quả của nhân sâm đối với sức khỏe xương đã được khẳng định qua một nghiên cứu khoa học với sự phối hợp của Bệnh viện Đại học Quốc Gia Chonbuk và Viện Khoa học & Công nghệ Sinh học Hàn Quốc (KRIBB). Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 3 năm theo dõi thêm 2 năm trên đối tượng là nữ giới (trên 40 tuổi) và những người bị loãng xương. Có tất cả 90 người tham gia, được chia thành 3 nhóm (mỗi nhóm 30 người). Những người trong nhóm chứng được cho dùng giả dược, hai nhóm còn lại được cho dùng chiết xuất nhân sâm với liều 1g/ngày và 3g/ngày. Kết quả cho thấy mức độ osteocalcin (chỉ số phản ánh mức độ tạo xương) ở nhóm dùng nhân sâm cao hơn 11.6 lần so với chóm chứng, ở nhóm dùng sâm với liều 3g mỗi ngày có nồng độ canxi cao hơn gấp 3 lần so với nhóm dùng giả dược. Điều này cho thấy nhân sâm có hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng đau nhức và cứng khớp do mất xương.
• Đỗ trọng (Cortex Eucomiae)
Đỗ trọng cũng là một vị thuốc quý từ lâu được các Danh y nổi tiếng sử dụng trong các bài thuốc trị chứng thận hư, đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm.
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, quy vào kinh can và kinh thận. Đỗ trọng có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, chữa bệnh đau lưng, đau đầu gối, chân tay tê nhức, đi lại khó khăn.
Vị thuốc đỗ trọng
Tác dụng kỳ diệu của đỗ trọng đối với xương khớp được ghi trong sách “Bản thảo cương mục” của Danh y Lý Thời Trân (đời nhà Minh, ở Trung Quốc). Trong cuốn sách này, Bàng Nguyên Anh đã kể lại: thời xa xưa, ở Trung Hoa có một thanh niên mới lấy vợ nhưng bị mắc bệnh chân tay yếu không đi lại được, người này đã uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi. Sau đó, anh chàng này được Lương y Tô Lãm bắt mạch và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là do chứng thận hư. Ông đã cho chàng thanh niên đó uống đỗ trọng và thật kỳ lạ, sau 10 ngày anh ta đã khỏi bệnh.
Tác dụng của đỗ trọng cũng được chi chép trong sách “Bản kinh”: đau lưng, đau đầu gối không có đỗ trọng thì không chữa khỏi được; chân tay nhức mỏi, không có đỗ trọng thì không làm hết được; thân dưới (chân) suy yếu, không có đỗ trọng thì không bồi bổ được, phần dưới có thấp (thấp khớp – chứng tý) không có đỗ trọng thì không thải ra được.
• Đương quy (Radix Angelicae Sinensis)
Đương quy (hay còn gọi là xuyên quy) là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy.
Rễ cây Đương quy
• Bạch truật (Rhizoma Atractylodis)
Bạch truật cũng là vị thuốc được sử dụng từ lâu trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Bạch truật có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm tiết a xít dịch vị, chống loét dạ dày, lợi tiểu, hạ đường huyết, bảo vệ tế bào gan.
Cây Bạch truật
Tác dụng của bạch truật đối với bệnh khớp:
- Chống viêm khớp: trong rễ của bạch truật có chứa các chất atractylenoid I, II, III (hay còn được gọi là hợp chất lacton). Theo các nhà nghiên cứu, các chất này có tác dụng chống viêm khớp rõ rệt, đặc biệt là các phản ứng viêm khớp cấp tính.
- Giảm phù nề ở các khớp
Do có tác dụng lợi tiểu nên bạch truật giúp loại bỏ các chất lỏng ra khỏi cơ thể, qua đó làm giảm hiện tượng phù nề ở những người bị viêm khớp, sưng khớp.
- Giảm tình trạng sưng đau ở các khớp
Vào năm 2018 một nghiên cứu của Đại học Y khoa Chiết Giang (Trung Quốc) đăng trên Tạp chí Ethnopharmacology đã khẳng định chiết xuất Bạch truật giúp làm giảm nhanh tình trạng sưng đau ở các khớp.
Theo Y học phương Đông, đương quy có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh: tâm, can, tỳ. Tác dụng chính của Đương quy là bổ huyết, hoạt huyết, chữa bệnh thiếu máu, đau nhức các khớp. Đông y cho rằng, một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp là do ứ huyết, khi máu không lưu thông được trong cơ thể, đặc biệt là ở các chi sẽ gây ra tình trạng máu bị tắc nghẽn (ứ huyết), vì vậy giải quyết tình trạng này cũng góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh khớp. Đặc biệt trong đương quy có chứa nhiều vitamin B12 – chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu và hoạt động của các tế bào xương, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Các hoạt chất trong đương quy có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp, chân tay tê bì do thoái hóa khớp, thấp khớp.