top

Danh mục sản phẩm

Virus Sars - Cov - 2 tàn phá phổi của người mắc Covid - 19 như thế nào?

14/08/2020 18:09
VIRUS SARS – CoV – 2 TÀN PHÁ PHỔI NHƯ THẾ NÀO?
Covid – 19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới: Sars – CoV – 2 (nCoV) gây ra. Triệu chứng của bệnh là: sốt, ho, tức ngực, khó thở, một số trường hợp mất khứu giác và vị giác. Bệnh lây qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh (dịch tiết của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi). Khi người khỏe mạnh hít phải virus, chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp và tìm đến phổi.
virus-corona-ncov
Viruscorona chủng mới (nCoV - 2019) gây bệnh viêm phổi cấp
Cũng giống như các loại virus SARS trước đây, cấu trúc vỏ capsid của Sars – CoV – 2 gồm có các protein dạng gai, các protein này liên kết với các thụ thể ACE2 (chỉ có ở tim và phổi của người). Nhưng đến nay, vì một lý do nào đó mà các chủng virus này đều không tấn công trái tim của chúng ta, các nhà khoa học cũng chưa giải thích được điều này.
Đối với hầu hết tất cả các bệnh nhân, phổi là nơi bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của Covid – 19. Cũng giống như cúm, đây là một bệnh đường hô hấp. Virus Sars – CoV – 2 lây nhiễm mạnh nhất ở phổi và gây ra những tổn thương nặng nề cho cơ quan này.
virus-sars-cov-2-tan-pha-phoi-nhu-the-nao
Virus 
Sars – CoV – 2 xâm nhập và tấn công phổi người bệnh
Vậy virus corona chủng mới (nCoV) tàn phá phổi của người mắc bệnh như thế nào?
Theo Giáo sư Mathew B. Frieman thuộc Đại học Maryland – một chuyên gia nghiên cứu về các chủng virus corona có độc tính cao: cũng giống như các loại virus SARS khác, bệnh Covid – 19 do virus Sars – CoV – 2 gây ra, thường tấn công phổi qua 3 giai đoạn: xâm nhập vào tế bào phổi và nhân lên, kích thích phản ứng miễn dịch quá mức và tàn phá phổi, giai đoạn cuối là xuất hiện các tổn thương ở phổi.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả các bệnh nhân đều trải qua cả 3 giai đoạn này. Thống kê cho thấy có tới 82% số ca nhiễm Covid - 19 có triệu chứng nhẹ và chỉ 25% số người bệnh tiến triển nặng thành suy hô hấp.
Giai đoạn 1: virus xâm nhập vào hệ hô hấp và nhân lên ở phổi
Để biết rõ hơn về cách thức virus Sars – CoV – 2 tấn công phổi, trước tiên chúng ta cần hiểu về tế bào phổi.
Tế bào phổi được chia thành hai loại: tế bào tạo chất nhầytế bào lông (hay còn gọi là vi mao)
Tế bào tạo chất nhầy có nhiệm vụ sản xuất ra các chất nhầy, chất nhầy phủ ở lớp ngoài của các cơ quan trong hệ hô hấp có vai trò bảo vệ mô phổi khỏi mầm bệnh, giữ cho mô phổi không bị khô
Tế bào lông được nhúng trong chất nhầy, chúng quét liên tục để loại bỏ các vật thể lạ mà cơ thể hít vào phổi như: phấn hoa, bụi mịn, virus. Các vật thể này được giữ trong chất nhầy và bị tống ra khỏi đường hô hấp thông qua phản xạ ho.
Giáo sư Frieman cho rằng: virus Sars – CoV – 2 (nCoV) có ái lực cao với các tế bào lông, chúng rất thích lây nhiễm và phá hủy những tế bào vi mao này. Khi xâm nhập vào phổi, nCoV chèn RNA của chúng vào DNA của tế bào phổi và chiếm luôn quyền kiểm soát tại đây. Đồng thời, virus cũng tổng hợp và nhân lên gấp nhiều lần bằng cách lợi dụng cỗ máy sản xuất protein và vật chất di truyền của tế bào vi mao.
virus-corona-xam-nhap-phoi
 Cơ chế lây nhiễm của virus Sars – CoV – 2 tại phổi
Khi lượng virus nhân lên ở mức khổng lồ ở phổi, chúng giống như một quả bom phát nổ, giải phóng hàng triệu con virus và các virus này lại tiếp tục đi lây nhiễm cho các tế bào khác. Quá trình này làm cho lớp vi mao của phổi bị bong tróc khiến bệnh nhân ho nhiều hơn và bài tiết ra chất nhầy, các mảnh vụn và một lượng lớn virus đã nhân bản nhưng chưa kịp xâm nhập vào các tế bào mới. Chính điều này gây ra hàng loạt các triệu chứng: sốt, ho, tức ngực, khó thở, viêm phổi.
Giai đoạn 2: virus tàn phá phổi
Giai đoạn 1 kết thúc khi bắt đầu hình thành quá trình viêm. Lúc này giai đoạn 2 bắt đầu
Hệ miễn dịch của cơ thể phát hiện ra các tổn thương ở phổi gây ra bởi các sinh vật ngoại lai. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ thực hiện hành động tự vệ bằng cách điều động đội quân tế bào miễn dịch đến phổi nhằm tiêu diệt virus, dọn dẹp các tế bào bị virus xâp nhập và sửa chữa các mô phổi bị tổn thương.
Đối với những người khỏe mạnh có hệ miễn dịch tốt: đáp ứng miễn dịch (phản ứng viêm) được điều tiết chặt chẽ để tế bào miễn dịch thực hiện đúng nhiệm vụ của mình: đóng quân ở những khu vực phổi bị tổn thương và chỉ tấn công các virus gây bệnh. Khi đó, các thiệt hại sẽ được khắc phục một cách nhanh chóng, người bệnh có triệu chứng nhẹ và nhanh khỏi bệnh.
Đối với những người có vấn đề ở hệ miễn dịch (hệ miễn dịch bị trục trặc): các tế bào miễn dịch sẽ hoạt động một cách thiếu kiểm soát. Chúng tràn vào phổi và trên đường đi của mình, chúng tiêu diệt bất cứ thứ gì kể cả các tế bào phổi khỏe mạnh. Trong trường hợp này, phổi bệnh nhân sẽ bị tổn thương nặng hơn do chịu tác động kép từ phản ứng miễn dịch của cơ thể. Xuất hiện nhiều mảnh vụn trong phổi gây tắc nghẽn và khiến cho tình trạng viêm trầm trọng hơn.
virus-sars-cov-2-tan-pha-phoi-nguoi-benh
Virus Sars – CoV – 2 tàn phá phổi bệnh nhân một cách nặng nề
Giai đoạn 3: Xuất hiện các tổn thương ở phổi
Các tổn thương trên phổi liên tục tăng lên khiến cho phổi hoạt động khó khăn. Đến môt mức độ nào đó sẽ dẫn đến suy hô hấp (tức là người bệnh không thể tự thở được mà phải cần đến sự trợ giúp của máy thở).
Khi bị tổn thương, phổi sẽ tự tạo ra các mô sẹo với vai trò bảo vệ, tuy nhiên chính điều này lại làm cho phổi bị xơ cứng hơn. Đến một giới hạn nào đó, khi xuất hiện quá nhiều mô sẹo, lá phổi sẽ bị đông cứng khiến cho phổi mất khả năng hô hấp. Thêm vào đó, tình trạng viêm cũng khiến cho lớp màng giữa các phế nang và mạch máu trở nên dễ thấm hơn khiến cho phổi bị tràn dịch và hạn chế khả năng trao đổi oxy của phổi.
Cũng giống như virus SARS gây bệnh hội chứng hô hấp cấp tính trước đây, virus Sars – CoV – 2 cũng tạo ra các lỗ nhỏ trên phổi, chúng có thể đục ruỗng phổi khiến cho lá phổi thủng lỗ chỗ như tổ ong. Các tổn thương này có thể quan sát được trên phim chụp X-quang của bệnh nhân, hai lá phổi nhìn trắng xóa.
phoi-bi-ton-thuong-do-covid-19
Mô hình 3D phổi bị tổn thương do Covid - 19
Những trường hợp mắc Covid - 19 nặng là khi virus làm ngập phổi của người bệnh khiến họ không thể thở được. Đó là cách virus Sars – CoV – 2 giết chết bệnh nhân.
Các chuyên gia dịch tế đánh giá: Covid 19 là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong thế kỷ 21. Thực tế, trên toàn thế giới đã có trên 21 triệu người nhiễm bệnh, hơn 150.000 người tử vong. Tại nước ta, sau thời gian dài không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, đến nay cả nước đã ghi nhận 911 ca nhiễm bệnh, 21 người tử vong (thống kê đến ngày 14/08/2020).
Bộ Y Tế khuyến cao người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn, tránh tụ tập đông người, không nên đi đến các địa phương đang có dịch (Quảng Nam, Đà Nẵng …). Cài đặt các ứng dụng theo dõi sức khỏe như nCoV, Bluezone để được cảnh báo về các nguy cơ lây nhiễm. Khai báo y tế và thường xuyên theo dõi tin tức về dịch bệnh. Nếu có các triệu chứng của bệnh hoặc tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh Covid – 19, cần gọi điện đến đường dây nóng Bộ Y Tế (số 1900 9095/ 1900 3228) hoặc trung tâm kiểm soát bệnh tật các địa phương để được hướng dẫn cách xử trí cần thiết.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7