top

Danh mục sản phẩm

Triệu chứng và phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

11/04/2019 14:43
TRIỆU TRỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn khớp và xương dưới sụn xuất hiện các tổn thương khiến cho khớp gối bị viêm đồng thời chất lượng dịch khớp bị suy giảm. 
khớp gối bị thoái hóa
Hình ảnh thoái hóa khớp gối
Khớp gối tiếp giáp giữa ba xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Trong cơ thể người, khớp gối có vai trò rất quan trọng, nó là khớp lớn nhất, chịu trách nhiệm gánh đỡ toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất, vì vậy nên nó rất dễ bị thoái hóa. Theo thời gian, lớp sụn khớp bị bào mòn khiến cho chúng trở nên xù xì và mỏng hơn, không che phủ được các đầu xương và giảm tính đàn hồi. Khi vận động khớp gối, các đầu xương cọ sát với nhau gây đau đớn cho người bệnh. Thoái hóa khớp gối thường kèm theo phản ứng sưng, viêm khớp gối.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về xương khớp. Bệnh diễn biến âm thầm, các triệu chứng của bệnh dễ bị bỏ qua. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao bị liệt vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Một số nguyên nhân cơ bản:
Tuổi tác: khi tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa của sụn khớp càng tăng, lớp sụn khớp bị bào mòn khiến cho khả năng đàn hồi và chịu lực của sụn khớp giảm sút. Khi con người đã trưởng thành thì các tế bào sụn không còn khả năng sinh sản và tái tạo. Khi cơ thể già đi, chức năng tổng hợp ra chất tạo sợi collagenmucopolysaccharide cũng giảm theo khiến cho chất lượng sụn kém dần, nhất là tính đàn hồi. Thống kê cho thấy: tỉ lệ người sau 30 tuổi mắc thoái hóa khớp tăng nhanh và tăng mạnh nhất là sau 65 tuổi. Những người ở độ tuổi dưới 50 thì nữ giới mắc nhiều hơn nam giới.
Chấn thương (do tai nạn giao thông hoặc chơi thể thao)
Nhiều trường hợp bị thoái hóa khớp gối do bị gãy xương bánh chè, giãn dây chằng, đứt dây chằng làm cho sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, dễ dẫn đến lệch trục khớp, thoái hóa khớp.
Thừa cân, béo phì
Khi trọng lượng cơ thể tăng lên kéo theo áp lực lên khớp gối cũng tăng theo khiến cho sụn khớp nhanh bị hao mòn, hư tổn và nhanh hỏng.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: khi trong lượng cơ thể tăng thêm 0.45 kg thì khớp gối phải gánh thêm trọng lượng 1.5 kg (gấp 3 lần) khi đi và 4.5 kg (gấp 10 lần) khi chạy.
Một cuộc khảo sát cũng cho thấy: phụ nữ ngoài 40 tuổi nếu bị béo phì sẽ khiến khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Ngược lại: với những người bị béo phì, nếu giảm được 5 kg trọng lượng cơ thể thì nguy cơ bị thoái hóa khớp và viêm khớp sẽ giảm một nửa.
Lười vận động, ít tập thể dục
Nếu cơ thể ít vận động, thể dục thì các cơ bị lỏng lẻo không bám tốt vào các khớp khiến cho các khớp xương không vững chắc, thiếu linh hoạt, cấu trúc: xương, dây chằng, gân, cơ dễ bị sai lệch khi vận động mạnh. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: nếu các cơ chắc khỏe có thể giảm tới 30% nguy cơ phát triển của thoái hóa khớp gối.
Sử dụng thuốc không đúng cách
Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau chứa corticoid không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Khi tiêm corticoid trực tiếp vào các khớp có thể giúp giảm đau, kháng viêm nhanh chóng. Nếu lạm dụng các thuốc này (sử dụng thường xuyên) sẽ làm cho xương nhanh bị giòn và tình trạng thoái hóa khớp ngày càng nặng hơn.
Do nội tiết
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh dễ gặp các vấn đề về xương khớp trong đó có thoái hóa khớp, bởi trong giai đoạn này lượng nội tiết tố trong cơ thể họ suy giảm một cách đáng kể khiến cho khả năng cung cấp chất nhầy nuôi dưỡng sụn khớp bị hạn chế.
Suy giảm hệ miễn dịch
Trong cơ thể người, lớp sụn khớp được nuôi dưỡng theo cơ chế đặc biệt: không nuôi dưỡng bằng các mạch máu thông thường như các tổ chức khác mà bằng dịch khớp. Chính vì thế mà nó không nhận biết được sụn khớp là một phần của cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, suy giảm, thay vì bảo vệ sụn khớp, cơ thể lại sinh ra các chất chống lại sụn khớp bất kể đó là sụn khỏe mạnh hay sụn hư tổn khiến cho sụn khớp bị phá hủy một cách nghiêm trọng.
Chế độ ăn uống hoặc do bẩm sinh
Việc ăn uống thiếu chất làm cho túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn khiến cho các khớp bị khô cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp hoặc uống quá nhiều bia rượu khiến cho sụn khớp bị hư tổn nghiêm trọng.
Thoái hóa khớp cũng có thể do bẩm sinh: một số ít người sinh ra đã có nguy cơ thoái hóa khớp cao do di truyền hoặc do mắc các dị tật bẩm sinh.
Bệnh lý khác
Một số bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp như: bệnh Gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bàn chân bẹt, hội chứng rối loạn chuyển hóa.
nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Quá trình tiến triển của thoái hóa khớp
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối
Đầu gối bị đau nhẹ, mức độ đau tăng dần khi người bệnh di chuyển, vận động. Cơn đau diễn ra thường xuyên, bệnh nhân chủ yếu bị đau về ban đêm. Khi cử động co duỗi chân có tiếng kêu lạo xạo, lục cục ở đầu gối.
Xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng (sau khi ngủ dậy), người bệnh phải làm các động tác xoay, gập đầu gối 10 – 20 phút mới đứng dậy và đi lại được.
Khó đi lại, vận động do khớp gối bị cứng và đau nhức. Người bệnh phải đi tập tễnh, đứng lên ngồi xuống khó khăn, khó nhấc chân.
Đứng lên, ngồi xuống bị đau, nhiều bệnh nhân phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác hoặc vịn vào các đồ vật làm điểm tựa mới đứng lên được.
Leo cầu thang bị đau (dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối ở giai đoạn sớm). Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể không leo được cầu thang vì không co được chân để bước lên bậc hoặc quá đau, không thể bước đi.
Khớp gối bị viêm, sưng do tràn dịch khớp khiến người bệnh đau đớn không thể bước đi. Tình trạng viêm khớp chỉ được cải thiện khi bệnh nhân chọc hút dịch khớp và tiêm thuốc chống viêm, giảm đau.
Khớp gối bị biến dạng, teo cơ, cứng khớp. Triệu chứng này xuất hiện khi thoái hóa khớp gối đã ở giai đoạn nặng, lớp sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh nhân gặp khó khăn khi gập hoặc duỗi chân, lệch đầu gối làm hạn chế khả năng vận động
triệu chứng thoái hóa khớp gối
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối
Làm thế nào để biết mình bị thoái hóa khớp gối
Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối. Bác sĩ sẽ căn cứ theo các kết quả sau
- Chụp X - Quang: thấy khe khớp bị hẹp, thân xương và xương bánh chè có gai mọc, gân khoeo sau có hiện tượng vôi hóa, xương dưới sụn tăng độ đậm.
- Siêu âm khớp: thấy có dấu hiệu hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch ổ khớp, độ dày sụn khớp giảm đi.
- Nội soi khớp: giúp bác sĩ quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ tổn thương của sụn khớp, phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý khác về xương khớp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối nhằm phát hiện tổn thương ở sụn khớp, dây chằng và lớp màng hoạt dịch.
- Một số xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra bạch cầu, xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra độ nhớt …
Các phương pháp chữa thoái hóa gối hiệu quả nhất hiện nay
Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp gối
Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn nhằm mục đích kích thích cơ thể sản xuất ra các tế bào sụn mới thay thế cho các tế bào sụn đã bị hư hỏng.
Ghép tế bào sụn tự thân để tạo ra các tế bào sụn mới có tính đàn hồi, bền vững như sụn cũ.
Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại
Đục xương sửa trục
Thay khớp gối
Hiện nay, đối với những trường hợp thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ và trung bình, đa số người bệnh lựa chọn phương pháp dùng thuốc chữa thoái hóa khớp từ thảo dược do có ưu điểm: an toàn, thuận tiện cho người sử dụng, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài, thích hợp với các bệnh mạn tính như thoái hóa khớp gối. Một trong các thuốc chữa thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nayMujarhabat kapsul của Malaysia. thuốc mujarhabat kapsul giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp, bôi trơn khớp, giảm hiện tượng khô khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp.  
thuốc mujarhabat kapsul chữa thoái hóa khớp gối
Thuốc Mujarhabat kapsul của Malaysia
Mujarhabat kapsul còn dùng cho các bệnh khác về xương khớp: bệnh Gút, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa đốt sống lưng và đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm quanh khớp vai.
Mujarhabat kapsul chính hãng của Malaysia được phân phối tại Nhà thuốc Tâm Đức: số 4 Trần Quý Cáp – Đống Đa – Hà Nội.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ qua số Hotline của Nhà thuốc: 0984.658.521 hoặc 0982.815.490.
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7