top

Danh mục sản phẩm

Những dấu hiệu của ung thư mà bạn không thể bỏ qua

24/11/2019 17:19
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA UNG THƯ MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
Ung thư là căn bệnh đáng sợ nhất trên thế giới, nó được ví như “bản án tử hình” đối với người bệnh.
Mỗi năm, nước ta có khoảng 165.000 ca mới mắc ung thư và khoảng 115.000 người chết vì căn bệnh này. So với các nước khác trên thế giới thì Việt Nam có tỉ lệ người tử vong cao do đa số các trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp khó khăn, thất bại.
ung-thu
Bệnh ung thư đang gia tăng nhanh ở Việt Nam
Các dạng ung thư thường gặp ở nam giới: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng.
Các loại ung thư thường gặp ở nữ giới: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng.
Bệnh “ung thư” tuy rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nâng cao khả năng “chữa khỏi” hoặc kéo dài thời gian sống cho người bệnh, giảm chi phí tốn kém cho người thân và gia đình.
Khi cơ thể bạn có các dấu hiệu sau thì nên đến bệnh viện chuyên khoa về ung bướu để kiểm tra. Vì rất có thể đó là những dấu hiệu sớm của ung thư.
Ho kéo dài, tức ngực, khó thở, ho ra máu (khám ung thư phổi).
Cơ thể tiết dịch bất thường: chảy máu âm đạo, dịch âm đạo bất thường (gợi ý ung thư cổ tử cung)
Đi ngoài thấy phân dính máu (gợi ý ung thư đại trực tràng)
Đau nửa đầu, ù tai (khám ung thư vòm họng)
Đau họng, nói khó, nuốt vướng (khám ung thư thanh quản, thực quản)
Hay bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, thay đổi thói quen đi đại tiện (khám ung thư đường tiêu hóa, ung thư đường tiết niệu).
Nổi hạch bất thường khắp người (gợi ý ung thư hạch)
Nổi u cục bất thường khắp cơ thể (ung thư phần mềm)
ung-thu-tai-viet-nam
Số liệu về "ung thư" ở nước ta
Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh “quái ác” này, mỗi người cần chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể, không cần chờ đến khi có các triệu chứng trên mới đi khám.
Ngoài các triệu chứng trên, ung thư còn có một số triệu chứng chung như:
1. Sút cân không rõ nguyên nhân
Sút cân có thể là triệu chứng đầu tiên và phổ biến của ung thư. Thống kê cho thấy có đến 80% số bệnh nhân ung thư bị sút cân và một giai đoạn nào đó trong quá trình bệnh, nó có thể khởi phát sớm và hiện diện ở hầu hết các giai đoạn tiến triển của bệnh (nhất là giai đoạn cuối).
sut-can-dau-hieu-cua-ung-thu
Sút cân - một trong các dấu hiệu của ung thư
Sút cân thường gặp ở ung thư phổi và ung thư đường tiêu hóa nhiều hơn so với các dạng ung thư khác: ung thư vú, ung thư máu, ung thư tiền liệt tuyến …
Sút cân là đặc điểm báo hiệu tình trạng suy mòn cơ thể do ung thư gây ra (sút cân suy mòn). Nó tác động xấu đến quá trình điều trị ung thư, ảnh hưởng đến cơ hội sống còn của bệnh nhân do:
- Tăng độc tính của các phương pháp điều trị: xạ trị, hóa trị.
- Giảm đáp ứng với các liệu pháp điều trị.
- Tăng tỉ lệ tái phát, kéo dài thời gian điều trị.
- Tăng tác dụng phụ, độc tính của thuốc, hóa chất. Tăng biến chứng và các nhiễm trùng.
- Khiến người bệnh suy sụp, giảm chất lượng cuộc sống.
Trong ung thư, các yếu tố gây sút cân được chia thành 2 nhóm: 
- Nhóm I: sụt cân do các nguyên nhân đi kèm với ung thư
Trong trường hợp này có thể điều trị điều trị sụt cân bằng cung cấp năng lượng và protein cho cơ thể giúp thúc đẩy tăng cân.
- Nhóm II: sụt cân do bản thân khối u gây nên
Hiện tượng sụt cân này do các bất thường chuyển hóa trong cơ thể, không thể khắc phục bằng cách tăng cường cung cấp năng lượng và protein. Lúc này, quá trình chuyển hóa diễn ra bất thường khiến cơ thể đốt cháy calo nhanh hơn lượng calo được đưa vào. Hiện tường này diễn ra lâu dần gây ra hội chứng suy mòn do ung thư.
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp sút cân đều là dấu hiệu của ung thư, tuy nhiên khi bạn có triệu chứng trên thì nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhất là khi hiện tượng sút cân diễn ra nhanh  và nhiều (5 – 15% trọng lượng cơ thể).
2. Xuất hiện u cục bất thường trên cơ thể
Hạch bạch huyết phân bố ở nhiều nơi trong cơ thể người (nách, cổ), khi hiện tượng nổi hạch xuất hiện, chúng báo hiệu các bệnh lý viêm nhiễm hoặc ung thư
noi-hạch
Không nên chủ quan với hạch nổi trên cơ thể
Nếu bạn thấy cơ thể đột nhiên nổi những u cục khắp người thì nên đi kiểm tra sức khỏe cho dù các u cục này có thể không gây đau và tăng hoặc không tăng kích thước theo thời gian. Vì các u cục xuất hiện bất thường cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư, nhất là các u ở vú.
3. Các vết thương, vết loét lâu lành.
Bình thường, các vết thương, vết loét trên cơ thể sẽ tự liền theo thời gian. Tuy nhiên, nếu như bạn thấy chúng lâu liền, cả tháng không khỏi thì hãy đến bệnh viện kiểm tra. Nhất là các vết loét trong miệng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng (cần chú ý ở những người thường xuyên uống rượu và hút thuốc)
4. Ho dai dẳng
Ho thường là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm thanh quản, phế quản, phổi. Chúng thường kết thúc sau vài ngày hoặc 1 tuần. Tuy nhiên: nếu hiện tượng ho kéo dài (3 – 4 tuần hoặc lâu hơn) mà không rõ nguyên nhân kèm theo các triệu chứng khác: tức ngực, khó thở… thì nên thận trọng. Vì rất có thể đó là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng khác như: lao phổi, ung thư phổi.
5. Đi vệ sinh bất thường
Tiêu chảytáo bón là hai vấn đề hay gặp nhất ở đường tiêu hóa. Chúng thường hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trên kéo dài kèm theo một số triệu chứng khác: phân đen, có vết máu tươi thì bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định chính xác nguyên nhân. Đó có thể là triệu chứng của bệnh trĩ hoặc nặng hơn là ung thư đại trực tràng.
di-dai-tien-ra-mau
Đi đại tiện ra máu có thể là triệu chứng của ung thư đại trực tràng
Ngoài đại tiện, nếu tiểu tiện gặp bất thường: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu … cũng nên đi khám chuyên khoa tiết niệu. Đó có thể là triệu chứng của bệnh: viêm đường tiết niệu, sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến. Nghiêm trọng hơn, đó có thể là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến …
6. Mệt mỏi
Mệt mỏi là vấn đề thường gặp trong cuộc sống, nguyên nhân thường do công việc và áp lực cuộc sống (stress). Chúng thường hết sau khi cơ thể được nghỉ ngơi hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi kéo dài, không rõ nguyên nhân, khó hồi phục ngay cả khi nghỉ ngơi, bồi dưỡng thì bạn nên đi khám sức khỏe. Vì đó có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư.
7. Sốt
Sốt là biểu hiện tình trạng cơ thể bị viêm nhiễm, chúng thường không quá nguy hiểm. Tình trạng sốt sẽ chấm dứt khi dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên: nếu bị sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, tái đi tái lại nhiều lần thì bạn nên thận trọng. Vì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh về huyết học: ung thư máu, ung thư hệ bạch huyết, bạch cầu ác tính.
8. Nhai khó, nuốt khó
Nhai khó, nuốt khó thường là triệu chứng của các bệnh lý ở vùng hầu họng như: trào ngược dạ dày – thực quản, cảm lạnh, hoặc do sự chèn ép vào thực quản gây ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng khó nuốt, trong đó có ung thư thực quản.
Khi bạn có các triệu chứng: đau khi nuốt, giọng nói khan, ho khan, nôn hoặc ho ra máu, khó thở thì nên đi khám để được tầm soát ung thư thực quản, nhất là đối với những người hút thuốc lá, bị béo phì, mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
9. Chảy máu vùng kín (âm đạo) 
chay-mau-vung-kin
Chảy máu âm đạo - Triệu chứng nguy hiểm cần phải đi khám phụ khoa
Chảy máu âm đạo thường do nhiều nguyên nhân: u xơ tử cung hoặc do các biện pháp phòng tránh thai. Nếu phụ nữ bị chảy máu giữa hai kỳ kinh nguyệt, trước hoặc sau khi quan hệ tình dục, huyết trắng có lẫn máu, phụ nữ đã mãn kinh nhưng vẫn bị ra máu thì hãy đi khám phụ khoa để bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Hiện tượng trên có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
10. Nốt ruồi trên da thay đổi
Khi cơ thể bạn đột nhiên xuất hiện nốt ruồi màu đỏ hoặc màu sắc bất thường (màu xám hoặc xanh, độ đậm nhạt không đều) thì bạn nên thận trọng. Vì rất có thể đó là nốt ruồi báo hiệu ung thư, nhất là các nốt ruồi có màu trắng (gợi ý bệnh ung thư da hoặc bệnh gan)
not-ruoi-ung-thu
Đặc điểm của nốt ruồi thường và nốt ruồi ung thư
Đa số các nốt ruồi trên cơ thể đều lành tính và không gây hại cho con người. Hầu hết, chúng có kích thước nhỏ, mắt thường phải quan sát thật kỹ mới có thể nhìn thấy được. Khi xuất hiện các nốt ruồi có kích thước lớn (trên 5 mm) thì được coi là bất thường, nhất là khi chúng to lên nhanh. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư bởi lượng sắc tố melanin sản sinh mất kiểm soát. Kèm theo đó, mật độ xuất hiện của các nốt ruồi như vậy cũng dày đặc hơn, chúng có thể tạo thành một mảng lớn trên da giống như bị chàm.
Nốt ruồi bất thường là những nốt ruồi mọc lên ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, chúng có hình dáng bất quy tắc. Bình thường, nốt ruồi tròn đều, đối xứng, đường viền xung quanh đều. Ngược lại, nốt ruồi báo hiệu ung thư không có tính đối xứng, đường viền xung quanh trông rất mờ nhạt, không có bờ tròn cân đối xung quanh, nhìn giống như một vết bầm.
Cơ thể con người là một khối thống nhất, khi bất kỳ bộ phận nào gặp “trục trặc” thì chúng đều gửi tín hiệu cảnh báo. Vấn đề là chúng ta có nhận được các tín hiệu đó không? Hãy lắng nghe cơ thể, để ý những thay đổi dù là nhỏ nhất để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của cơ thể. 
phong-benh-ung-thu
Các phương pháp phòng bệnh ung thư
Để phòng bệnh ung thư, mỗi người trong chúng ta nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh: tránh xa các tác nhân gây ung thư: rượu, bia, thuốc lá … Tích cực luyện tập thể dục thể thao. Hàng năm, nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề của cơ thể, từ đó có hướng xử trí kịp thời.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7