top

Danh mục sản phẩm

Cách phân biệt bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

20/02/2019 16:10
CÁCH PHÂN BIỆT BỆNH THOÁI HÓA KHỚP VÀ
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Các bệnh lý về cơ – xương – khớp là nhóm bệnh phổ biến, chiếm tỉ lệ cao trong dân số, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi. Trong đó, nổi bật nhất là các bệnh về viêm khớp, hay gặp nhất là: thoái hóa khớpviêm khớp dạng thấp. Cả hai bệnh trên đều có một số triệu chứng giống nhau: cứng khớp, sưng đau khớp, hạn chế vận động. Tuy nhiên chúng lại khác nhau về lứa tuổi mắc bệnh, tỉ lệ mắc, vị trí biểu hiện, tiến triển bệnh, tiêu chuẩn và phương pháp chẩn đoán, nhất là phương pháp điều trị và thuốc điều trị. Vì vậy, cần hiểu rõ đặc điểm của từng bệnh để chẩn đoán đúng và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Hình ảnh khớp bình thường, khớp bị thoái hóa và viêm khớp dạng thấp
Khớp bình thường có cấu trúc như sau: đầu xương, lớp sụn khớp, màng hoạt dịch, dịch khớp, bao khớp, gân, cơ
Khớp bị thoái hóa: tổn thương chính ở lớp sụn khớp, theo thời gian cùng với sự vận động của cơ thể, lớp sụn khớp bị bào mòn và mỏng đi, khi cử động các khớp hai đầu xương cọ xát vào nhau gây đau cho người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp: tổn thương chính là ở màng hoạt dịch, lớp màng hoạt dịch bị viêm khiến cho các khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau. Tình trạng viêm sẽ phá hủy dần đầu xương.
Về diễn tiến bệnh
Thoái hóa khớp: bệnh thường diễn tiến chậm và nặng dần theo độ tuổi. Các khớp dễ bị thoái hóa thường là những khớp lớn (khớp chịu lực chính của cơ thể): khớp gối, cột sống (cột sống cổ và lưng). Bệnh thường khởi phát bằng hiện tượng sưng, đau khớp khi vận động, tình trạng viêm khớp diễn ra không thường xuyên và ở mức độ nhẹ.
thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp gối
Viêm đa khớp dạng thấp: là một loại bệnh tự miễn, thường diễn biến nhanh và nặng. Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời đúng cách sẽ khiến cho tình trạng  tiến triển nhanh gây phá hủy sụn khớp, hư hại màng hoạt dịch, phá hủy các đầu xương kéo theo hiện tượng thoái hóa khớp thứ phát. Viêm khớp dạng thấp làm phát sinh thoái hóa khớp, loãng xương gây hạn chế chức năng vận động của người bệnh.
viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở bàn tay
Tỉ lệ mắc bệnh
Thoái hóa khớp: đây là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về xương khớp. Ước tính đến năm 2030 thoái hóa khớp chiếm 30% các bệnh về cơ – xương – khớp và chiếm 50% các bệnh lý về viêm khớp.
Viêm khớp dạng thấp: có tỉ lệ thấp hơn so với thoái hóa khớp. Bệnh chiếm 5% các bệnh về cơ – xương – khớp và chiếm 10% các bệnh lý về viêm khớp.
Đối tượng mắc bệnh:
Thoái hóa khớp: nữ giới mắc nhiều hơn nam giới
Viêm khớp dạng thấp: nữ mắc nhiều hơn nam. Tỉ lệ: 2.5/1
Lứa tuổi mắc bệnh: 
Thoái hóa khớp: trên 45 tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa.
Viêm khớp dạng thấp: từ 40 – 60 tuổi
Nguyên nhân gây bệnh: 
Thoái hóa khớp: do tuổi tác (sự lão hóa của các khớp) và một số yếu tố khác như: di truyền, chấn thương (trong lao động và trong sinh hoạt), dị tật bẩm sinh, béo phì, nội tiết, một số bệnh lý về xương khớp.
Viêm khớp dạng thấp: là một loại bệnh tự miễn (bệnh sinh ra do rối loạn miễn dịch trong cơ thể) có sự tham gia của các yếu tố khác: chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng, stress.
Tổn thương khớp
Thoái hóa khớp: Tổn thương chính ở sụn khớp, sụn khớp bị bào mòn và hư hại khiến cho xương dưới sụn bị xơ và lắng đọng canxi.
Viêm khớp dạng thấp: Tổn thương chính là lớp màng hoạt dịch, màng hoạt dịch bị viêm sau đó gây tổn thương các bộ phận khác: sụn khớp, dây chằng, xương, gân, cơ và tất cả các khớp (viêm đa khớp).
Triệu chứng tại các khớp
Thoái hóa khớp: các khớp bị sưng đau làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Khi cử động khớp có tiếng lạo xạo. Thoái hóa khớp tiến triển khiến cho các đầu xương bị phài đại, lệch trục khớp.
Viêm khớp dạng thấp: cứng khớp vào buổi sáng (khi ngủ dậy), các khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau. Tình trạng viêm khớp nặng khiến tràn dịch khớp. Lâu ngày dẫn đến biến chứng: teo cơ, dính khớp, biến dạng các khớp.
Triệu chứng toàn thân:
Thoái hóa khớp: ít có các triệu chứng toàn thân. Bệnh thường đi kèm với các bệnh khác do tuổi tác: tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành …
Viêm khớp dạng thấp: cơ thể mệt mỏi, sút cân, người gầy yếu, xanh xao, thiếu máu. Bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như: loãng xương, viêm loét đường tiêu hóa, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý mạch vành.
Hậu quả của bệnh
Thoái hóa khớp: gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của người bệnh, sau cùng gây tàn phế khớp (diễn tiến một cách từ từ, chậm).
Viêm khớp dạng thấp: bệnh diễn tiến nhanh và nặng gây đau đớn cho người bệnh, nguy cơ gây tàn phế cao, quá trình điều trị phức tạp, kéo dài.
Cách phòng bệnh:
Thoái hóa khớp: tích cực tập luyện thể dục, thể thao. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh bị béo phì (tránh làm tăng áp lực lên các khớp). Tránh bị các chấn thương về cơ, xương, khớp. Tăng cường dinh dưỡng cho các khớp: bổ sung các loại thực phẩm, vitamin và khoáng chất tốt cho khớp: canxi, glucosamin, choidrontin …
Viêm khớp dạng thấp: tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nâng cao thể chất và có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể tăng sức đề kháng: bổ sung vitamin và khoáng chất
Điều trị
Thoái hóa khớp: 
- Sử dụng các thuốc giảm đau: acetaminophen, paracetamol hoặc paracetamol kết hợp với các hoạt chất khác: codein (Efferalgan codein), Paracetamol với Codein.
- Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid: meloxicam, piroxicam, celecoxib, etoricoxib.
- Sử dụng các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm, thuốc làm thay đổi cấu trúc của sụn khớp: glucosamine, choidroitin, collagen tuýp II, UC II …
thuốc chữa bệnh thoái hóa khơp gối
Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp:
- Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid: ibuprofen, celecoxib, meloxicam, etoricoxib.
- Sử dụng các thuốc corticoid khi tình trạng viêm khớp nặng: prednisolon, methylprednisolon. Lưu ý: việc sử dụng các thuốc này phải có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị.
- Sử dụng methotrexat (MTX): thuốc kinh điển trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp. Thuốc làm thay đổi diễn tiến của bệnh nhằm hạn chế quá trình hư hại sụn khớp và các đầu xương.
- Sử dụng các thuốc sinh học (DMARD)
thuốc chữa bệnh thấp khớp
Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Các phương pháp điều trị khác:
- Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
- Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu
- Chống teo cơ, dính khớp
- Duy trì và bảo tồn chức năng khớp.
Gần đây các nhà khoa học đã tìm ra hoa tuyết liên - một loại thảo dược quý có tác dụng chống viêm khớp rất tốt. Tuyết liên là loài hoa trắng, mọc ở các dãy núi tuyết, nơi có độ cao 3.500 – 4.000 mét so với mực nước biển ở đỉnh Thiên Sơn, tỉnh Tân Cương – Trung Quốc. Đây là một loại thảo dược quý hiếm, tám năm mới nở hoa một lần. Hoa Tuyết liên có tác dụng rất tốt với các chứng bệnh về khớp do phong thấp: thấp khớp (viêm đa khớp dạng thấp), thoái hóa khớp, gệnh Gút. Bằng công nghệ hiện đại, tạp đoàn dược phẩm Welip của Malaysia đã sản xuất thành công sản phẩm “Tuyết liên phong thấp linh” Saurean Fong Sep Lin.
tuyết liên phong thấp linh chữa bệnh gút
Tuyết liên phong thấp linh, hãng Welip - Malaysia
Tuyết liên phong thấp linh dùng cho người mắc các bệnh về xương khớp như: viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gút, thoái hóa khớp, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ.
Tuyết liên phong thấp linh chính hãng Welip được phân phối tại Việt Nam bởi Nhà thuốc Tâm Đức.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ:
Nhà thuốc Tâm Đức
Cơ sở 1: 4A Trần Quý Cáp, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Cơ sở 2: 508 Bạch Đằng, P. Bạch Đằng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0982 815 490 | 0984 658 521
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7