top

Danh mục sản phẩm

Cách điều trị bệnh Gút

12/12/2018 21:54
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

Bệnh Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin (chuyển hóa chất đạm) trong cơ thể. Tăng acid uric máu là điểm đặc trưng của bệnh Gút. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao, cơ thể không kịp đào thải khiến cho chúng bị lắng đọng ở các mô và các khớp gây ra các cơn viêm khớp cấp và mạn tính. Các tinh thể urat còn bị lắng đọng ở các mô mềm tạo ra các hạt tophi, lắng đọng ở thận gây viêm thận, suy thận.
bệnh gút
Bệnh Gút ở ngón chân

Bệnh Gút nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm cho người bệnh như: Biến dạng khớp gây tàn phế khớp, suy thận mạn tính, các bệnh lý về tim mạch, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh Gút thường gặp ở nam giới, lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi và gia tăng về số lượng người mắc bệnh. Do đời sống vật chất ngày càng cao, việc ăn uống thiếu cân bằng (ăn quá nhiều chất đạm, thực phẩm giàu nhân purin, uống nhiều bia rượu) là những lí do khiến bệnh Gút phát triển hơn.
Nguyên nhân gây bệnh Gút là do lượng acid uric trong máu tăng cao. Khi nồng độ acid uric trong máu vượt quá giới hạn tối đa của sự hòa tan của urat trong huyết tương (giới hạn này ở nam giới là 420 µmol/lít và ở nữ giới là 360 µmol/lít). Khi lượng acid uric trong máu vượt quá giới hạn trên thì cơ thể không đào thải kịp dẫn tới bị lắng đọng tại các khớp gây ra bệnh Gút.
 
Phương pháp điều trị bệnh Gút
 
Bệnh Gút ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những phác đồ điều trị thích hợp khác nhau tùy theo tình trạng bệnh. Ở những bệnh nhân Gút đã có nhiều biến chứng, để việc điều trị có hiệu quả, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt và được kiểm soát chặt chẽ chế độ dùng thuốc, ăn uống và sinh hoạt.
Chẩn đoán bệnh Gút: có thể căn cứ theo các xét nghiệm sau
- Xét nghiệm máu: Khi xét nghiệm máu, đa số các bệnh nhân Gút đều thấy nồng độ acid uric tăng cao. Tuy nhiên, một số trường hợp nồng độ trong cơn gút cấp tính nồng độ acid uric huyết vẫn có thể ở mức bình thường. Do đó, không được căn cứ hoàn toàn vào kết quả xét nghiệm acid uric trong máu để loại trừ chẩn đoán gút cấp.
xét nghiệm acid uric máu
Xét nghiệm acid uric máu - Yếu tố cần thiết để chẩn đoán Gút

 
- Xét nghiệm dịch khớp: Khi chọc hút dịch khớp của người bệnh rồi đem soi dưới kính hiển vi sẽ nhìn thấy các tinh thể urat.
- Chụp X quang các khớp có thể nhìn thấy hình ảnh tổn thương ở các khớp.
 
Nguyên tắc điều trị bệnh Gút
Điều trị bệnh Gút cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất: cần phải sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau trong đợt gút cấp.
- Thứ hai: Thực hiện điều trị dự phòng đợt cấp tái diễn.
- Thứ ba: Hạ acid uric máu sau khi qua cơn gút cấp bằng các phương pháp: dùng thuốc (tăng đào thải hoặc giảm tổng hợp acid uric), điều chỉnh chế độ ăn uống (kiêng ăn hoặc hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin, bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho người bị Gút).
Đối với những người chỉ bị tăng acid uric máu và không có biểu hiện của viêm khớp thì chưa cần dùng thuốc, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
Lưu ý trong điều trị bệnh Gút: Để tránh cho bệnh diễn biến nặng hơn thì bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ về chế độ điều trị (bao gồm việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt). Đây là điều quan trọng nhất trong việc điều trị Gút.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ dùng thuốc trong giai đoạn cấp tính. Khi các triệu chứng đã thuyên giảm thì ngừng sử dụng thuốc dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm và gây ra các biến chứng.
các giai đoạn tiến triển của bệnh Gút
Các giai đoạn tiến triển của bệnh Gút

Trong giai đoạn Gút cấp bệnh nhân nên nghỉ ngơi, ít vận động, dùng các thuốc giảm đau, chống viêm  như Colchicine
Sau khi qua đợt Gút cấp (khi hết các triệu chứng sưng đau khớp) bệnh nhân cần dùng các thuốc khác để giữ cho nồng độ acid uric trong máu ở mức dưới 6 µmol/dl. Có thể dùng thuốc hạ acid uric máu như Allopurinol, thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự tổng hợp acid uric trong có thể, có thể sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng thêm các thuốc giúp làm tăng quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể như Probenecid.
Một điều quan trọng khác đối với những người bị bệnh Gút là cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt trong suốt thời gian điều trị bệnh cũng như về lâu dài.
Các bệnh nhân Gút mạn tính có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn người bình thường nên những bệnh nhân này cần được kiểm tra chức năng thận và sỏi thận thường xuyên.
Những bệnh nhân gút bị béo phì cố gắng giảm cân thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao vì béo phì cũng là yếu tố góp phần làm cho bệnh Gút nặng hơn.
Khi các cục tophi ở người bị Gút đã quá lớn gây ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như thẩm mỹ của người bệnh thì nên phẫu thuật để cắt bỏ khối u tophi, nạo bỏ các tinh thể urat trong khớp, cắt lọc hoạt mạc viêm bằng phương pháp mổ nội soi hoặc thay khớp nhân tạo nếu các khớp bị phá hủy hoàn toàn.
thuốc chữa bệnh Gút của Malaysia
Linh tiên song đằng tố - chữa bệnh Gút, hãng Welip - Malaysia

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách có thể liên hệ với Nhà thuốc Tâm Đức – Đơn vị phân phối sản phẩm Linh tiên song đằng tố - Linsen Double Caulis chính hãng Welip tại thị trường Việt Nam
 
Nhà thuốc Tâm Đức
Cơ sở 1: 4A Trần Quý Cáp, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Cơ sở 2: 508 Bạch Đằng, P. Bạch Đằng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0982 815 490 | 0984 658 521
Email: nhathuoctamduc2015@gmail.com
 
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7