top

Danh mục sản phẩm

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường (Cách xác định bệnh tiểu đường)

18/05/2022 10:20
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
(Cách xác định bệnh tiểu đường)
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một loại bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến việc tiêu thụ và sử dụng đường trong cơ thể. Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi hiện tượng tăng nồng độ glucose trong máu. Ở người, tuyến tụy – một cơ quan nội tiết trong ổ bụng đảm nhận vai trò tiết ra hooc môn insulin có chức năng điều hòa đường huyết giúp cơ thể sử dụng và dự trữ lượng đường từ thức ăn. Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất ra insulin hoặc lượng insulin được tiết ra rất nhỏ, không đủ để chuyển hóa đường trong thức ăn. Một trường hợp khác cũng xảy ra là tuyến tụy vẫn sản xuất đủ insulin nhưng cơ thể không sử dụng được lượng insulin đó, tình trạng này gọi là kháng insulin.
benh-tieu-duong
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
Để xác định (chẩn đoán) bệnh tiểu đường, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA), cần dựa vào các xét nghiệm sau: 
Đối với người bình thường
1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Fasting Glucose Plasma (FGP)
Xét nghiệm đường máu lúc đói là xét nghiệm được thực hiện khi bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước thời điểm lấy máu xét nghiệm, trong thời gian này, người bệnh vẫn được uống nước (trừ các loại đồ uống có đường). Xét nghiệm đường huyết lúc đói thường được thực hiện vào buổi sáng khi bệnh nhân chưa ăn gì. Thời điểm sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ được xem là lý tưởng để chẩn đoán bệnh tiểu đường vì lúc này, đối với người bình thường nồng độ glucose trong máu thường giảm do cơ thể không được cung cấp thêm đường từ bên ngoài qua việc ăn, uống. Nếu nồng độ đường trong máu của người làm xét nghiệm ở thời điểm này cao thì đó là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể. 
Ở người bình thường, nồng độ glucose trong máu lúc đói dưới 100 mg/dL (< 100 mg/dL)
Người bị bệnh tiểu đường thường có nồng độ đường trong máu lúc đói cao hơn 126 mg/dL (> 7.0 mmol/L)
Những người có chỉ số đường huyết lúc đói từ 100 mg/dL đến 125 mg/dL được xếp vào nhóm tiền tiểu đường hay còn được gọi là rối loạn dung nạp đường huyết. Với những người này, bác sĩ có thể yêu cầu họ xét nghiệm đường huyết lần 2 để đưa ra chẩn đoán.
xet-nghiem-duong-huyet-luc-doi
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói
Định lượng đường huyết lúc đói là xét nghiệm đầu tay giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8h tính từ thời điểm lấy máu) ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L) ở 2 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 24h thì được coi là bị tiểu đường.
2. Liệu pháp dung nạp glucose đường uống OGTT
Trong xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8h kể từ thời điểm lấy máu, sau đó người bệnh được cho uống một loại dung dịch được pha từ 75 gram đường (glucose) với khoảng 200 ml nước. Mỗi bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau: trước khi uống dung dịch đường và sau khi uống 2 giờ.
Ở người bình thường, chỉ số đường huyết sau 2 giờ (kể từ khi uống dung dịch glucose) là dưới 140 mg/dL (< 140 mg/dL).
Nếu lượng đường huyết sau 2h bổ sung đường trên 200 mg/dL (> 11.1 mmol/L) thì người đó được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Những người có chỉ số đường huyết 2h từ 140 – 199 mg/dL được coi là tiền tiểu đường.

tieu-chuan-xac-dinh-benh-tieu-duong
Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
3. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên RPG
Khác với xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên không yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn. Người bệnh được lấy mẫu ở thời điểm bất kỳ trong ngày. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên giúp đo lượng đường huyết tại thời điểm lấy máu. Nếu chỉ số đường huyết này trên 11.1 mmol/l thì đó là dấu hiệu của người mắc bệnh tiểu đường, nhất là đối với những người có các dấu hiệu khác đi kèm như: ăn nhiều, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, sút cân.
4. Xét nghiệm nồng độ HbA1c
HbA1c là một hemoglobin đặc biệt (sự kết hợp giữa hemoglobin trong máu và đường glucose). HbA1c có ở trong hồng cầu, đảm nhiệm chức năng vận chuyển glucose và oxy đi nuôi các bộ phận của cơ thể. HbA1c thể hiện tình trạng gắn kết của đường trên hemoglobin (Hb) của hồng cầu. 
HbA1c hình thành rất chậm (chỉ có 0.05% trong ngày), loại hemoglobin này tồn tại trong suốt chu kỳ sống của hồng cầu (khoảng 120 ngày). Những thay đổi về HbA1c sớm nhất cũng chỉ có thể xảy ra trong vòng 4 tuần.
HbA1c-la-gi
HbA1c được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường
Thông thường HbA1c chiếm 4-6% tổng lượng hemoglobin. Khi chỉ số HbA1c tăng hơn mức bình thường 1%, tương đương với lượng đường huyết tăng lên 30 mg/dL (hoặc 1.7 mmol/l).
Ở người bình thường, nồng độ HbA1c thường nhỏ hơn 6.5%
Nếu chỉ số HbA1c của một người lớn hơn 6.5% thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
HbA1c phản ánh tình trạng đường huyết trong thời gian 3 tháng liên tục của mỗi người. Đây là xét nghiệm quan trọng giúp tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường. Dựa theo kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị giúp người bệnh kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ sử dụng kết quả xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.
Xét nghiệm HbA1c khác xét nghiệm đường huyết lúc đói như thế nào?
Xét nghiệm đường huyết lúc đói chỉ phản ánh lượng đường trong máu ở thời điểm làm xét nghiệm.
Xét nghiệm HbA1c đem đến cái nhìn tổng quát, phản ánh bức tranh lớn và toàn diện hơn về lượng đường huyết trong thời gian 3 tháng gần nhất.
chi-so-hba1c
Giới hạn chỉ số HbA1c
Theo các chuyên gia, các bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm chỉ số HbA1c 3 tháng một lần hoặc 6 tháng mỗi lần (nếu không có điều kiện). Chỉ số HbA1c của một người được coi là lý tưởng nếu nhỏ hơn 6.5%, một số trường hợp ở mức 6.5% - 7% có thể chấp nhận được. Còn nếu chỉ số > 7.0% thì điều đó báo động việc kiểm soát đường huyết của người đó đang không tốt.
Một điểm cần lưu ý đối với các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường: định lượng đường huyết lúc đói, liệu pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống và định lượng HbA1c. Trong 3 tiêu chuẩn trên, phải có ít nhất một tiêu chuẩn được thực hiện 2 lần vào 2 thời điểm cách nhau 24 giờ hoặc 2 tiêu chuẩn khác nhau nhưng cùng phải trên một mẫu máu xét nghiệm.
Đối với phụ nữ mang thai (Tiểu đường thai kỳ)
Tiểu đường thai kỳtình trạng rối loạn đường huyếtphụ nữ trong thời kỳ mang thai. Đây là bệnh khá phổ biến ở các mẹ bầu, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Thống kê cho thấy có khoảng từ 2 – 10% phụ nữ mang thai bị mắc tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng cho phụ nữ và thai nhi: phù chân tay, tăng huyết áp, sảy thai, thai chết lưu, tiền sản giật, sinh non, băng huyết ở người mẹ và các vấn đề ở trẻ sơ sinh: béo phì, vàng da, dị tật bẩm sinh, hạ đường huyết …
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thường có các triệu chứng như: hay bị khát nước, nhiều đêm phải thức dậy để uống nước; đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn những người khác; vùng kín dễ bị viêm nhiễm nấm; người sút cân, mệt mỏi …
Để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai, các bác sĩ thường dựa vào liệu pháp dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm này cần được thực hiện trong khoảng thời gian thai nhi từ 24 – 28 tuần.
Để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, các kỹ thuật viên sẽ lấy máu của thai phụ ở ba thời điểm: 1 mẫu lúc đói và 2 mẫu (sau khi uống 200 ml nước pha với 75 gr đường glucose) 1 giờ và 2 giờ.
Sản phụ được coi là bình thường nếu có đường huyết
- Mẫu 1 (lấy lúc đói): < 92 mg/dL (5.1 mmol/L)
- Mẫu 2 (1 giờ sau khi thực hiện liệu pháp glucose đường uống): < 180 mg/dL (10.0 mmol/L)
- Mẫu 3 (2 giờ sau khi thực hiện liệu pháp glucose đường uống): < 153 mg/dL (8.5 mmol/L)
Sản phụ được coi là bị tiểu đường thai kỳ nếu có từ 2 mẫu máu có chỉ số đường huyết cao hơn các giới hạn trên.
Nếu thai phụ chỉ có 1 mẫu vượt quá giới hạn trên thì được coi là rối loạn dung nạp đường huyết trong khi mang thai.
nghiem-phap-dung-nap-glucose-bang-duong-uong
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ theo nghiệm pháp dung nạp glucose
Đái tháo đường là bệnh mãn tính, hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Người bị tiểu đường cần theo dõi đường huyết sát sao, có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh. Điều cần thiết nhất đối với bệnh nhân là phải kiểm soát tốt đường huyết của mình, việc này rất quan trọng giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng nguy hiểm của bệnh: loét bàn chân, cắt cụt chi, mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ …
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7