top

Danh mục sản phẩm

Bị bệnh Gút dùng thuốc gì

20/02/2019 15:20
BỊ BỆNH GÚT DÙNG THUỐC GÌ?
Bệnh Gút là gì?
Bệnh Gút, dân gian thường gọi là “thống phong” là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đạm trong cơ thể liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm khả năng đào thải acid uric của cơ thể. 
Bệnh Gút thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ (tỉ lệ bệnh ở nam giới là 90%, trong khi đó tỉ lệ này ở nữ giới chỉ chiếm 10%). Bệnh có liên quan đến lối sống và sinh hoạt của người bệnh.
dấu hiệu mắc bệnh gút
Bệnh Gút
Nguyên nhân gây ra bệnh Gút
Nguyên nhân gây ra bệnh Gút là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao một cách bất thường. Trong điều kiện bình thường, các phân tử acid uric được đào thải qua nước tiểu nhưng khi nồng độ acid uric tăng cao, chúng không đào thải hết sẽ lắng đọng, tích tụ và kết tủa tại các khớp gây ra các cơn viêm khớp cấp khiến cho các khớp bị viêm, sưng tấy làm cho bệnh nhân vô cùng đau đớn
Triệu chứng của bệnh Gút
Triệu chứng điển hình của bệnh Gút là các cơn viêm khớp cấp, thường bắt đầu ở ngón chân cái với các dấu hiệu: sưng, nóng, tấy đỏ, đau, cứng khớp. Cơn Gút cấp thường khởi phát vào ban đêm làm cho bệnh nhân đau đến mức đang ngủ phải tỉnh dậy. 
Bị bệnh Gút dùng thuốc gì?
Thuốc điều trị bệnh Gút gồm: thuốc điều trị triệu chứng (thuốc giảm đau, chống viêm, hạ acid uric) và thuốc điều trị dự phòng (hạn chế tái phát các cơn gút cấp).
Bệnh Gút có hai thể là cấp tính và mạn tính. Hiện nay, Y học chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh Gút. Mục đích của việc điều trị là giảm các triệu chứng của bệnh (tăng acid uric, sưng đau khớp), hạn chế các biến chứng nguy hiểm của Gút: sỏi thận, suy thận, nhồi máu cơ tim, tàn phế khớp.
THUỐC ĐIỀU TRỊ CƠN GÚT CẤP
Thuốc giảm đau – chống viêm
Colchicine
Colchicine là thuốc đặc hiệu cho cơn gút cấp, thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau nhanh (trong 12 – 24 giờ sau khi dùng thuốc).
Colchicine chữa bệnh gút
Colchicine - Thuốc giảm đau, chống viêm khi bị Gút
Khi dùng Colchicine cần lưu ý những điểm sau:
- Nên dùng thuốc càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ sau khi cơn gút cấp khởi phát)
- Tránh dùng liều cao (thường dùng liều 1mg) vì dễ gây tiêu chảy.
- Có thể dùng cho người bị suy tim hoặc đang dùng các thuốc chống đông máu (do Colchicine không giữ nước).
- Cần giảm liều đối với người cao tuổi (trên 70 tuổi) và người mắc bệnh thận mạn tính.
- Có thể phối hợp Colchicine với một thuốc thuộc nhóm giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) khác nếu không có chống chỉ định để tăng hiệu quả chống viêm, giảm đau.
- Trong thời gian dùng Colchicine, nếu thấy xuất hiện hiện tượng: tiêu chảy, nôn thì bệnh nhân cần phải giảm liều và thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ để được điều chỉnh thuốc.
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: nổi mề đay, phát ban đỏ dạng sởi, rụng tóc, viêm dây thần kinh ngoại biên, hoặc giảm tủy xương. Tuy nhiên các tác dụng phụ này ít xảy ra, hiếm gặp nếu dùng đúng liều chỉ định.
- Thận trọng khi dùng Colchicine cho người già, phụ nữ có thai và cho con bú, người có tiền sử bệnh dạ dày, tim, gan, thận, người có sức khỏe yếu.
- Tránh dùng Colchicine dài ngày vì thuốc có thể gây nhược cơ.
Thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid (NSAIDs)
Các thuốc chống viêm không Steroid mạnh được dùng để điều trị các cơn gút cấp như: diclofenac, ketoprofen, ibuprofen, naproxen, piroxicam, indomethacin …
Các thuốc trong nhóm này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (viêm loét, chảy máu đường tiêu hóa), ảnh hưởng đến chức năng thận. Do đó, người bị Gút mắc kèm các bệnh: viêm loét dạ dày, tá tràng, suy thận cần tránh sử dụng các thuốc này.
Các thuốc chống viêm, giảm đau ức chế chọn lọc COX – 2 (Cycloxygenase – 2) như: Meloxicam, Etoricoxib, Celecoxib) ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, nhưng cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị suy thận, cao huyết áp hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch.
Corticoid: prednisolon, methylprednisolon
Các thuốc nhóm corticoid đường toàn thân được chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với Colchicine và các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid hoặc các thuốc trên chống chỉ định ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, các thuốc corticoid có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm: giữ nước gây phù, suy tuyến thượng thận, loãng xương … Nên hạn chế sử dụng các thuốc này và chỉ dùng ngắn ngày theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
THUỐC DỰ PHÒNG CƠN GÚT CẤP
Các thuốc này có vai trò dự phòng cơn gút tái phát, tránh sự lắng đọng tinh thể urat, phòng ngừa các biến chứng của bệnh Gút.
Thuốc điều trị Gút mạn tính bao gồm: Thuốc ức chế quá trình tổng hợp acid uric, thuốc tăng đào thải acid uric.
Thuốc ức chế quá trình tổng hợp acid uric
- Allopurinol: là thuốc hàng đầu được sử dụng để hạ acid uric máu. Thuốc có tác dụng chống tổng hợp acid uric bằng cách ức chế xanthin oxydase (enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid uric).
allopurinol hạ acid uric máu
Allopurinol - Hạ acid uric máu
Khi sử dụng allopurinol cần lưu ý: 
Khi mới dùng, phải dùng liều thấp, sau đó mới tăng liều (3 – 4 tuần một lần) đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại mức bình thường.
Cần thận trọng khi sử dụng Allopurinol ở những bệnh nhân bị suy thận (do thuốc gây độc cho thận). Trong quá trình sử dụng, phải theo dõi thường xuyên chức năng thận. Nếu độ lọc của cầu thận bị giảm thì phải giảm liều dùng hoặc giãn cách các lần dùng thuốc.
- Febuxostat: ngăn chặn quá trình tổng hợp acid uric qua cơ chế: ức chế enzyme phá vỡ purin thành acid uric. Một số tác dụng phụ của febuxostat: nhức đầu, buồn nôn, phát ban, tiêu chảy, phù. Cần thận trọng khi sử dụng febuxostat cho những người bị suy thận nặng, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, có bệnh ở tuyến giáp. Nguy cơ gây đông máu ở Febuxostat cao hơn so với Allopurinol.
Lưu ý khi sử dụng các thuốc giảm tổng hợp acid uric
Chỉ sử dụng các thuốc giảm tổng hợp acid uric khi đã qua cơn gút cấp, tức là phải điều trị viêm khớp cấp trước bằng các thuốc chống viêm, giảm đau. Sau khi tình trạng viêm khớp thuyên giảm mới dùng các thuốc hạ acid uric (giảm tổng hợp acid uric). 
Trong thời gian đầu sử dụng các thuốc giảm tổng hợp acid uric, có thể kết hợp với Colchicine để dự phòng cơn gút cấp tái phát do acid uric dự trữ ở các mô có thể được huy động vào máu.
Thuốc tăng thải acid uric
Trước khi có chỉ định dùng các thuốc tăng thải acid uric, bệnh nhân phải được làm xét nghiệm acid uric niệu. Nếu lượng acid uric niệu trên 600 mg/24h thì không dùng các thuốc này. Các thuốc trong nhóm này cũng chống chỉ định với người bị sỏi thận, suy thận, người già yếu, bệnh nhân gút mạn tính đã có hạt tophi.
Các thuốc trong nhóm này gồm:
- Pegloticase
Đây là thuốc tiêm, được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân 2 lần mỗi tuần. Thuốc có tác dụng hạ acid uric nhanh, nhưng phải được thực hiện tại các cơ sở y tế do bác sĩ chuyên khoa xương khớp đảm nhiệm. Khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau rát họng, tức ngực, buồn nôn, táo bón, vùng tiêm bị bầm tím.
- Probenecid: Là loại thuốc sử dụng hàng ngày trong dự phòng cơn gút tái phát. Thuốc có tác dụng tăng thải trừ acid uric qua nước tiểu bằng cách ức chế quá trình tái hấp thu acid uric ở ống thận (acid uric được lọc ở cầu thận và bài tiết qua ống thận). Các tác dụng phụ của probenecid: nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, sỏi thận, ban đỏ da.
Thuốc phối hợp: Là các thuốc kết hợp giữa thuốc giảm tổng hợp acid uric (allopurinol) và tăng đào thải acid uric ở thận.
Điển hình trong nhóm này là Lesinurad được chỉ định trong điều trị chứng tăng acid uric máu có nguyên nhân từ bệnh Gút, ở những bệnh nhân không đạt nồng độ acid uric huyết thanh yêu cầu khi điều trị riêng lẻ bằng allopurinol. Nên dùng thuốc vào buổi sáng, sau khi ăn, uống thuốc với nhiều nước. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: nhức đầu, bệnh cúm, hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản. Thuốc có nguy cơ gây suy thận cấp, không sử dụng trong trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng liên quan đến gút.
thuốc chữa bệnh gút linh tiên song đằng tố
Linh tiên song đằng tố - Thuốc chữa bệnh Gút của Malaysia
Do Gút là căn bệnh mạn tính nên bệnh nhân phải dùng thuốc trong thời gian dài, có khi suốt cả cuộc đời. Việc sử dụng các thuốc tây giúp người bệnh thấy nhanh đỡ, nhưng các thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu dùng trong thời gian dài dễ gây độc cho gan thận, xuất huyết đường tiêu hóa. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược được các bệnh nhân Gút lựa chọn do có ưu điểm: lành tính, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Nổi bật trong số đó là “Linh tiên song đằng tố”Linsen double caulis của hãng dược phẩm Welip – Malaysia. Sản phẩm giúp giảm các triệu chứng của bệnh Gút, giảm sưng đau khớp, hạ acid uric máu. Linh tiên song đằng tố dùng cho người bị Gút cấp và mạn tính. Sản phẩm được phân phối tại trị trường Việt Nam bởi Nhà thuốc Tâm Đức. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ:
Nhà thuốc Tâm Đức
Cơ sở 1: 4A Trần Quý Cáp, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Cơ sở 2: 508 Bạch Đằng, P. Bạch Đằng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0982 815 490 | 0984 658 521
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7