top

Danh mục sản phẩm

Bệnh viêm tụy cấp là gì? Bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp.

27/05/2023 10:19
Bệnh viêm tụy cấp là gì?
Bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp.
Bệnh viêm tụy cấp là gì?
Để hiểu về bệnh viêm tụy cấp, trước tiên chúng ta cần hiểu về tuyến tụy
Tuyến tụy là gì?
Tuyến tụy là một cơ quan trong cơ thể thuộc hệ tiêu hóahệ nội tiết. Tuyến tụy dài khoảng 16 – 20 cm, dày 2 – 3 cm, cao 4 – 5 cm và nặng khoảng 80 gram. Tuyến tụy nằm trong ổ bụng, giữa tá tràng và lách, phía sau dạ dày, được bao quanh bởi các bộ phận khác: gan, ruột non.
tuyen-tuy-nam-o-dau
Vị trí của tuyến tụy trong cơ thể
Chức năng của tuyến tụy
Tuyến tụy vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết
- Chức năng nội tiết: giúp kiểm soát lượng đường trong máu 
+ Tiết insulin giúp làm giảm đường huyết (nếu thiếu hụt chất này sẽ gây tăng đường huyết, có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường).
+ Tiết glucagon giúp làm tăng đường huyết (theo cơ chế tăng cường phân giản glycogen ở gan thành glucose vào máu)
- Chức năng ngoại tiết: tiết ra các loại dịch tụy đổ vào ruột giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
Mỗi ngày, tuyến tụy tiết ra khoảng 1 lít (1.000 ml) dịch tụy, nhiều nhất là trong khi ăn. Lượng dịch tụy này tiết ra ở các thời điểm khác nhau: lúc ăn (nhìn, nghĩ, ngửi các món ăn, nhai và nuốt) tiết ra khoảng 20% lượng dịch tụy của toàn bữa ăn, khi thức ăn xuống dạ dày sẽ có thêm 5 – 10% lượng dịch tụy được tiết ra thêm và 70% lượng dịch tụy còn lại tiết ra khi thức ăn xuống ruột.
Dịch tụy chứa nhiều loại em zyme giúp tiêu hóa phần lớn các loại thức ăn. Chúng được phân thành 4 nhóm chính:
+ Nhóm enzyme tiêu hóa protein: trypsin, chymotrypsin, carboxypeptidase, elastase.
+ Nhóm enzyme tiêu hóa glucid: amylase
+ Nhóm enzyme tiêu hóa lipid: lipase, phospholipase A2, cholesterol esterase.
+ Nhóm enzyme tiêu hóa acid nucleic: ribonuclease, desoxyribonuclease.
chuc-nang-cua-tuyen-tuy
Chức năng điều hòa đường huyết của tuyến tụy
Bệnh viêm tụy cấp là gì?
Viêm tụy cấptình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tuyến tụy (tuyến tụy bị sưng viêm đột ngột trong thời gian ngắn). Viêm tụy cấp là bệnh khá phổ biến hiện nay với tần suất mắc khoảng 25 – 75 ca/ 100.000 dân mỗi năm, trong đó có từ 10 – 30% là trường hợp viêm tụy cấp nặng. Bệnh thường xảy ra sau các bữa ăn thịnh soạn (giàu đạm), hoặc uống nhiều bia rượu.
Trong các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa thì viêm tụy cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Bệnh rất đa dạng với mức độ từ nhẹ đến nặng, tỷ lệ tử vong tương đối cao (5 – 15%), trong đó viêm tụy cấp do nguyên nhân sỏi mật có xu hướng tử vong cao hơn so với sử dụng rượu bia.
Viêm tụy cấp là quá trình tự hủy của các nhu mô tuyến tụy do chính các men của tuyến này gây ra. Bình thường, tuyến tụy tiết ra các loại men như trypsin, amylase, lipase để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Các men này khi mới được tiết ra ở tuyến tụy sẽ ở dạng không hoạt động, chỉ đến khi xuống tới tá tràng, chúng mới được hoạt hóa để trở thành thể hoạt động nhưng vì một nguyên nhân nào đó làm cho các tế bào nang tuyến tụy tăng nhạy cảm đáp ứng với acid khiến cho các men này bị hoạt hóa ngay tại ống tụy chuyển thành dạng hoạt động gây phá hủy các nhu mô tuyến tụy dẫn đến hiện tượng viêm tụy cấp.
benh-viem-tuy-cap-la-gi
Bệnh viêm tụy cấp
Bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không?
Viêm tụy cấp là một bệnh lý rất nghiêm trọng, đây là một trong những cấp cứu nội khoa. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc các biến chứng rất nặng cho người bệnh như: suy hô hấp cấp, giảm thể tích tuần hoàn gây trụy tim mạch, nhiễm trùng huyết, suy giảm chức năng thận, liệt ruột cơ năng, chảy máu trong tụy.
Các biến chứng của bệnh viêm tụy cấp
- Sốc
Sốc là biến chứng xảy ra sớm (ngay trong những ngày đầu tiên của bệnh). Bệnh nhân có thể bị sốc do nhiễm trùng nặng hoặc do xuất huyết. Nếu có hiện tượng sốc do nhu mô tụy bị nhiễm khuẩn nặng thì thường xảy ra muộn (ở tuần thứ 3), kể từ lúc có dấu hiệu viêm.
- Xuất huyết
Biến chứng xuất huyết thường xảy ra sớm (ngay trong tuần đầu tiên của bệnh). Các trường hợp có biến chứng xuất huyết thường tiên lượng nặng. Xuất huyết có thể xảy ra ngay ở tuyến tụy, trong xoang bụng, ống tiêu hóa hoặc các bộ phận khác khiến cho các mạch máu bị tổn thương.
- Nhiễm trùng tuyến tụy
Biến chứng này xảy ra vào cuối tuần đầu tiên hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh. Nhiễm trùng tuyến tụy dẫn đến sự xuất hiện của các ổ áp xe gây viêm phúc mạc và hoại tử mô. Nhiễm trùng tuyến tụy cũng tiên lượng nặng.
- Suy hô hấp cấp
Biến chứng này xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
- Xuất hiện nang giả tụy
Biến chứng nang giả tụy thường xuất hiện vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 kể từ khi bị bệnh, nguyên nhân hình thành nang giả tụy là do quá trình đóng kén nhằm mục đích khu trú các tổn thương ở nhu mô tụy. Trong nang giả tụy có chứa nhiều thành phần khác nhau: enzyme tuyến tụy, mảnh vỡ và các chất dịch của nhu mô tụy. Nang giả tụy có thể biến mất sau 4 – 6 tuần, nếu để kéo dài hơn thì chúng có thể gây bội nhiễm hoặc tiến triển thành các ổ áp xe.
benh-viem-tuy-cap-co-nguy-hiem-khong
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp
Có mấy loại viêm tụy cấp?
Viêm tụy cấp có 3 thể chính:
Thể phù nề: đây là thể nhẹ nhất của viêm tụy cấp.
Thể xuất huyết
Thể xuất huyết hoại tử: đây là thể nặng nhất (có đến 80 – 90% trường hợp tử vong)
Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy cấp. Trong đó các nguyên nhân phổ biến như:
Uống bia rượu (chiếm 30 – 45%)
Thực tế cho thấy sau các dịp lễ tết, tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện điều trị do mắc viêm tụy cấp thường tăng lên. Nguyên nhân chính là do người dân sử dụng nhiều bia rượu trong thời gian này.
bi-viem-tuy-cap-do-uong-bia-ruou
Sử dụng rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy cấp
Tại sao uống bia rượu lại dễ bị viêm tụy cấp?
Theo các nghiên cứu khoa học, khi uống rượu bia nồng độ cồn trong máu tăng cao, điều này khiến cho tuyến tụy tăng sản xuất các enzyme, bên cạnh đó tính thấm của ống tụy cũng tăng lên. Điều này khiến cho các loại men của tuyến tụy tiếp xúc nhiều hơn với nhu mô tụy dẫn đến tình trạng các tế bào tụy tự tiêu. Đây chính là điểm khởi phát của quá trình viêm tụy cấp.
Một lý do khác là sử dụng rượu bia làm cho các ống dẫn dịch trong tuyến tụy bị hẹp dẫn đến tắc nghẽn và cuối cùng gây ra viêm tụy cấp.
Sỏi mật (chiếm từ 30 – 45%)
Sỏi mật cũng là một trong những thủ phạm chính gây viêm tụy cấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Ở những người bị sỏi mật (nhất là trường hợp sỏi ống mật chủ) có nguy cơ cao bị tắc ống dẫn mật. Khi tắc ống dẫn mật, dịch mật không lưu thông được sẽ chảy ngược vào ống tụy làm pH của dịch tụy thay đổi (dịch tụy bị kiềm hóa) giống với môi trường pH ở tá tràng, điều này khiến cho các men của tuyến tụy vốn ở thể chưa hoạt động được hoạt hóa để trở thành dạng hoạt động trong ống tụy. Hậu quả là các tế bào tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến các phản ứng viêm xảy ra.
Bệnh mỡ máu (tăng triglyceride máu): chiếm khoảng 10 – 30%.
Tăng triglyceride máu là một trong ba nguyên nhân phổ biến gây viêm tụy cấp (sau sỏi mật và bia rượu). Viêm tụy cấp do tăng triglyceride thường xảy ra với những người có nồng độ triglyceride trong máu > 20 mmol/l. Điều này lý giải tại sao viêm tụy cấp thường xảy ra sau các bữa ăn giàu chất béo.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi nồng độ triglyceride trong máu tăng cao (> 10 mmol/l) thì sẽ xuất hiện các hạt dưỡng chấp (có thành phần chính là các phân tử lipoprotein giàu triglyceride). Khi máu lưu thông đến tụy thì những hạt dưỡng chấp lớn sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn ở các mao mạch tụy, điều này khiến các acinar tụy ở những vùng thiếu máu bị vỡ. Hậu quả là các cholymicrons tiếp xúc trực tiếp với lipase của tuyến tụy làm cho các acinar và vi mạch ở nhu mô tụy bị tổn thương dẫn đến viêm tụy cấp.
nguyen-nhan-gay-benh-viem-tuy-cap
Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm tụy cấp
Các nguyên nhân khác gây viêm tụy cấp
Mắc một số bệnh: Bệnh tiểu đường (đái tháo đường), suy thận, ung thư tuyến tụy.
Nồng độ canxi trong máu cao (tăng canxi huyết) do mắc bệnh cường cận giáp (tuyến cận giáp hoạt động quá mức).
Phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) - một phương pháp điều trị sỏi mật.
Yếu tố di truyền: trong gia đình có người thân bị viêm tụy.
Các nguyên nhân khác: dập tụy do chấn thương, mắc các bệnh tự miễn (viêm tụy tự miễn).
Nhiễm một số loại vi khuẩn: trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis), Campylobacter jejuni, Legionella gây bệnh viêm phổi, Leptospirosis gây bệnh xoắn khuẩn vàng da … 
Nhiễm một số loại virus: thủy đậu (Varicella), quai bị, rubella, viêm gan (A, B, C), Coxsackie gây bệnh chân tay miệng …
Nhiễm ký sinh trùng: giun đũa (Ascaris lumbricoides), sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)
Viêm tụy vô căn (không xác định được nguyên nhân gây bệnh): có khoảng 10 – 15% trường hợp viêm tụy cấp không rõ nguyên nhân.
cach-phong-benh-viem-tuy-cap
Các phương pháp phòng bệnh viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, có thể chữa khỏi hoàn toàn. Để phòng bệnh viêm tụy cấp các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ, điều trị tốt các bệnh có nguy cơ gây viêm tụy cấp như: bệnh sỏi mật (lấy sỏi ống mật chủ bằng phẫu thuật hoặc nội soi), bệnh tăng triglyceride máu, tẩy giun thường xuyên. Bên cạnh đó cần thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học: tập thể dục, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì, không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích cũng góp phần giảm nguy cơ mắc viêm tụy cấp.
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7