top

Danh mục sản phẩm

Bệnh sởi là gì và nguy hiểm như thế nào?

28/11/2021 16:40
BỆNH SỞI LÀ GÌ? BỆNH SỞI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ MẮC BỆNH SỞI
Trong các bệnh về đường hô hấp thì sởibệnh có tốc độ lây lan caogây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thống kê cho thấy trong 4 năm (từ 2016 đến 2019), tỷ lệ tử vong do bệnh sởi trên thế giới đã tăng 50%. Đến năm 2019 số trẻ mắc tăng lên 866.770 người, riêng trong năm này đã có 207.500 ca mắc. Vậy bệnh sởi là gì chúng có nguy hiểm không?
Bệnh sởi là gì?
Sởi bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (polynosa morbillorum) gây ra. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn nhưng thường gặp ở trẻ em nhiều hơn do người lớn đã từng mắc sởi lúc còn nhỏ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi ít mắc sởi vì được hưởng miễn dịch Bệnh thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Bệnh rất dễ lây lan nên khi phát hiện ca bệnh, cần cách ly bệnh nhân ngay lập tức.
benh-soi-la-gi
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Bệnh sởi có lây không?
Bệnh sởi lây lan rất nhanh và mạnh, nghiên cứu cho thấy có đến 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây bệnh nếu chưa được tiêm vắc xin dự phòng. Bệnh lây trực tiếp qua tiếp xúc với người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc gián tiếp khi sờ vào các đồ vật có dính virus sởi của người mắc bệnh (khả năng này rất thấp do virus sởi dễ bị tiêu diệt bởi ngoại cảnh)
Bệnh sởi có nguy hiểm không?
Bệnh sởi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho trẻ: biến chứng hô hấp (viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản – phổi); biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp); biến chứng đường tiêu hóa (viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, cam mã tấu); biến chứng tai – mũi – họng (viêm mũi, họng, viêm tai); suy giảm miễn dịch, dễ mắc thêm các bệnh khác (bạch hầu, ho gà, lao)
Dấu hiệu (triệu chứng) nhận biết trẻ mắc bệnh sởi
Các nhà chuyên môn chia bệnh sởi thành nhiều loại khác nhau, thường gặp nhất là thể điển hình. Theo tiên lượng, người ta chia thành 3 thể (thể nhẹ, thể vừa và thể nặng hay còn gọi là sởi ác tính). Theo cơ địa người bệnh: dưới 6 tháng tuổi, từ 6 tháng – 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, trẻ đã có miễn dịch bằng vắc xin, phụ nữ mang thai, sởi kết hợp với các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Sởi thể thông thường (điển hình)
Bệnh sởi điển hình thường diễn tiến qua 4 giai đoạn: ủ bệnh khởi phát, toàn phát và lui bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh (nung bệnh)
Virus sởi xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp, chúng nhân lên tại đây (các tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết xung quanh). Trong giai đoạn này, người bệnh thường không có triệu chứng gì nổi bật. Bệnh thường khởi phát bằng một cơn sốt nhẹ đến trung bình kèm theo các triệu chứng khác: hắt hơi, sổ mũi, ho dai dẳng, đau họng, viêm kết mạc mắt. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày. Do không có dấu hiệu đặc trưng trong thời kỳ này nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Giai đoạn khởi phát (hay còn gọi là giai đoạn viêm – xuất tiết): thường kéo dài 3 – 4 ngày.
- Người bệnh thường sốt nhẹ hoặc sốt vừa sau đó chuyển sang sốt cao.
- Viêm mũi họng kèm xuất tiết dịch: chảy nước mắt, nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp (lòng trắng mắt), mắt đùn gỉ, kèm nhèm, sưng nề ở mi mắt.
- Phát ban trong khoang miệng (nội ban) xuất hiện ở ngày thứ hai, ban này thường được gọi là các hạt Koplick có đặc điểm: nhỏ li ti mọc rải rác từ vài chục đến vài trăm nốt ở niêm mạc má (ngang vị trí của răng hàm). Có hiện tượng sung huyết xung quanh niêm mạc má. Các hạt Koplick thường tồn tại trong thời gian ngắn (24 – 48 giờ), các bác sĩ thường căn cứ vào dấu hiệu này để chẩn đoán sớm trẻ mắc sởi.
- Sưng hạch bạch huyết
- Nếu làm xét nghiệm máu trong giai đoạn này sẽ thấy bạch cầu tăng ở mức vừa phải.
hat-koplick-benh-soi
Hạt Koplick - Dấu hiệu chẩn đoán sớm trẻ mắc bệnh sởi
Giai đoạn toàn phát (hay còn gọi là giai đoạn mọc ban)
Ban thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 và có đặc điểm: dát sần, nhỏ, nổi gờ trên mặt da, giữa các ban có khoảng da lành. Ban có thể mọc rải rác hoặc dính liền với nhau thành từng đám có đường kính 3 – 6 mm. Ban da mọc theo thứ tự sau:
- Ngày đầu tiên: mọc ở phía sau tai, sau đó lan ra trước mặt.
- Ngày thứ hai: ban lan xuống ngực rồi đến tay.
- Ngày thứ ba: ban lan đến lưng rồi xuống chân.
Ban kéo dài trong khoảng 6 ngày rồi lặn theo thứ tự như khi mọc
Khi ban mọc đến đâu sẽ gây ra các triệu chứng ở các bộ phận đó. Mọc trong niêm mạc miệng (nội ban) gây rối loạn đường tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng. Khi đến phổi thì gây viêm phế quản, ho. Khi ban mọc toàn thân thì các triệu chứng nặng lên: bệnh nhân sốt cao hơn, người mệt hơn. Khi ban mọc đến chân thì những cơn sốt hạ dần, các triệu chứng toàn thân cũng giảm dần và hết.
Giai đoạn lui bệnh (bay ban)
Giai đoạn này thường xuất hiện vào ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh. Cũng giống như giai đoạn mọc ban, giai đoạn bay ban cũng theo thứ tự từ mặt đến thân mình, sau đó đến các chi. Sau khi ban bay để lại các vết thâm trên da, các vết thâm này kết hợp với các chỗ da bình thường khiến cho da bị loang lổ được goi là “vằn da hổ” – đây là dấu hiệu để các bác sĩ chẩn đoán giai đoạn lui bệnh. Bệnh nhân sẽ phục hồi dần nếu cơ thể không có biến chứng.
trieu-chung-tre-mac-benh-soi
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh sởi
Sởi thể nhẹ
Sởi thể nhẹ thường gặp ở những trẻ vẫn còn được hưởng miễn dịch của mẹ thông qua việc bú sữa (trẻ dưới 6 tháng tuổi). Ở thể này, trẻ thường có các triệu chứng sau:
- Không bi sốt hoặc bị số rất nhẹ.
- Các triệu chứng viêm, xuất tiết mũi họng cũng nhẹ.
- Các nốt ban thưa thớt, mờ nhạt và lặn nhanh.
Việc đánh giá mức độ nặng/nhẹ của trẻ mắc bệnh sởi không chỉ dựa vào phát ban vì đôi khi trẻ ở thể nặng bị suy dinh dưỡng, phản ứng yếu nên có thể ban thưa. Ngược lại, khi ban mọc dầy chưa chắc đã phải thể nặng vì đối với những trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt thì tính phản ứng mạnh nên ban có thể mọc dầy.
Sởi thể nặng (thể ác tính)
Thể ác tính thường gặp ở những những trẻ có cơ địa quá mẫn, các triệu chứng ác tính thường xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ vào cuối thời kỳ khởi phát, trước khi ban mọc. Sởi ác tính thường có các dấu hiệu sau: sốt cao trên 39ºC, người mê sảng, vật vã, tím tái, nôn mửa, tiêu chảy, đi tiểu ít. Trẻ thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, người bị co giật, hôn mê, xuất huyết dưới da hoặc các cơ quan nội tạng.
Sởi ác tính cũng có nhiều thể khác nhau:
Thể xuất huyết
Xuất huyết dưới da hoặc các cơ quan nội tạng
Thể phế quản – phổi
Biểu hiện chính là suy hô hấp
Thể ỉa chảy
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng chính: nôn mửa, đi ngoài phân lỏng.
Thể nhiễm độc nặng
Sốt cao, mê sảng, vật vã, co giật, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê.
Thể bụng cấp
Giống như viêm ruột thừa, thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi, trẻ có thể trạng yếu (biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc cơ thể đang mắc các bệnh khác).
Theo cơ địa người bệnh, sởi được chia thành các loại sau
Sởi ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể dẫn đến sảy thai, thai nhi bị dị dạng hoặc đẻ non.
Sởi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trẻ trong độ tuổi này ít bị mắc sởi, nếu mắc bệnh các triệu chứng cũng thường nhẹ do được hưởng miễn dịch từ sữa mẹ.
Sởi ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi
Đây là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất và các triệu chứng cũng thường nặng
Sởi ở trẻ bị còi xương – suy dinh dưỡng
Sởi ở đối tượng này thường không điển hình và diễn tiến nặng do trẻ có sức đề kháng yếu.
Sởi ở trẻ đã có miễn dịch bởi vắc xin
Trường hợp này hiếm khi xảy ra, nếu có, các triệu chứng cũng thường nhẹ do trẻ đã có miễn dịch. 
Sởi kết hợp với các bệnh nhiễm khuẩn khác: bạch hầu, ho gà, lao
Nếu trẻ bị sởi và mắc thêm các bệnh trên thì sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh nặng lên.
phat-ban-soi
Ban mọc ở trẻ mắc bệnh sởi
Bệnh sởi gây ra những biến chứng gì?
Bệnh sởi có thể gây ra rất nhiều biến chứng trên khắp các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là sởi thể ác tính.
Biến chứng đường hô hấp
- Viêm thanh quản
Đây là biến chứng phổ biến của sởi, viêm thanh quản do sởi có thể xảy ra trong hai thời kỳ: trước khi phát ban hoặc sau khi phát ban (viêm thanh quản sớm). Bệnh nhân thường có triệu chứng: ho, khan tiếng, không bị khó thở. Bệnh nhân bị viêm thanh quản trong giai đoạn này thường có tiên lượng bệnh tốt, bệnh sẽ khỏi sau khi sởi bay.
Loại viêm thanh quản thứ hai nguy hiểm hơn là viêm thanh quản hậu sởi (viêm thanh quản sau khi phát ban), có thể đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được xử trí kịp thời do sức đề kháng của trẻ yếu. Dấu hiệu nhận biết là sau 1 tuần kể từ lúc ban sởi đã bay hết, trẻ bỗng nhiên bị sốt lại, ho khan dai dẳng kèm theo khó thở. Khó thở là triệu chứng chính của viêm phế quản, trẻ bị khó thở tăng dần, khan tiếng, thở rít, rút lõm khoang liên sườn. Trẻ vật vã, mệt mỏi. Nếu nội soi thanh quản sẽ thấy niêm mạc thanh quản đỏ, phù nề, loét hai dây thanh quản
- Viêm phế quản – phổi
Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho trẻ mắc bệnh sởi (nhất là đối với trẻ nhỏ). Biến chứng này do bội nhiễm và xuất hiện muộn sau khi sởi đã mọc ban. Trẻ có các triệu chứng nặng: sốt cao, khó thở, nghe phổi bằng ống nghe thấy có nhiều tiếng ran của phế quản, chụp X – quang thấy có các nốt mờ rải rác ở hai bên phổi, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng.
- Viêm phổi
Viêm phổi là biến chứng nặng thường gặp nhất của bệnh sởi (có đến 80% trẻ mắc sởi có thể gặp biến chứng này). Trong số các ca nhập viện vì sởi, có tới 55% trường hợp có kết quả X – quang viêm phế quản hoặc viêm phổi. Thống kê khác cho thấy, khi quan sát trên phim X – quang có đến 41% số trẻ bị bệnh sởi nhẹ và 77% số trẻ bị bệnh sởi nặng có tổn thương ở phổi.
Viêm phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau: ngoài nguyên nhân chính do virus sởi, còn có các nguyên nhân khác: nhiễm virus, vi khuẩn thứ phát …
bien-chung-cua-benh-soi
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Biến chứng thần kinh: viêm màng não, viêm não, viêm tủy cấp
Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao hoặc để lại các di chứng cho bệnh nhân. Di chứng này thường gặp ở trẻ lớn tuổi (đã đi học) và xuất hiện vào tuần đầu tiên của giai đoạn phát ban (ngày thứ 3 – ngày thứ 5). Trẻ bị biến chứng thần kinh thường có dấu hiệu: bệnh khởi phát một cách đột ngột, sốt cao, co giật, rối loạn ý thức: liệt nửa người, liệt tứ chi hoặc liệt một bên chi, liệt dây thần kinh (số 3, số 7)
Biến chứng tai – mũi – họng: viêm tai giữa, viêm mũi họng
Viêm tai giữa cấp là biến chứng phổ biến ở trẻ mắc bệnh sởi, thống kê cho thấy có khoảng 10% trẻ mắc sởi bị biến chứng viêm tai giữa. Trẻ trên 5 tuổi ít gặp biến chứng này hơn so với trẻ dưới 5 tuổi do đường kính vòi Eustache lớn hơn, nên giảm nguy cơ tắc nghẽn. Biểu mô vòi Eustache bị viêm bề mặt dẫn đến tắc nghẽn và nhiễm trùng.
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi, việc điều trị vẫn dựa trên nguyên tắc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin cho trẻ. Vắc xin phòng sởi (MVVac hoặc MMR) đã có trong chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng, phụ huynh cần đưa con em mình đi tiêm đầy đủ, đúng lịch (vào lúc 9 tháng và 12 tháng tuổi). Không để trẻ tiếp xúc với trẻ khác nghi ngờ mắc sởi, nếu phát hiện trẻ mắc sởi cần cách ly ngay lập tức và đưa bé đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7