top

Danh mục sản phẩm

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Triệu chứng (dấu hiệu nhận biết) bệnh gan nhiễm mỡ

26/03/2023 16:44
Bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Triệu chứng (dấu hiệu nhận biết) bệnh gan nhiễm mỡ
Gancơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể người (khối lượng trung bình của gan từ 1.5 - 1.7 kg). Gan giữ vai trò vô cùng quan trọng, được coi là “nhà máy thải độc”, hầu hết các thức ăn và nước uống mà chúng ta đưa vào cơ thể đều được xử lý qua gan. Vì vậy, nếu gan chứa quá nhiều mỡ (gan nhiễm mỡ) sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống độc của cơ thể.
Bệnh gan nhiễm mỡ hiện ngày càng phổ biến, thống kê cho thấy có khoảng 10 – 20% dân số Mỹ bị gan nhiễm mỡ mà không liên quan đến bệnh viêm gan hoặc có các tổn thương khác ở gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong các tế bào gan dẫn đến dư thừa. Ở những người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp (thường chiếm từ 2 – 4% trọng lượng gan). Với những người có lượng mỡ ở gan trên 5% trọng lượng của gan thì được coi là bị gan nhiễm mỡ.
benh-gan-nhiem-mo-la-gi
Bệnh gan nhiễm mỡ
Có mấy loại bệnh gan nhiễm mỡ? (phân loại gan nhiễm mỡ)
Dựa vào mức độ, người ta chia bệnh gan nhiễm mỡ thành 3 độ (3 giai đoạn):
Gan nhiễm mỡ độ 1
Đây là giai đoạn đầu tiên và nhẹ nhất của bệnh được coi như lành tính. Trong giai đoạn này, lượng mỡ ở gan thường chỉ tăng nhẹ (ở mức 5 – 10%). Người bệnh thường không có triệu chứng gì đặc biệt, khám lâm sàng cũng khó phát hiện ra bệnh, một số bệnh nhân chỉ thấy gan to hơn bình thường một chút.
Đa số các bệnh nhân phát hiện bị gan nhiễm mỡ khi khám sức khỏe tổng quát hoặc khám một loại bệnh khác.
Gan nhiễm mỡ độ 2
Đây là giai đoạn 2 của bệnh, ở giai đoạn này lượng mỡ trong gan tăng từ 10 đến 25%. Người bị gan nhiễm mỡ độ 2 thường có các triệu chứng: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, ăn uống không ngon miệng), người thường xuyên bị mệt mỏi. Tuy nhiên các dấu hiệu này rất giống với những bệnh khác nên thường bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua (nếu người bệnh chủ quan).
Gan nhiễm mỡ độ 3
Đây là giai đoạn nặng của bệnh, lúc này lượng mỡ trong gan đã tăng lên mức trên 25%. Ở giai đoạn này bệnh nhân cảm nhận được rõ rệt các triệu chứng của bệnh như: đau tức bụng (vùng hạ sườn phải), mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh, vàng da, vàng mắt, ngứa ngáy da. Một số trường hợp, bệnh nhân thấy trướng bụng, người bị phù nề, xuất huyết tiêu hóa.
cac-cap-do-cua-benh-gan-nhiem-mo
Các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Bệnh gan nhiễm mỡ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Khi bị gan nhiễm mỡ, các tế bào gan bị tổn thương khiến gan không đào thải được các chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời quá trình sản xuất mật bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Ở những người bị gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ diễn ra quá trình xơ hóa, các mô bắt đầu xuất hiện ở gan khiến gan bị tổn thương. Nếu bệnh nhân không được điều trị, các mô sẹo sẽ hình thành ngày càng nhiều thay thế tế bào gan hoặc các mô khỏe mạnh. Nguy hiểm hơn nữa, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh gan nhiễm mỡ sẽ chuyển sang giai đoạn nặng (gan nhiễm mỡ độ 3). Khi bị gan nhiễm mỡ độ 3, tất yếu sẽ dẫn đến xơ gan và cuối cùng là ung thư gan. Thống kê cho thấy có khoảng 20% số bệnh nhân gan nhiễm mỡ có nguy cơ chuyển thành xơ gan.
Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là việc sử dụng rượu bia. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ, đàn ông thường xuyên uống 40 – 80 ml rượu mỗi ngày, phụ nữ uống 20 – 40 ml rượu hàng ngày trong thời gian 10 – 12 năm thì có nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn những người khác.
Ngoài nguyên nhân rượu bia thì gan nhiễm mỡ còn đến từ các yếu tố khác không phải do rượu mà do rối loạn quá trình chuyển hóa mỡ ở gan dẫn đến các tổ chức trong gan bị dư thừa mỡ. Người bệnh bị gan nhiễm mỡ không phải do rượu bia thường có tỉ lệ mỡ trong gan chiếm hơn 10% trọng lượng gan.
Các nguyên nhân khác gây ra bệnh gan nhiễm mỡ:
- Di truyền
- Sút cân nhanh
- Sử dụng một số loại thuốc như: Aspirin, Tetracycline, Tamoxifen, Steroids
nguyen-nhan-gay-ra-benh-gan-nhiem-mo
Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Thống kê cho thấy, lứa tuổi dễ bị gan nhiễm mỡ nhất là từ 40 – 60 tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
Những người có nguy cơ cao bị bệnh:
Người uống nhiều rượu bia.
Người bị thừa cân, béo phì.
Người bị bệnh mỡ máu cao (tăng cholesterol máu), rối loạn lipid máu.
Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao
Phụ nữ mang thai
Người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học: ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và các chất béo.
Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ ít có các biểu hiện rõ ràng. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân thường là thấy ấm ách và khó chịu ở bụng. Nếu tiến hành siêu âm ổ bụng, bác sĩ có thể thấy gan của bệnh nhân hơi to lên một chút. Khi bệnh ở giai đoạn nặng (lượng mỡ trong gan quá nhiều) sẽ gây ra tình trạng viêm gan, lúc này các triệu chứng của bệnh mới thể hiện rõ nét: người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, vàng da, đau bụng.
Đối với những người gan nhiễm mỡ mà không phải nguyên nhân từ bia rượu (lượng mỡ trong gan tăng cao đến một mức độ nhất định), gan của bệnh nhân to lên và kèm theo đó là tình trạng suy giảm chức năng gan với các triệu chứng: buồn nôn, nôn, vàng da, đau bụng, chán ăn.
Dù gan nhiễm mỡ không xuất phát từ việc uống rượu bia, nhưng nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng gan bị tổn thương khó hồi phục và cuối cùng có thể tiến tới xơ gan.
Đối với phụ nữ bị gan nhiễm mỡ cấp tính trong quá trình mang thai
Hiện tượng này khá hiếm gặp (tỷ lệ từ 1/7.000 đến 1/11.000), nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai có thể bị gan nhiễm mỡ cấp tính ở 3 tháng cuối của thai kỳ với các triệu chứng:
- Đau tức vùng hạ sườn phải
- Vàng da
- Buồn nôn và nôn ói liên tục
- Cảm thấy bứt rứt, khó chịu khắp người.
Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ để sàng lọc, dự phòng và điều trị gan nhiễm mỡ từ sớm. Phần lớn các trường hợp bị bệnh, sau khi sinh các triệu chứng sẽ giảm dần và thường không để lại hậu quả về sau.
cac-trieu-chung-cua-benh-gan-nhiem-mo
Các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
Để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ, các bác sĩ thường dựa vào việc thăm khám trên lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm máu, hoặc sinh thiết gan.
Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh gan nhiễm mỡ có thể được phát hiện thông qua quá trình thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng của bệnh nhân như: bụng ấm ách, chán ăn cùng với việc khai thác tiền sử bệnh nhân: sử dụng rượu, bia và một số loại thuốc (như Acetaminophen).
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu (chức năng gan) giúp bác sĩ đánh giá được sự thay đổi của men gan (bệnh gan nhiễm mỡ thường kèm theo men gan cao). Tuy đây không phải là phương pháp dùng để chẩn đoán xác định bệnh nhưng là căn cứ cần thiết để tìm ra nguyên nhân khiến gan bị tổn thương.
Siêu âm ổ bụng
Với người bị gan nhiễm mỡ, khi siêu âm sẽ cho hình ảnh “gan sáng” đặc trưng tức là độ hồi âm của các nhu mô gan tăng. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như: chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính cũng có thể phát hiện được bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên để đánh giá được chức năng gan một cách đầy đủ cũng như các tổn thương, cần dựa vào các xét nghiệm và thăm dò chức năng khác.
Sinh thiết
Đây là phương pháp tốt nhất và chính xác nhất trong chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Theo phương pháp này, bệnh nhân sau khi được gây tê, bác sĩ sẽ dùng một kim sinh thiết để lấy ra một mảnh nhỏ trong gan sau đó đem đi xét nghiệm tế bào học.
phuong-phap-chan-doan-benh-gan-nhiem-mo
Các phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
Phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh không cần phải phẫu thuật hay dùng thuốc. Điều quan trọng nhất là hạn chế các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống (chế độ ăn uống, sinh hoạt) bằng các phương pháp sau:
Kiêng hoặc hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn: bia, rượu
Với những người mắc bệnh đái tháo đường và tăng cholesterol máu: chú ý việc kiểm soát đường huyết và mỡ máu.
Những người bị thừa cân, béo phì: 
Lưu ý việc kiểm soát cân nặng (giảm cân) bằng cách tăng cường tập luyện thể dục thể thao. 
Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe (đồ ăn nhanh, khó tiêu); các loại gia vị cay nóng: ớt, tiêu, gừng. Tránh hoặc hạn chế ăn các loại hoa quả chứa nhiều năng lượng, gây khó tiêu: mít, sầu riêng.
Tích cực ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả và ngũ cốc. Hạn chế các loại thịt có chứa nhiều đạm: thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò). Có thể thay thịt này bằng các loại khác chứa ít đạm hơn: thịt gà, cá.
cach-phong-benh-gan-nhiem-mo
Thay đổi lối sống góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Một điều may mắn cho những người bị gan nhiễm mỡ là đa số các trường hợp thường không dẫn đến tổn thương gan vĩnh viễn do gan có khả năng tự hồi phục nếu khối lượng gan bị mất dưới 25%, song song với đó là việc bệnh nhân tuân thủ các phương pháp điều trì và duy trì lối sống khoa học.
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7