top

Danh mục sản phẩm

Bệnh đột quỵ mà Danh hài Chí Tài gặp phải nguy hiểm như thế nào?

16/12/2020 09:47
Bệnh đột quỵ là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ
Những ngày gần đây, người hâm mộ trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài đều bàng hoàng và tiếc nuối trước thông tin Nghệ sĩ Chí Tài qua đời vì đột quỵ ở tuổi 62. Sự ra đi của nam danh hài để lại mất mát lớn trong giới nghệ sĩ và sự thương tiếc của người hâm mộ đối với một nghệ sĩ tài hoa và gần gũi với công chúng.
Theo cơ quan chức năng: Chí Tài mất do đột quỵ. Căn bệnh mà ông gặp phải khá phổ biến hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới: đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch. Thống kê cho thấy, trên Thế giới trung bình cứ 3 phút lại có 1 người tử vong do đột quỵ.
dot-quy-tai-bien-mach-mau-nao
Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Vậy đột quỵ là gì? Đột quỵ gồm mấy loại? Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ. Bệnh đột quỵ gây ra những hậu quả gì?
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là “tai biến mạch máu não” là tình trạng bộ não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình lưu thông máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm một cách đột ngột khiến cho não bộ bị thiếu oxy, điều này khiến cho các tế bào não và mô bị tổn thương và chết sau vài phút.
Đột quỵ gồm những loại nào?
Bệnh đột quỵ gồm 2 dạng
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (đột quỵ do tắc mạch máu)
Đây là dạng đột quỵ phổ biến (chiếm khoảng 85% số ca bị đột quỵ). 
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là tình trạng xuất hiện các cục máu đông ở động mạch làm cho động mạch bị tắc nghẽn, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
Đột quỵ do xuất huyết (đột quỵ do chảy máu não)
Dạng đột quỵ này ít phổ biến hơn so với đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng các mạch máu não bị vỡ khiến cho máu trong não chảy một cách ồ ạt gây ra hiện tượng xuất huyết não. 
Thành động mạch yếu, mỏng manh hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ là nguyên nhân phổ biến gây vỡ mạch máu não.
co-may-loai-dot-quy
Có 2 dạng đột quỵ: do thiếu máu cục bộ và do xuất huyết
Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh đột quỵ
Các yếu tố về tuổi tác, giới tính, gia đình và sắc tộc
- Tuổi tác: Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, nguy cơ này ở người già thường cao hơn so với người trẻ tuổi. Nghiên cứu cho thấy: bắt đầu ở tuổi 55, cứ sau mỗi 10 năm thì nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp 2 lần.
- Giới tính: Nữ giới thường ít bị đột quỵ hơn so với nam giới.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong nhà từng có người bị đột quỵ thì những thành viên khác cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với bình thường.
- Sắc tộc: Đây cũng là một yếu tố nhỏ liên quan đến đột quỵ. Người Mỹ da đen có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.
nguyen-nhan-gay-ra-benh-dot-quy
Các nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ
Các yếu tố liên quan đến bệnh lý
- Bệnh tim mạch
Bị đau tim cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những người mắc chứng rung tâm nhĩ (AF) có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 4 – 6 lần so với người bình thường. Thông thường, cả 4 buồng của trái tim đập cùng nhịp với tần suất 60 – 100 lần/phút. Đối với người bị rung tâm nhĩ, tâm nhĩ trái của họ đập nhanh đến 400 lần/phút và không kiểm soát. Những người bị bệnh AF cần được điều trị bằng thuốc để tránh nguy cơ bị đột quỵ.
- Cao huyết áp
Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Thống kê cho thấy: cao huyết áp làm tăng nguy cơ đột qụy lên gấp 2 – 6 lần. Khi bị cao huyết áp, thành động mạch dễ bị tổn thương hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các cục máu đông hình thành gây đột quỵ.
- Bệnh mỡ máu cao (cholesterol máu)
 Người bị mỡ máu đồng nghĩa với nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 3 – 4 lần so với người bình thường do mỡ máu thường bám vào thành mạch máu tạo thành các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch máu, cản trở sự lưu thông máu. Khi các mảng xơ vữa này bong ra khỏi thành mạch, chúng rơi xuống lòng mạch và bị vón lại tạo ra các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu gây ra đột quỵ.
- Hút thuốc.
Người hút thuốc lá thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 2 – 4 lần so với người bình thường. Khi hút thuốc, các chất độc hại trong khói thuốc lá mà người hít phải khiến cho mạch máu não bị tổn thương: dễ bị tắc nghẽn và tạo thành các cục máu đông. Khói thuốc lá cũng góp phần phá hủy thành mạch máu, hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch, gây hẹp động mạch và dần sẽ dẫn đến tắc mạch.
- Đái tháo đường
Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những yếu tố nguy cơ và quan trọng gây ra bệnh đột quỵ
Đối với những người bị tiểu đường, việc đường huyết tăng khiến cho mạch máu bị tổn thương, quá trình xơ vữa mạch máu diễn ra nhanh hơn từ đó làm tăng tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch gây tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ.
- Thừa cân, béo phì
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Pasquale StrazzulloĐại học Naples Frederico II (Italia): những người bị thừa cân có nguy cơ bị đột quỵ (do thiếu máu cục bộ) cao hơn 22% so với người có trọng lượng bình thường. Trong khi đó, những người béo phì thì nguy cơ này cao hơn tới 64%
- Tiền sử đột quỵ
Nếu một người đã từng bị đột quỵ thì nguy cơ cao người đó sẽ đột quỵ lại nếu không được theo dõi và chăm sóc cẩn thận. Nguy cơ này kéo dài trong khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian. Vài tháng sau lần bị đột quỵ đầu tiên là khoảng thời gian dễ bị đột quỵ cao nhất.
Bệnh đột quỵ gây ra những hậu quả gì? (Biến chứng của đột quỵ)
Đột quỵ thường để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh. Các di chứng do đột quỵ gây ra có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào thời gian người bệnh được cấp cứu và xử trí. 
Các biến chứng của đột quỵ thường bao gồm:
Liệt vận động
Thống kê cho thấy: có đến 90% số bệnh nhân bị di chứng liệt vận động sau tai biến mạch máu não. Các dạng liệt thường gặp như: liệt mặt, liệt chân tay, liệt nửa người. Di chứng này khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày: đi lại, ăn uống. Việc phải nằm một chỗ khiến người bệnh phải đối mặt với các vấn đề khác như: lở loét người, viêm da, viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm đường tiết niệu khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, thậm chí gây tử vong. Nếu không được tập vận động, phục hồi chức năng tốt sau đột quỵ thì mọi sinh hoạt của người bệnh gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân.
liet-nua-nguoi-do-tai-bien-mach-mau-nao
Liệt vận động - di chứng phổ biến của đột quỵ
Rối loạn nhận thức
Có khoảng 60% số bệnh nhân đột quỵ bị rối loạn nhận thức sau tai biến mạch máu não. Sau liệt thì đây là biến chứng khá nặng. Người bệnh thường có các biểu hiện như: trí nhớ kém, hay quên, đầu óc không tỉnh táo, không hiểu lời người khác nói, không nhận ra người thân, không biết thời gian, không gian.
Rối loạn tâm lý
Đa số bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường tự ti, mặc cảm, một số trường hợp bị trầm cảm do họ không tự chăm sóc được bản thân và phải nhờ vào sự giúp đỡ người thân. Họ hay xúc động: dễ khóc, dễ cười, hay cáu gắt. Sự quan tâm chia sẻ của gia đình là điều rất quan trọng giúp người bệnh giải tỏa tâm lý, chia sẻ khó khăn.
bien-chung-cua-dot-quy-tai-bien-mach-mau-nao
Biến chứng của bệnh đột quỵ
Khó khăn trong việc ăn, nói
Sau cơn đột quỵ, bệnh nhân có thể gặp một số khó khăn trong việc ăn, nói do các cơ điều khiển cử động của miệng và cổ họng bị kém đi. Có thể bị méo miệng dẫn đến ăn uống khó, đổ tháo, rối loạn ngôn ngữ: nói khó, hụt hơi, nói ngọng, nói lắp, nói khó nghe do âm điệu bị biến đổi, khó diễn đạt, có trường hợp không nói được.
Không tự chủ được trong khâu vệ sinh
Người bị đột quỵ, hệ thần kinh bị tổn thương nặng nề khiến cho cơ tròn (cơ điều khiển hoạt động tiểu tiện/ đại tiện) bị rối loạn cộng thêm việc rối loạn nhận thức và cảm giác khiến bệnh nhân mất kiểm soát, không tự chủ được vấn đề vệ sinh.
Rối loạn thị giác
Đây cũng là biến chứng hay gặp ở những người bị đột quỵ. Họ có thể bị rối loạn thị giác tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các biểu hiện thường gặp như: mắt nhìn mờ (một bên hoặc hai bên), quầng thâm mắt, đau mắt, mù một bên hoặc cả hai bên.
Bệnh đột quỵ thường xảy ra một cách bất ngờ, không có dấu hiệu báo trướckhiến bệnh nhân tử vong nhanh hoặc để lại những di chứng rất nặng nề cho người bệnh. Khi gặp trường hợp bị đột quỵ, cần cố gắng giữ bệnh nhân không bị té ngã để họ nằm nghiêng 1 bên cho đờm rãi ra hết (nếu bị nôn mửa) giúp họ dễ thở. Không nên cạo gió hoặc cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp. Cách tốt nhất là gọi trung tâm cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất trong thời gian càng sớm càng tốt. Nếu được cấp cứu trong “thời điểm vàng” (3 giờ kể từ khi lên cơn đột quỵ) thì sẽ tăng khả năng cứu sống và hạn chế sự tàn tật cho người bệnh.
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7