top

Danh mục sản phẩm

Ba kích tím rừng Ba Chẽ - Quảng Ninh

Ba kích tím rừng Ba Chẽ - Quảng Ninh
  • MS: 017 Lượt xem Lượt xem: 391
  • Giá 650.000 VNĐ
  • Quy cách Túi 01 Kg
  • Hãng SX Quảng Ninh
  • Xuất xứ Việt Nam
  • Tình trạng Còn hàng
Chi tiết sản phẩm

Ba kích tím rừng Ba Chẽ - Quảng Ninh

BA KÍCH TÍM
Ba kích, tên khoa học là Morinda officinalis thuộc họ Cà Phê (Rubiaceae) là một vị thuốc tăng cường sức khỏe tình dục, sinh lý nam giới.
cây ba kích tím
Cây Ba kích tím
Ba kích có tên gọi khác là dây ruột gà, ba kích thiên. Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân màu tím, có lông, cành non, có cạnh, phía sau nhẵn. Lá ba kích mọc đối hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn, cứng dài từ 6 – 14 cm, rộng từ 2.5 – 6 cm, khi còn non thì lá có màu xanh lục, lúc già chuyển sang màu trắng mốc. Hoa nhỏ, có màu trắng lúc còn non sau hơi vàng. Quả hình cầu có màu đỏ lúc chín.
Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp miền núi và trung du các tỉnh phía bắc như: Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ. Ngoài ra, Ba kích được trồng làm thuốc ở nhiều nơi.
Theo y học cổ truyền: Ba kích có tính ôn, vị cay ngọt vào các kinh: can, thận có tác dụng bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp, cường tráng gân cốt.
Trong Đông y, rượu Ba kích được coi thần dược phòng the giúp hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến đời sống chăn gối của các cặp vợ chồng như: xuất tinh sớm, liệt dương, di mộng tinh, kéo thời thời gian quan hệ tình dục (cố tinh), giúp dương vật cương cứng lâu hơn, tăng cường nội tiết tố nam Testosteron.
Ba kích cũng rất tốt cho phụ nữ: chữa đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn có con hoặc đau lưng, mỏi gối, đau xương khớp.
ba kích tím quảng ninh
Củ ba kích tím lúc còn tươi

 
BA KÍCH CÓ CHỨA CHẤT GÌ
Thành phần hóa học trong rễ cây Ba kích tím có chứa các chất như: Anthraglucozit, iridoid glucozit, các sterol, vitamin C, đường, tinh bột, acid hữu cơ. Các chất vô cơ như: Natri, Kali, Magie, Sắt, Kẽm , Đồng.
Anthraglucozit có tính chất khác nhau thùy theo ở dạng oxy hóa hay dạng khử. Ở dạng khử, Anthraglucozit có tác dụng sinh lý mạnh hơn dạng oxy hóa. Vì thế nên Ba kích có tác dụng kích thích tình dục rất mạnh mẽ.
Hoạt chất Anthraquinon trong Ba kích là sản phẩm của sự thủy phân Anthraglucozit, có tác dụng bổ thận, cường gân cốt, thanh nhiệt, giải độc, hạ hỏa dùng để bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Anthraquinon còn có tác dụng giảm đau, chống viêm da, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn và độc tố.
 
BA KÍCH TÍM CÓ TÁC DỤNG GÌ
1. Tăng cường sinh lý nam giới, chữa các bệnh như: yếu sinh lý, mau xuất tinh, liệt dương, làm cho dương vật cương cứng lâu hơn, kéo dài thời gian quan hệ.
Từ lâu, ba kích đã được coi như một loại Viagra tự nhiên có tác dụng kích thích mạnh mẽ “bản lĩnh phái mạnh”. Trong y học cổ truyền, nó được sử dụng để điều trị chứng suy giảm khả năng tình dục ở nam giới. Tác dụng của Ba kích được ghi trong rất nhiều sách y văn cổ như: Bản thảo kinh sơ, Bản thảo hối, Đông dược học thiết yếu, Bản thảo tân biên, Thực dụng trung y học, Bản thảo cầu chân.
ba kích giúp tăng cường sinh lý nam giới
Rượu Ba kích chữa các bệnh sinh lý nam giới
Rượu thuốc là một trong những “thần dược” được các danh y thời xưa dày công nghiên cứu để dâng lên vua chúa. Trong đó, rượu Ba kích được coi là một trong những “xuân dược” có tác dụng mạnh mẽ nhất, thần kỳ nhất giúp nam giới “hoạt động” cả đêm không biết mệt mỏi.
Tương truyền: loại rượu này thường được các Ngự y trong cung đình Huế dâng lên vua chúa trong hậu cung. Từ kinh nghiệm sử dụng trong cung, rượu Ba kích trở thành bí quyết “giắt lưng” của đàn ông. Điển hình nhất là đồng bào Cơ Tu ở vùng Tây Giang – Quảng Nam, những người coi trọng loại “thần dược” này nhất. Người ta thường ví rằng: ai đã một lần tới Tây Giang mà không uống rượu Ba kích thì xem như chưa tới nơi này.
Người dân nơi đây không biết rượu Ba kích có từ khi nào. Nhưng từ xa xưa, các thế hệ người Cơ Tu đã có truyền thống vào rừng đào củ Ba kích về ngâm rượu uống. Rượu Ba kích được các quý ông Cơ Tu coi là “bảo bối” để thể hiện “phong độ” tốt nhất với phụ nữ.
ba kích tím có tác dụng gì
Tác dụng của Ba kích tím
2. Tăng sức đề kháng, tăng sự dẻo dai cho cơ thể.
3. Chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao.
4. Điều hòa kinh nguyệt, chữa kinh nguyệt không đều.
5. Chữa đau bụng, bệnh đi tiểu nhiều, tiểu tiện không tự chủ.
6. Dưỡng da, làm đẹp cho phụ nữ.
7. Chống viêm, chống loãng xương.
 
CÁCH DÙNG BA KÍCH TÍM
Có nhiều cách sử dụng Ba kích, nhưng cách phổ biến và nổi tiếng nhất là ngâm rượu. Dùng rượu Ba kích để thay cho thuốc chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối, gân cốt yếu.
Bài thuốc ngâm rượu Ba kích trong dân gian được tiến hành như sau:
Ba kích tím: 60 gram, Câu kỷ tử: 30 gram, Phụ tử: 20 gram, Thục địa: 46 gram, Thục tiêu: 30 gram, Cam cúc hoa: 60 gram.
Cách làm: Tất cả tán thành bột, cho vào bình ngâm với 3 lít rượu (để càng lâu càng tốt). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20 ml, lúc đói.
cách ngâm rượu ba kích
Rượu Ba kích tím

 
CÁC BÀI THUỐC VỚI BA KÍCH TÍM
1. Bài thuốc “Ba kích hoàn – Ngự dược viện”: Chữa liệt dương, xuất tinh sớm
Nguyên liệu: Ba kích: 30 gram, Nhục thung dung: 60 gram, thỏ thy tử: 30 gram, Đỗ trọng: 30 gram, Ngưu tất: 30 gram, Ngũ vị tử: 30 gram, Viễn chí: 30 gram, Tục đoạn: 30 gram, Sơn dược: 30 gram, Phục linh: 30 gram, Ích trí nhân: 30 gram, Sơn thù: 30 gram, Xà sàng tử: 30 gram.
Tất cả đem tán bột, luyện với mật thành hoàn. Mỗi ngày uống 12 – 16 gram lúc đói.
2. Bài thuốc “Ba kích thục địa tửu – Nghiệm phương" giúp Bổ thận, tráng dương, chăm sóc sắc đẹp
Nguyên liệu: Ba kích (bỏ lõi): 60 gram, Thục địa: 46 gram, Câu kỷ tử: 30 gram, Cam cúc hoa: 60 gram, Phụ tử chế: 20 gram, Thục tiêu: 30 gram
Tất cả đem tán thành bột, cho vào bình ngâm với rượu (3 lít). Uống 15 – 20 ml/lần x 2 lần/ngày, lúc đói.
3. Bài thuốc “Ba kích thiên hoàn”: chữa liệt dương, xuất tinh sớm (tảo tinh), đau lưng, phụ nữ vô sinh do thận dương hư
Nguyên liệu: Ba kích: 12 gram, Nhục thung dung: 12 gram, Nhân sâm: 8 gram, Ngũ vị tử: 6 gram, Thục địa: 16 gram, Cốt toái bổ: 12 gram, Long cốt: 12 gram
Tất cả đem tán thành bột mịn, trộn với mật ong thành hoàn 12 gram. Ngày uống 2 – 3 lần.
bài thuốc chữa yếu sinh lý nam giới
Bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm ở nam giới
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BA KÍCH
1. Những người sau đây không được dùng Ba kích
- Người mắc chứng âm hư, hỏa vượng.
- Người bị táo bón, tiểu đỏ.
- Người bị huyết áp thấp (do Ba kích có tác dụng hạ huyết áp)
- Người mắc các bệnh về tim mạch
- Người bị đau mắt, miệng đắng, bứt rứt trong người.
2. Trước khi sử dụng Ba kích phải chế biến cẩn thận: bỏ lõi (lõi ba kích làm giảm mùi vị khi ngâm rượu). Bên cạnh đó, Ba kích còn có tính hàn nên phải phơi khô, sao với rượu để giảm bớt tính hàn mới phát huy được tác dụng vào khí, huyết.
3. Không được dùng quá liều Ba kích. Nếu dùng quá liều có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột. Liều thông thường là 4 – 12 gram/ngày.
4. Nếu sử dụng Ba kích đơn độc thì thường không phát huy tác dụng, mà phải phối hợp với các vị thuốc khác.
 
MỘT SỐ THẮC MẮC KHI SỬ DỤNG BA KÍCH
1. Ba kích loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay, có 2 loại Ba kích là: Ba kích tím Ba kích trắng. Ba kích tím khi ngâm rượu ngon hơn và có nhiều tác dụng tốt hơn Ba kích trắng nên Ba kích tím được sử dụng phổ biến hơn và có giá thành cao hơn Ba kích trắng.
Ba kích được trồng và Ba kích mọc tự nhiên trong rừng. Ba kích rừng là loại tốt nhất: cứng, màu xanh đậm, ghồ ghề, khúc khuỷu nhiều đoạn (do mọc ở núi đá). Ba kích trồng: vỏ thường nhẵn nhụi. Khi ngâm rượu, ba kích rừng thường có mùi thơm, dồi dào sinh lực. Rượu ba kích trồng đôi khi uống vẫn bị đau đầu do trong củ vẫn còn các chất kích thích tăng trưởng.
phân biệt ba kích tím và ba kích trắng
Sự khác nhau giữa Ba kích tím và Ba kích trắng
2. Cách phân biệt Ba kích tím và Ba kích trắng
- Ba kích tím: vỏ có màu vàng sậm, phần thịt màu tím, khi ngâm rượu thì làm cho rượu chuyển từ màu trắng sang màu tím.
- Ba kích trắng: Vỏ màu vàng nhạt, thịt màu trắng trong. Khi ngâm rượu không bị chuyển màu.
3. Tại sao khi ngâm rượu Ba kích phải bỏ lõi
Lõi Ba kích không hề có độc hay gây ngộ độc, vô sinh như đồn thổi. Đông Y cho rằng: Lõi Ba kích tím là lõi gỗ, có vị chát, không có dược tính. Vì thế theo kinh nghiệm dân gian, khi ngâm rượu Ba kích nên bỏ lõi tránh làm ảnh hưởng đến mùi vị thơm ngon của rượu. Nếu lỡ không bỏ lõi mà ngâm rượu thì rượu vẫn dùng được, chỉ bị giảm hương vị.
4. Cách ngâm rượu Ba kích
Để có rượu Ba kích ngon nên chọn Ba kích tươi, củ già (nhận biết bằng cách bẻ đôi củ. Củ già thường sậm màu, dai, khó bẻ củ, khó bóc lõi già).
Sau khi rửa sạch củ Ba kích thì tiến hành bóc lõi (lưu ý: nên bóc bằng tay để tránh làm dập phần thịt và tránh củ bị ra nước), để ráo nước, cho vào bình, đổ rượu nếp hoặc rượu ngô (rượu nấu thủ công từ 35° - 40°). Ngâm theo tỉ lệ 1 : 3 (1 kg Ba kích với 3 lít rượu), chọn bình ngâm rượu bằng thủy tinh hoặc chum vại có nắp đậy. Sử dụng tốt nhất sau 100 ngày kể từ lúc ngâm.
5. Uống rượu Ba kích bao lâu thì có hiệu quả?
Cũng giống như các loại thảo dược khác. Để phát huy hiệu quả tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho cơ thể và bản lĩnh phái mạnh cần sử dụng rượu Ba kích liên tục từ 3 – 6 tháng không ngắt quãng, bỏ dở. Trong thời gian dùng Ba kích nên kết hợp với chế độ tập luyện thể thao và dinh dưỡng đầy đủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
6. Ba kích tím mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Ba kích tím hiện có bán tại Nhà thuốc Tâm Đức – số 4 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội. Giá 650.000đ/kg loại tốt nhất: Ba kích rừng, đã bỏ lõi, phơi sấy khô được sơ chế để loại bỏ hết độc tính, cho hiệu quả tốt nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0982.815.490 hoặc số điện thoại: 024.6650.5046.
 
 
Hotline Hotline Zalo Zalo
Call
Tư vấn 24/7